Nguyên Bộ trưởng GD: “Cần kỷ luật thầy giáo đánh HS ở Thái Nguyên”

04/08/2012 05:50
Bích Thảo
(GDVN) - “Tôi rất bất ngờ với trường hợp vừa xảy ra ở Thái Nguyên. Tất nhiên nên xem xét hình thức kỷ luật cụ thể, và cũng cần lên án chung đối với cách giáo dục bằng roi vọt cả trong nhà trường và cả trong gia đình” –  Nguyên Bộ trưởng Trần Hồng Quân nói.
Việc dùng roi mây để đánh học sinh tại Thái Nguyên đã và đang bị xã hội lên án kịch liệt, hầu hết mọi người đều cho rằng đây là cách "tra tấn" học sinh rất dã man, phi giáo dục. Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với GS Trần Hồng Quân - Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục xung quanh câu chuyện này.
Gs Trần Hồng Quân - Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH CĐ NCL Việt Nam
Gs Trần Hồng Quân - Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH CĐ NCL Việt Nam

Đánh học trò là sự bất lực của nền giáo dục 
- Thưa ông, ông có thể chia sẻ quan điểm của mình về việc dùng roi vọt để giáo dục trẻ và nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành nhân cách của trẻ? GS. Trần Hồng Quân: Tôi nghĩ rằng việc dùng roi vọt là không đúng rồi vì nó sẽ gây ức chế rất nhiều đến tâm lí của các em.
Khi người lớn không coi trọng nhân cách của trẻ từ bé thì trẻ cũng sẽ không biết trân trọng nhân cách của chính mình. Trẻ sẽ thiếu tự tin trong cuộc sống, không tự chủ được và ít chịu trách nhiệm trước hành vi của mình, dễ dẫn đến những hành động sai trái, vi phạm pháp luật. Nhiều nước không chủ trương cho điểm học trò. Trong bài không đánh dấu những chỗ sai mà đánh dấu những chỗ đúng để khuyến khích các em, tạo cho các em luôn thấy phấn khích, thích thú với công việc học tập. Lấy trừng phạt làm chính là sai lầm, là sự bất lực của của giáo dục. Còn dùng roi vọt là không thể chấp nhận được. - Thưa ông, những người thầy dùng roi vọt đánh học sinh thì cần phải có hình thức kỷ luật như thế nào?
GS. Trần Hồng Quân: Lâu nay một số hiện tượng thầy giáo đánh học sinh thì cũng đã được Bộ can thiệp và có kỷ luật. Tôi rất bất ngờ với trường hợp vừa xảy ra ở Thái Nguyên. Tất nhiên nên xem xét hình thức kỷ luật cụ thể, và cũng cần lên án chung đối với cách giáo dục bằng roi vọt cả trong nhà trường và cả trong gia đình. Trong tư duy ngành giáo dục cũng đã xác định và ngã ngũ rằng, dứt khoát ngành giáo dục phải biết coi trọng nhân cách của các em, giáo dục cho trẻ tự phấn đấu để đạt được thành tích trong quá trình học mới là phương pháp tốt nhất.Lương bổng thấp người thầy sinh "hư"?
- Theo ông làm thế nào để có thể hạn chế hiện tượng đánh học sinh trong trường học? GS Trần Hồng Quân: Có rất nhiều thứ cần phải thay đổi. Nhất là quan điểm về mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy học, thầy giáo, cô giáo cũng cần phải thay đổi.
Phương pháp dạy học bằng "roi mây" của Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn - TP Thái Nguyên tiếp tục khiến dư luận bức xúc và phẫn nộ (Ảnh cắt từ clip)
Phương pháp dạy học bằng "roi mây"  của Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn - TP Thái Nguyên tiếp tục khiến dư luận bức xúc và phẫn nộ (Ảnh cắt từ clip)
- Thưa ông việc quản lí học thêm, dạy thêm hình như chưa đạt được hiệu quả thực sự, còn rất nhiều trung tâm mọc lên mà không kiểm soát được chất lượng dạy học. Theo ông đâu là nguyên nhân chính của việc dạy và học thêm tràn lan như hiện nay?
GS. Trần Hồng Quân: Cái này cũng là điều mà Bộ đã băn khoăn và lay hoay mãi. Tôi nghĩ rằng việc dạy thêm để phụ đạo cho các em, không mang tính chất kinh tế thì nên cho phép. Nhưng việc dạy thêm hiện nay đang có nhiều biến dạng rất không hay. Nếu mở lớp dạy thêm vì đồng tiền thì không nên và cần phải nghiêm cấm. Nguyên nhân chính của hiện tượng dạy học thêm tràn lan như hiện nay một phần rất lớn là do lương bổng cho giáo viên thấp. Đời sống kinh tế của người thầy đang rất khó khăn. Việc dạy thêm để tăng thu nhập là một cách tự cứu đáng buồn tủi của người làm thầy. Mặt khác chế độ thi cử đang rất căng thẳng, nên việc học thêm ngày càng trở thành yêu cầu bức xúc của nhiều học sinh. - Vậy theo ông hướng giải quyết của vấn nạn này sẽ xuất phát từ đâu?
GS. Trần Hồng Quân: Trước tiên, muốn giải quyết thì cần phải thay đổi toàn bộ hệ thống giáo dục. Việc dạy học, việc kiểm tra, thi cử, lương bổng đủ cho các thầy cô giáo cần phải chấn chỉnh. Một khâu cần phải giải quyết nhanh chóng, cấp bách nhất hiện nay là giảm áp lực thi cử đầu vào cho học trò. Chúng ta cần phải nghiên cứu làm thế nào để thực hiện nghiêm túc đầu ra và không đánh giá học trò ở một kì thi mà cần đánh giá cả một quy trình. Có như vậy mới hạn chế được phần nào những mặt tiêu cực trong nền giáo dục hiện nay. Cám ơn ông đã dành thời gian chia sẻ với báo!

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Vụ thầy giáo "tra tấn" học sinh: UBND tỉnh Thái Nguyên vào cuộc

Trượt đại học, nhiều bạn trẻ thiếu bản lĩnh đã tìm... cái chết

Clip: Thắt lòng, trẻ em châu Phi lê lết dưới đường nhặt thức ăn

"Tiểu thuyết toán hiệp" của GS Ngô Bảo Châu gây sốt

Sinh viên "tố" ĐH Kỹ thuật Công nghệ nâng tín chỉ để thu thêm học phí

Sốc: Hai nữ sinh Sư phạm "đè đầu cưỡi cổ" cụ Rùa

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng


Bích Thảo