Những cuộc “ngã giá” giữa Công ty tư vấn du học và gia đình học viên

18/04/2017 07:09
Tấn Tài
(GDVN) - Ngoài việc khuất tất trong hóa đơn, chứng từ thu chi thì theo tìm hiểu của gia đình học viên, mức chí phí họ phải đóng cao hơn thực tế hàng ngàn USD.

Sau khi sự việc có chiều hướng “đổ vỡ”, phía Công ty tư vấn du học thông báo sẽ hoàn trả lại số tiền đã thu nhưng liên tục thay đổi từ 10.000 USD xuống còn 4.500 USD nhưng cũng không đưa ra căn cứ cụ thể.

Xem bài trước tại đây

Nghi vấn mức thu phí cao ngất ngưởng

Sau nhiều lần đến ILA Đà Nẵng “đòi” hóa đơn, chứng từ thu chi các khoản chi phí hàng chục ngàn USD, gia đình bà T. mới nhận được một “hóa đơn” do phía CCI Greenheart tự phát hành.

Công ty tư vấn du học ILA nhiều lần thương lượng với gia đình học viên để hoàn trả số tiền đã thu nhưng không cung cấp hóa đơn, chứng từ rõ ràng. Ảnh: TT
Công ty tư vấn du học ILA nhiều lần thương lượng với gia đình học viên để hoàn trả số tiền đã thu nhưng không cung cấp hóa đơn, chứng từ rõ ràng. Ảnh: TT

“Nội dung biên lai này chỉ nêu một sự việc không rõ ràng là: yêu cầu ILA phải toán tiền. Ngoài ra, ra không có bất kỳ hóa đơn tài chính, chứng từ hợp pháp nào thể hiện cụ thể về số tiền học, tiền ăn ở hoặc bảo hiểm…” bà T. phản ánh.

Những cuộc “ngã giá” giữa Công ty tư vấn du học và gia đình học viên ảnh 2

Lừa du học: Lắm trò nhiều chiêu

Làm sao để không sa vào “mê hồn trận” của những trung tâm môi giới, tư vấn du học đang “mọc” lên ngày càng 

Theo tìm hiểu, chi phí học tập, ăn ở, đi lại và bảo hiểm của em HNM. (học viên đi du học) năm học 2015-2016 mà phía ILA Đà Nẵng chỉ định nộp là gần 34.000 USD/năm.

Trong khi đó, qua xác minh của gia đình bà T. tại trường học thì học phí dành cho I20 (loại hình visa mà em M. theo học) chỉ có 13.500 USD/năm.

Chính khoản chênh lệnh quá lớn này, kèm theo việc ILA Đà Nẵng và CCI Greenheart không xuất trình các loại hóa đơn, chứng từ khiến gia đình học viên càng thêm nghi ngờ, bức xúc.

“Sau khi hoàn thành ba đợt chuyển tiền cho ba học kỳ, ngày 29/11/2016, tôi nhận được tối hậu thư từ phía ILA Việt Nam (đại diện cho CCI) yêu cầu phải chuyển tiền cho học kỳ 2 (năm học 2016-2017).

Họ đe dọa rằng, Trường Bishop (nơi em M. đang theo học) yêu cầu tôi thanh toán trước ngày 2/12/2016. Nếu không sẽ tiến hành hủy I20 của con tôi, và con tôi sẽ phải về nước ngay lập tức” bà T. cho biết.

Trước sự áp lực này, mặc dù không được giải trình rõ ràng về các vấn đề yêu cầu nhưng gia đình bà T. vẫn phải tiến hành chuyển tiền 15.500 USD cho phía CCI để đảm bảo việc học của con trai không bị gián đoạn.

Cuộc ngã giá…

Theo phản ánh của bà T., do bức xúc trước việc làm của ILA Đà Nẵng và quá trình ăn ở sinh hoạt của cháu M. (ở Mỹ) không được đảm bảo nên gia đình yêu cầu phải chuyển sang nhà bản xứ khác.

Những cuộc “ngã giá” giữa Công ty tư vấn du học và gia đình học viên ảnh 3

Kinh nghiệm "lọc" thông tin du học

Giữa một rừng thông tin du học, học sinh, sinh viên, phụ huynh cần trang bị một số kinh nghiệm để tìm đúng thông tin du học đang cần.

Phía ILA Đà Nẵng và CCI Greenheart không đáp ứng yêu cầu này nên bà T. đã nhờ người tìm cách chuyển cháu M. sang một nhà khác tốt hơn.

“Tháng 12/2016, sau khi chuyển con trai ra ngoài ở thì gia đình tôi yêu cầu phía ILA Đà Nẵng phải hoàn trả lại số tiền ăn ở và bảo hiểm đã đóng cho học kỳ 2.

Bà Vi – đại diện ILA Đà Nẵng đưa ra số tiền hoàn trả là 4.500 USD nhưng tôi không đồng ý nên bà này tăng lên 4.800 USD. Trong đó, tiền ăn ở 800 USD/tháng x 6 tháng” bà T. kể lại.

Khi bà T. không đồng ý với mức hoàn trả này thì ILA Đà Nẵng tiếp tục tăng lên 5.300 USD.

Bà T. nói thêm, gần hai tháng sau, bà Thạch Thị Thùy Nhi – Giám đốc ILA tại miền Trung đến đàm phán với gia đình bà và đưa ra mức hoàn trả là 7.500 USD.

“10 ngày sau, bà Nhi dẫn theo một luật sư của ILA tiếp tục đề nghị tăng mức giá lên 10.000 USD. Chúng tôi có thắc mắc về mức hoàn trả cứ tăng dần của ILA nhưng không được giải thích rõ ràng. Do đó, phía gia đình vẫn không chấp nhận” bà T. cho hay.

Ngày 3/3/2017, gia đình bà T. nhận được thông báo của ILA Việt Nam về việc xin được hoàn trả lại số tiền 4.500 USD cho các khoản phí: nhà bản xứ, bảo hiểm và cho đại diện vùng.

Nghi vấn phía Công ty tư vấn du học có nhiều khuất tất nên gia đình bà T. đã làm đơn tố cáo gửi Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) và các cơ quan chức năng liên quan.

Hé lộ đường dây lừa đảo du học quốc tế từ một lá đơn tố cáo

Hé lộ đường dây lừa đảo du học quốc tế từ một lá đơn tố cáo

Để tìm hiểu thông tin, chúng tôi tìm đến văn phòng của ILA Đà Nẵng trên đường Nguyễn Văn Linh để tìm hiểu thông tin. Tại đây, có khá nhiều nhân viên đang làm việc. Họ là những chuyên viên tư vấn du học.

Khi phóng viên muốn làm việc trực tiếp với Giám đốc trung tâm thì một nhân viên ở đây cho biết, giám đốc đang bận và phải đặt lịch hẹn trước. Nhân viên này cũng yêu cầu chúng tôi để lại số điện thoại liên lạc, địa chỉ cơ quan để liên lạc lại. Nội dung muốn làm việc là “làm rõ những thông tin tố cáo liên quan đến hoạt động của ILA Đà Nẵng”.

Nhưng suốt một thời gian dài, chúng tôi vẫn không nhận được hồi âm từ phía Trung tâm. Chúng tôi tiếp tục tìm hiểu và gọi điện cho bà Vi qua số điện thoại.

Bà này cho biết, phía công ty đang làm việc, giải quyết với gia đình bà T. ILA Đà Nẵng chỉ là trung tâm nên mọi chuyện phải liên lạc với ILA Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh mới có đủ thẩm quyền.

Mặc dù phải chi trả hàng ngàn USD để con trai được đi du học nhưng khi sang đó, học viên gần như phải “tự bơi”. Công ty tư vấn du học sau khi nhận tiền thì cũng phủi tay.

Tấn Tài