PGS. Văn Như Cương "sốc" vì học sinh bị "tra tấn" bằng roi mây

25/07/2012 06:02
Thu Hòe (Thực hiện)
(GDVN) - "Cái phản ứng đầu tiên của tôi đó là “sốc”. Giáo viên gì mà đánh học sinh một cách tàn nhẫn, dã man như thế! Thầy giáo gì mà dùng roi mây đánh học trò?".
Sau khi Báo Giáo dục Việt Nam đăng tải những bài viết và clip về việc thầy giáo của trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 ở TP. Thái Nguyên “tra tấn” học sinh, PGS. Văn Như Cương – Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) đã có những bày tỏ quan điểm xung quanh sự việc này. - Thưa PGS. Văn Như Cương, ông có quan điểm như thế nào về sự việc giáo viên trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 ở TP. Thái Nguyên “tra tấn” học sinh gây xôn xao dư luận xã hội những ngày qua?
PGS. Văn Như Cương
PGS. Văn Như Cương
PGS. Văn Như Cương: Cái phản ứng đầu tiên của tôi đó là “sốc”. Giáo viên gì mà đánh học sinh một cách tàn nhẫn, dã man như thế! Thầy giáo gì mà dùng roi mây đánh học trò? Sự việc đáng buồn này lại xảy ra tại một trung tâm gia sư. Đây là điều khiến tôi lấy làm lạ và hết sức ngạc nhiên! Qua tìm hiểu, tôi được biết, trung tâm gia sư này nhận học sinh của rất nhiều trường học trên địa bàn về dạy và đã tồn tại hàng 5 năm nay, khá có uy tín. Một điều gây "sốc" nữa là có phụ huynh lại tán thành với phương pháp dạy học bằng bạo lực của trung tâm, thậm chí có học sinh bị đánh cũng cảm thấy bình thường. Đó là một hiện tượng rất lạ, khiến chúng ta phải xem xét và tìm hiểu kỹ nguyên nhân.
Tuy nhiên, quan điểm của tôi trước sau vẫn như một. Đánh người, đánh trẻ con là sai trái, là điều không thể chấp nhận được. Ngay cả như bố mẹ đẻ con ra đánh con cũng sai, vi phạm pháp luật, vi phạm quyền trẻ em. Dù có yêu thương mà đánh cũng không được bởi lẽ ngoài sự đau đớn về thân thể nó còn là sự xỉ nhục với trẻ con, ảnh hưởng đến suy nghĩ và sự phát triển nhân cách của trẻ. Một học sinh mà bị đánh trước lớp, nó cảm thấy xấu hổ trước bạn bè lắm chứ. - Nhưng có một số người lại lí giải rằng hành vi đánh học sinh ở trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 tại Thái Nguyên là “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”?PGS. Văn Như Cương: Câu nói của cha ông ta rất đúng nếu nói trong hoàn cảnh gia đình, nhưng áp dụng như thế nào thì cũng phải tùy thời thế. Thời của chúng tôi, bố mẹ có thể nóng giận vung tay đánh, mắng, đuổi con cái. Thế nhưng, thời nay, bố mẹ chưa cần dùng đến đòn roi mà mới chỉ nóng giận mắng đuổi con là chúng đã sẵn sàng bỏ nhà đi. “Cái tôi” của trẻ con hiện đại lớn hơn hồi cha ông chúng rất nhiều. Chúng muốn khẳng định bản thân mình bằng mọi cách. Cái dân chủ, bình đẳng trong xã hội hiện đại cũng đã phát triển rộng lớn hơn ngày xưa. Trong một thế giới phẳng như hiện nay, trẻ con có những quyền lợi của nó. Ở mỗi một lứa tuổi khác nhau, chúng lại có những quyền lợi và những chủ nghĩa của riêng mình. Câu nói “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” của tổ tiên đến bây giờ vẫn đúng. Đơn cử như trường hợp một ông bố bà mẹ sinh ra đời một đứa con, nhưng nó lại chẳng trân trọng, yêu thương gì những người ruột thịt sinh thành ra nó, mà lại đi hôn cái ghế của một ca sỹ Hàn Quốc nào đó đã ngồi... Trong trường hợp này, tôi tán thành cách dùng roi vọt để dạy dỗ lại những đứa trẻ như thế.- Theo ông, cách giáo dục bằng bạo lực sẽ để lại những hậu quả như thế nào với con trẻ?PGS. Văn Như Cương: Không cần nói thì ai cũng có thể hình dung ra được những hậu quả khôn lường của cách giáo dục bằng bạo lực. Tôi chỉ muốn thông qua sự việc này để chúng ta hướng đến tìm hiểu một mô hình giáo dục mới. Đó là mô hình “trung tâm gia sư” để bố mẹ gửi con học kém, nghịch vào học. Tuy nhiên, phải có biện pháp giáo dục một cách tốt hơn, nhân tính hơn. - Qua chuyện dùng roi mây "tra tấn" học trò, ông đánh giá như thế nào về tư cách người thầy của những giáo viên tại trung tâm dạy thêm này? PGS. Văn Như Cương: Rõ ràng với hành vi như thế thì ai cũng sẽ lên án và chỉ trích. Tôi lên án, dư luận lên án nhưng phải đặt câu hỏi ngược trở lại. Tại sao chính những phụ huynh có con em học ở trung tâm gia sư đó bị đánh lại đồng tình hoặc không phản ứng mạnh mẽ với cách giáo dục đó? Tại sao trung tâm ấy vẫn tồn tại 5 năm nay? Tại sao những học sinh bị đánh lại thấy bình thường?... Đấy là vấn đề mà ta cần đặt ra. Tôi lấy làm lạ! - Thưa PGS. Văn Như Cương, hồi đi học đã bao giờ ông bị thầy cô phạt đòn roi hay chưa? PGS. Văn Như Cương: Hồi tôi đi học bị ăn roi nhiều chứ, thậm chí đôi khi còn bị vạ lây. Mặc dù tôi là con của một giáo viên, các thầy dạy đều là bạn của bố tôi, nhưng đôi khi vẫn không tránh được những lời trách mắng và những hình phạt…>>BẤM ĐÂY XEM CLIP "NỮ SINH" TƯỜNG TRÌNH VIỆC BỊ GIÁO VIÊN "TRA TẤN" TRONG LỚP HỌC
Mỗi lần đánh, ông thầy này lại "kiểm tra" xem học sinh có dung vật gì để giảm đau không - Ảnh từ clip.
Mỗi lần đánh, ông thầy này lại "kiểm tra" xem học sinh có dung vật gì để giảm đau không - Ảnh từ clip. 

- Xin hỏi PGS. Văn Như Cương, trong giáo dục con cái, đã bao giờ ông mất kiên nhẫn và phải dùng đòn roi?
PGS. Văn Như Cương: Khuyên bảo, phân tích, mắng mỏ thì nhiều, nhưng chưa bao giờ tôi vung tay đánh con. Trước những sai phạm của con, vợ chồng tôi thường ngồi lại phân tích, lí giải để con nhận ra được cái sai của mình và sửa sai. Tuy nhiên, đã sai thì phải chịu phạt. Đó là nguyên tắc của gia đình. Với mỗi lỗi lầm của con cái, tôi thường áp dụng những hình phạt tương ứng như: cấm ra khỏi nhà vài hôm, cấm đi chơi mấy ngày, phạt lao động… Tôi phải nói thế này, có những lời nói còn đau hơn đòn roi. Bố mẹ nói, phân tích để con hiểu ra sự việc mới là điều quan trọng và có ý nghĩa. Tôi vẫn nói với giáo viên của mình rằng, không bao giờ được đánh học trò. Giáo dục học trò bằng lời, bằng lí lẽ, bằng tình yêu chứ không bằng bạo lực. Giáo dục con cái cũng như giáo dục học trò, không có một quy chuẩn nào cả. Phải tùy vào từng trường hợp mà có những cách giải quyết cụ thể. Phải sâu sát thực tế với từng trường hợp một. Không thể đưa ra bất cứ một phương pháp chung chung nào.- Trân trọng cảm ơn ông! >>BẤM ĐÂY XEM CLIP "NỮ SINH" TƯỜNG TRÌNH VIỆC BỊ GIÁO VIÊN "TRA TẤN" TRONG LỚP HỌC

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Tải về ngay đáp án thi Đại học chính thức khối A, A1 2012

Điểm chuẩn HV Âm nhạc Huế cao nhất 41

Thủ khoa ĐH Quảng Nam đạt 26 điểm

Thủ khoa ĐH Dân lập Hải Phòng 2012 đạt 26 điểm

Rùng rợn clip thầy dùng hết sức "tra tấn" nhiều học sinh ở Thái Nguyên

Thủ khoa ĐH Chu Văn An đạt 23 điểm

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Thu Hòe (Thực hiện)