Phân luồng 30% Trung học cơ sở đi học nghề, trở ngại lớn nhất là ...phụ huynh

01/06/2019 06:07
PHƯƠNG VY
(GDVN) - Mục tiêu tăng tỷ lệ học sinh sau Trung học cơ sở đi học nghề đến nay vẫn còn rất hạn chế dù được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Nguyên nhân do đâu?

LTS: Nhiều năm qua, chúng ta vẫn loay hoay với bài toán phân luồng học sinh trung học cơ sở vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng kết quả chưa được như mong muốn. Nguyên nhân từ đâu dẫn tới tình trạng này? Phân luồng liệu có phải chỉ là giải pháp tình thế? Tòa soạn xin giới thiệu đến độc giả góc nhìn của cô giáo Phương Vi về vấn đề này.

Sẽ phân được nếu...

Quyết định số 522 Thủ tướng Chính phủ ngày 14/5/2018 về việc phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”.

Tiết kiệm 7 năm thanh xuân, các bạn trẻ hứng thú với Giáo dục 9 +

Đề án nhằm tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở và Trung học phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế.

Ngành giáo dục có chủ trương phân luồng, theo mục tiêu, mỗi năm phải phân luồng được khoảng 30% học sinh sau tốt nghiệp Trung học cơ sở theo học các trường nghề, 70% còn lại sẽ vào lớp 10 khối Trung học phổ thông.

Tuy nhiên, vấn đề “hậu phân luồng” vẫn còn nhiều trở ngại.  Bởi lẽ theo xu hướng xã hội, “gần đèn thì rạng” - “người ta” cứ thích về những nơi phát triển.

Sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở, các em đều muốn, một là vào được Trung học phổ thông, hai là lên khu vực thành phố hoặc thủ đô học nếu gia đình có điều kiện.

Đa số học sinh tiến tới công lập chứ không ra phân luồng.

Không thể bắt buộc mọi nơi như nhau, nhưng công tác hướng nghiệp trong các trường Trung học cơ sở hiện chưa được quan tâm đúng mức, nhiều trường, nhiều giáo viên bỏ ngỏ công tác này, nhất là giáo dục hướng nghiệp qua môn học và tư vấn hướng nghiệp.

Môn “học nghề” ở phổ thông chỉ nhằm vào mục đích có chứng chỉ để…cộng điểm thi tốt nghiệp là chính.

Việc phân luồng cho học sinh trung học cơ sở vẫn đang được thực hiện với nhiều kỳ vọng. (Ảnh TTXVN)
Việc phân luồng cho học sinh trung học cơ sở vẫn đang được thực hiện với nhiều kỳ vọng. (Ảnh TTXVN)

Bên cạnh yếu tố cơ học đó, còn có nguyên nhân từ tâm lý xã hội, khi phần lớn phụ huynh vẫn còn tư tưởng khá nặng nề về bằng cấp. Phụ huynh không muốn cho trẻ học nghề.

Nhiều phụ huynh chỉ muốn con em tiếp tục học Trung học phổ thông và lên Đại học, cao đẳng chứ không muốn vào học Giáo dục thường xuyên – Giáo dục nghề nghiệp, trung cấp mặc dù học lực của con em không thuộc hạng khá giỏi.

Có một thực tế, rằng học hết Trung học cơ sở hoặc Trung học phổ thông, ở tuổi 15 -17, đa phần các em còn “long bông” chưa định hướng rõ tương lai, doanh nghiệp rất khó nhận.

Kinh nghiệm và khả năng làm việc chưa có nên thực tế khả thi với thị trường lao động hiện nay rất khó.

Được biết đến với việc đã phân luồng sau Trung học cơ sở và tổ chức học các chương trình giáo dục thường xuyên hiệu quả, trả lời phỏng vấn của chúng tôi, ông Trần Nhuận Thanh Liêm - Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Năm 2018, trung tâm đã phân luồng sau Trung học cơ sở 220 em. Các phụ huynh đại đa số tin tưởng và chương trình học”.

Phân luồng 30% Trung học cơ sở đi học nghề, trở ngại lớn nhất là ...phụ huynh ảnh 3Giáo sư Andreas Stoffers: Việt Nam và Đức có cơ hội lớn hợp tác “đào tạo kép” 9+

Những đóng góp đáng ghi nhận công tác phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở của trung tâm đã đạt một số kết quả nhất định cùng với những thay đổi về nhận thức của phụ huynh và học sinh.

Mô hình trung tâm này là mô hình ưu việt, có lợi thế góp phần tích cực trong việc phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở theo quyết định 522 của Thủ tướng.

Điều đó cho thấy, nếu có được hiệu quả rõ rệt sau phân luồng, phụ huynh sẽ tin tưởng, doanh nghiệp sẽ yên tâm, và từ đó người học sẽ thấy được tương lai. Mô hình trung tâm dạy nghề góp phần phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở được coi là một hướng đi, gỡ một nút thắt trong phân luồng hiện nay.

Chất lượng phân luồng thực sự ở đâu?

Định hướng chỉ đạo các cơ sở giáo dục thường xuyên thực hiện dạy nghề của Vụ Giáo dục thường xuyên - Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2010 tới nay là hướng đi đúng, phù hợp với thực tiễn.

Hiện nay mô này tiếp tục được khẳng định khi Thủ tướng chỉnh phủ ban hành QĐ 522 về “Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” ngày 14/5/2018.

Để phân luồng tốt cần đảm bảo được chất lượng đầu ra và việc làm cho người học. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Để phân luồng tốt cần đảm bảo được chất lượng đầu ra và việc làm cho người học. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Bên cạnh đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã ban hành Thông tư số 07/2019/TT-BLĐTBXH ngày 7/3/2019, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh có nhu cầu đăng ký vào học Giáo dục nghề nghiệp.

Học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở có nguyện vọng học trình độ cao đẳng cũng có thể đăng ký dự tuyển.

Tuy nhiên, các đối tượng này, trong quá trình học phải hoàn thiện chương trình văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phó Vụ Trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vũ Thị Tú Anh cho rằng: “Phân luồng thành công không phải ở chỉ tiêu, mà ở chất lượng dịch vụ cung ứng cho công tác phân luồng này. Có như vậy, mới thay đổi được tâm lí xã hội khi nhìn nhận vào lực lượng lao động và chất lượng đầu ra.”

Giải thể trường trung cấp sư phạm, không đào tạo giáo viên ở các trường đa ngành

Hơn nữa, bản chất Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” là đổi từ quản lý hành chính sang quản lý chất lượng. Cụ thể là từ quản lý công văn báo cáo, kiểm tra, sang các tiêu chí, kiểm định chất lượng. Mục đích đề cập để nói đến chất lượng phân luồng như thế nào.

Rõ ràng, rất cần lựa chọn thí điểm phân luồng ở một số cơ sở tiêu biểu, với sự cân nhắc kỹ về thời điểm và lứa tuổi phân luồng.

Quan trọng nhất cho một chính sách hoặc quyết định là phải đảm bảo dịch vụ ấy cung ứng đảm bảo về mặt chất lượng, chứ không phải số lượng chỉ tiêu là bao nhiêu.

Không để phân luồng chỉ là giải pháp tình thế, nên bên cạnh chỉ số đo số lượng bằng chất lượng thì việc thí điểm phân luồng phải thực sự muốn đi vào chất lượng.

PHƯƠNG VY