Phó Thủ tướng gửi lời chúc mừng sớm tới các thầy cô

18/11/2016 08:23
Thùy Linh
(GDVN) - Nhân dịp sắp tới ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Phó Thủ tướng gửi lời chúc mừng và tri ân đến các thầy cô đặc biệt là các thầy cô ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

Sau khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về các vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo vào chiều 16/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã tham gia trả lời chất vấn về nhóm vấn đề này.

Giáo dục nước ta hơn các nước có trình độ kinh tế - xã hội tương đương

Theo Phó Thủ tướng, không có một báo cáo nào có tính định tính chính xác, tuy nhiên nhiều tổ chức quốc tế hàng năm đều đưa ra các nhận xét về các giác độ khác nhau đối với kinh tế - xã hội của từng nước.

Những năm gần đây, chỉ tiêu tính thu nhập đầu người của Việt Nam xếp hạng 130. Còn giáo dục đa phần chúng ta vào hạng từ 60 – 70, tức là so với trình độ kinh tế - xã hội chung, chúng ta hơn các nước có trình độ tương đương. 

Trong đó, đặc biệt lưu ý, giáo dục phổ thông cũng được xếp vào khoảng dưới 50, đặc biệt có những báo cáo khi xét về kiểm định qua các tổ chức quốc tế như PISA hay là OECD thì còn xếp Việt Nam ở khoảng thứ 20. 

Nhưng giáo dục Đại học, Cao đẳng thì kém hơn, ở vào khoảng thứ 60-70, cá biệt có chỉ tiêu 80, ví dụ về các chỉ số nghiên cứu chúng ta tương đối thấp.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam (Ảnh: Xuân Trung)
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam (Ảnh: Xuân Trung)

Có nghĩa, chúng ta còn nhiều điều không hài lòng, nhưng chúng ta cũng phải ghi nhận những cố gắng nỗ lực của ngành Giáo dục, không phải chỉ trong vài năm qua mà trong suốt một quá trình vì giáo dục bao giờ cũng là một quá trình.

Đổi mới cũng phải có quá trình, nhiều đổi mới năm nay có khi phải 10 năm sau mới có kết quả”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. 

Nhân đây, Phó Thủ tướng cũng cho biết: Trong các báo cáo của các tổ chức quốc tế, nhất là gần đây khi làm việc về xây dựng báo cáo Việt Nam năm 2035 thì họ có khuyến nghị Việt Nam 2 vấn đề. 

Một là, giáo dục phổ thông cần đặc biệt lưu ý giáo dục đối với dân tộc thiểu số. 

Hai là, chất lượng giáo dục đại học.

Phó Thủ tướng gửi lời chúc mừng sớm tới các thầy cô  ảnh 2

Bộ trưởng Nhạ nói thi trắc nghiệm là ưu việt nhất hiện nay

(GDVN) - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, thi trắc nghiệm là biện pháp phù hợp nhất trong tình hình hiện nay.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, mặc dù các số liệu đánh giá cho kết quả khác nhau, nhưng ngay tổ chức năng suất Châu Á Thái Bình Dương làm việc với chúng ta có lần nói, nhìn chung ở Việt Nam trình độ càng cao thì kỹ năng so với mặt bằng thế giới càng kém. 

Nếu phân làm 3 tầng những người quản lý cao, tức là trình độ cao nhất thì có tới 80% số nhân lực của Việt Nam khi các công ty đa quốc gia và đăng tuyển đánh giá chưa đạt yêu cầu, phải bồi dưỡng tiếp. 

Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn cao nhưng làm trực tiếp thì tỷ lệ này tùy từng ngành nghề từ 40-60% chưa đạt yêu cầu phải bồi dưỡng đào tạo tiếp. 

Điều đáng ngạc nhiên là những người lao động kỹ thuật đơn giản thì chỉ có khoảng 20% cần phải đào tạo tiếp. 

Do đó, Phó Thủ tướng cho rằng, chúng ta thấy phải đổi mới mũi thứ hai là giáo dục đại học. 

Cũng trong phát biểu của mình, Phó Thủ tướng nhấn mạnh vấn đề kiểm định chất lượng trong quá trình học và kiểm định chất lượng đầu ra chưa tốt. 

Sắp tới chúng ta hướng đến khuyến khích các trường tự kiểm định và có các trung tâm kiểm định đi kiểm định và công khai kết quả. 

Gần gây, nhiều trường đã đi đầu, chủ động phối hợp với trung tâm nước ngoài và trong nước để có các chương trình theo tiêu chuẩn quốc tế cũng như các nước tiên tiến; có trường bắt đầu kiểm định, tham gia vào việc xếp thứ hạng ở các trường đại học trên thế giới
”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Việt Nam có quá nhiều kỳ thi


Về vấn đề thi cử, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, Nghị quyết 29 đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục xác định thi là khâu đột phá, từ đó lan tỏa sang các khâu khác. Coi là khâu đột phá vì đây là khâu làm xã hội dễ bức xúc nhất, có nhiều bất cập.

"Chúng ta có quá nhiều kỳ thi. Nhiều ý kiến cho rằng, thi tốt nghiệp THPT không trung thực vì thế không cần thiết. 

"Khi thi vào  đại học và cao đẳng thì quá căng thẳng và phức tạp. Đây là một nguyên nhân dẫn tới các cháu học sinh học lệch, học tủ và cố gắng học, sau khi thi vào đại học thì có tâm lý buông lơi, đây cũng là một yếu tố để giáo dục đại học Việt Nam không thật tốt
", Phó Thủ tướng nêu.

Phó Thủ tướng gửi lời chúc mừng sớm tới các thầy cô  ảnh 3

Đại biểu Quốc hội lo thế hệ trẻ tự làm nhục lẫn nhau

(GDVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Phúc bày tỏ lo lắng khi nhiều học sinh sa vào thế giới ảo và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống thực mà không ai ngờ được.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có một kỳ thi trung thực, khách quan, để học sinh học toàn diện, và tuyển sinh đại học không quá căng thẳng ở mức không cần thiết. 

"Các nước trên thế giới đều đã làm và có rất nhiều nước làm bằng hình thức thi đánh giá năng lực, như Đại học Quốc gia đã làm mấy năm vừa qua một cách đơn giản.

Có nước làm tự luận, có nước làm trắc nghiệm, nhưng đa số là làm trắc nghiệm”, Phó Thủ tướng cho biết.

Phó Thủ tướng trực tiếp trả lời một số câu hỏi mà đại biểu thắc mắc về vấn đề thi cử:

Tại sao chúng ta không thể tổ chức một kỳ thi trắc nghiệm đơn giản như các nước bởi chúng ta không thể thay đổi đột ngột với học sinh và nó còn phụ thuộc vào quá trình đổi mới trong giảng dạy, học liệu, phương thức và rất nhiều điều kiện...”. 

Phó Thủ tướng cho rằng, năm nào dư luận cũng rất hồi hộp về kỳ thi, nhưng năm 2015 đã tốt hơn, năm 2016 tốt tiếp, và năm 2017 này có những đổi mới rất căn bản về phương thức thi. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục thiết kế để có kỳ thi thành công, đơn giản, bớt áp lực hơn.

Dù đây là việc của Bộ nhưng Chính phủ, Thủ tướng cũng rất quan tâm, đã yêu cầu sau khi công bố phương án thi phải ra ngay đề mẫu để học sinh, giáo viên được biết.

Tôi cũng yêu cầu sẽ phải ra thêm 2 lần đề mẫu nữa để căn cứ vào dư luận chung điều chỉnh cho phù hợp”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu.

Nhân dân rất muốn biết, phương án thi ổn định cuối cùng là thế nào, và qua bao nhiêu lần sửa nữa? Tôi đã có ý kiến, và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã cam kết muộn nhất là trước kỳ thi sang năm sẽ ban hành. 

Tôi nghĩ, các đại biểu cũng có một mức có thể yên lòng, nhân dân nhất là các phụ huynh học sinh thi năm nay có thể an lòng tiếp tục theo dõi hướng dẫn các đề mẫu của Bộ để có một kỳ thi trung thực, khách quan và nhẹ nhàng
”, Phó Thủ tướng nói trước Quốc hội.

Kết thúc bài phát biểu trước Quốc hội, Phó Thủ tướng gửi gắm: “Sắp đến ngày 20/11, tôi xin phép gửi lời chúc mừng và tri ân đến các thầy cô đặc biệt là các thầy cô giáo ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo”. 

Thùy Linh