Thi tuyển hay xét tuyển giáo viên hợp đồng là do Hà Nội, sao cho công bằng

10/05/2019 06:39
Trinh Phúc
(GDVN) - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có thể lựa chọn giữa việc thi tuyển và xét tuyển để thực hiện chế độ chính sách nào đó đối với 2.700 giáo viên hợp đồng.

Ngày 9/5, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đặt câu hỏi về việc hiện Hà Nội có hơn 2.700 giáo viên hợp đồng lâu năm đứng trước nguy cơ thất nghiệp, có nhiều giáo viên đã dạy học 20 năm.

Vậy Bộ Nội vụ có quan điểm như thế nào về bảo vệ quyền lợi cho những giáo viên dạy lâu năm này?

Giáo viên lâu năm có thể được xét tuyển để vào biên chế (ảnh Trinh Phúc).
Giáo viên lâu năm có thể được xét tuyển để vào biên chế (ảnh Trinh Phúc).

Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Tư Long, Phó Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức cho rằng:

“Hiện đã có quy định phân cấp để tuyển dụng đối với viên chức quy định rất rõ thẩm quyền này là thẩm quyền của địa phương.

Chúng tôi qua theo dõi báo chí thì nhận được thông tin khác nhau. Có việc, một số các thầy cô dạy lâu năm có thể không vượt qua kỳ thi".

Thi tuyển hay xét tuyển giáo viên hợp đồng là do Hà Nội, sao cho công bằng ảnh 2Nghịch lý giáo viên hợp đồng: Lương thấp, làm việc nhiều và ít được coi trọng

Theo ông Long, ở đây thẩm quyền hoàn toàn của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, có thể lựa chọn giữa việc thi tuyển và xét tuyển để thực hiện chế độ chính sách nào đó đối với cả đội ngũ này.

Tuy nhiên việc tuyển dụng đầu vào cần phải đảm bảo mặt bằng chung và phải đảm bảo việc nếu không đảm bảo được mặt bằng thì cũng xem xét tính công bằng”.

Lý giải về điều này, ông Long phân tích: “Vì vị trí việc làm có từng đấy con người thôi, nếu tăng cơ hội cho những người này thì giảm cơ hội cho người khác.

Chúng ta phải nghĩ tiếp cận từ nhiều phía và đảm bảo chính đội ngũ giáo viên đó và đảm bảo cơ hội tiếp cận của những người trẻ và những người khác”.

Trinh Phúc