Thủ đoạn “bỏ thầu, bắt tay, đi đêm” để giành suất dạy liên kết ngoại ngữ

21/12/2016 08:55
THỤY MIÊN
(GDVN) - "Có trường hợp lãnh đạo phòng giáo dục cũng mở Trung tâm ngoại ngữ, nhưng đứng tên trung tâm lại là một người khác."

Nhiều Trung tâm ngoại ngữ chia nhau miếng “bánh ngọt”...

Tiếp tục câu chuyện liên kết dạy ngoại ngữ ở các trường Tiểu học, THCS hay thậm chí cả mầm non, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã chỉ ra nghi vấn khoản lợi nhuận khổng lồ của nhà trường, các Trung tâm ngoại ngữ trong quá trình thực hiện liên kết dạy học với các cơ sở giáo dục.

Việc liên kết dạy ngoại ngữ luôn được phủ lên mình áo khoác đẹp là

"Sau khi đã được sự chấp thuận của Sở Giáo dục và Đào tạo (có công văn gửi các huyện về việc học liên kết), khoảng đầu năm học, một số Trung tâm ngoại ngữ tổ chức buổi hội thảo và mời các Hiệu trưởng, lãnh đạo phòng giáo dục các trường đến để nghe Trung tâm ngoại ngữ giới thiệu chương trình dạy học. Cũng bởi từ buổi hội thảo này, không ít vị hiệu trưởng đã cho trường ký kết chương trình dạy học ngoại ngữ vì cho rằng Sở "bật đèn xanh"cho họ làm việc", một nhân viên từng công tác tại Trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn TP. Thanh Hóa cho hay.

bổ trợ kiến thức môn học cho học sinh. Đi kèm với đó là các cam kết về chất lượng, kết quả giáo dục trong quá trình thực hiện liên kết.

Mở rộng tìm hiểu, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, hiện tại có đến hàng chục Trung tâm ngoại ngữ đang hoạt động (Trung tâm anh ngữ quốc tế BiG Ben; Trung tâm ngoại ngữ Ocean Edu Thanh Hóa; Trung tâm ngoại ngữ Apple English...).

Trong khi nhiều phụ huynh còn mập mờ về hình thức, chất lượng của việc liên kết đào tạo, thì giữa các doanh nghiệp/Trung tâm ngoại ngữ xảy ra những "cuộc chiến khốc liệt" để giành giật thị phần.

Nhằm tránh lép vế trước các "ông lớn", không ít trung tâm ngoại ngữ đã dùng tới mưu mẹo, thậm chí phải “đi đêm” để có được xuất liên kết dạy ngoại ngữ tại các cơ sở giáo dục.

Còn chất lượng liên kết dạy học thì khó mà đánh giá một cách chính xác.

Ảnh minh họa của tác giả Phạm Hùng/ Báo Kinh tế và Đô thị.
Ảnh minh họa của tác giả Phạm Hùng/ Báo Kinh tế và Đô thị.

Một Giám đốc Trung tâm ngoại ngữ tại Thanh Hóa đề nghị không nêu tên cho biết, để có được một xuất liên kết dạy ngoại ngữ tại các trường học trên địa bàn thành phố không hề đơn giản.

“Bây giờ các Trung tâm ngoại ngữ mọc lên nhan nhản. Ngoài việc hoàn thiện thủ tục xin phép, các trung tâm này muốn được liên kết dạy ngoại ngữ với các cơ sở giáo dục thì buộc phải phải chủ động tạo mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo các Sở, phòng Giáo dục, nhà trường.  

Thậm chí để có hợp đồng liên kết dạy ngoại ngữ, người

Thủ đoạn “bỏ thầu, bắt tay, đi đêm” để giành suất dạy liên kết ngoại ngữ ảnh 2

Những tiểu xảo của nhà trường và doanh nghiệp liên kết nhằm che mắt phụ huynh

ta còn phải “đi đêm” nhằm đạt được thỏa thuận giữa đôi bên”, vị giám đốc Trung tâm ngoại ngữ này nói.

Theo vị lãnh đạo trung tâm ngoại ngữ, vấn đề khó nhất khi thực hiện triển khai liên kết dạy học với các cơ sở giáo dục là việc đàm phán về tài chính.

"Bây giờ liên kết phải chia phần trăm cho nhà trường. Có trường họ đòi tỉ lệ 60:40 (60% số tiền học phí thu được giữ lại trường, còn lại 40% là của trung tâm), hoặc tỉ lệ là 50:50.

Ví dụ nếu thu được 10 triệu đồng học phí từ học sinh, thì nhà trường sẽ hưởng một nửa, Trung tâm được hưởng một nửa.

Số tiền trung tâm được hưởng còn phải chia để trả lương cho giáo viên. Do vậy, nếu cơ sở liên kết giáo dục đòi tiền phần trăm quá cao thì Trung tâm ngoại ngữ sẽ lãi thấp.

Trên thực tế, nguyên tắc là “bỏ thầu” phần trăm càng cao càng dễ trúng hợp đồng.

Vì vậy, sự cạnh tranh giữa các trung tâm ngoại ngữ trong việc ký hợp đồng liên kết dạy ngoại ngữ trở nên rất quyết liệt.

Có trường hợp, cơ sở giáo dục sẵn sàng “đá” trung tâm ngoại ngữ này để nhận “thầu” của trung tâm khác khi họ  được chia phần trăm nhiều hơn. Nói thật, nhiều cơ sở giáo dục họ tham lắm!

Cho nên đưa được chương trình liên kết dạy ngoại ngữ vào nhà trường đã là một thành công, nhưng việc duy trì nó tồn tại nhiều năm tại các cơ sở giáo dục mới là chuyện khó”, vị giám đốc Trung tâm ngoại ngữ này nói.

Cũng theo vị lãnh đạo Trung tâm ngoại ngữ này, chỉ vì “miếng bánh ngọt” liên kết dạy ngoại ngữ mà các trung tâm ngoại ngữ đua nhau thành lập.

"Có trường hợp lãnh đạo phòng giáo dục cũng mở Trung tâm ngoại ngữ, nhưng đứng tên trung tâm lại là một người khác.

Tranh minh họa của Lý Trực Dũng
Tranh minh họa của Lý Trực Dũng

Người ta vừa có chức có quyền trong ngành giáo dục nên việc thu hút học sinh rất dễ dàng.

Do đó, việc ký hợp đồng liên kết ngoại ngữ phụ thuộc vào mối quan hệ và lợi ích giữa các bên. 

Ngược lại, nhiều anh cũng đua đòi mở trung tâm nhưng chỉ sau một thời gian đi vào hoạt động cũng "sập tiệm" vì khó chiêu sinh hoặc không còn chỗ để chen chân”, vị giám đốc Trung tâm ngoại ngữ này nói.

Nhưng điểm thi ngoại ngữ xếp gần “bét” bảng

Có một sự liên hệ khá thú vị là, tỉnh Thanh Hóa có rất nhiều Trung tâm ngoại ngữ được thành lập, đi kèm với những cam kết về chất lượng trong quá trình liên kết đào tạo, nhưng xếp hạng điểm thi ngoại ngữ của tỉnh nhà thì đứng gần "bét" bảng.

Trước đó, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn vào sáng 8/12, kỳ họp thứ 2, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 – 2021), ông Nguyễn Đức Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra "báo động đỏ" về tình trạng dạy, học, thi môn ngoại ngữ.

"Theo thống kê của hiệu trưởng trường Đại học FPT, kỳ thi Quốc gia vừa qua, xếp hạng ngoại ngữ của tỉnh ta đứng thứ 57/63 tỉnh thành.

Như vậy là chất lượng ngoại ngữ của chúng ta rất kém.

Có một thời gian chúng ta tuyển giáo viên ngoại ngữ vì chúng ta thiếu, nên chất lượng đầu vào giáo viên không cao. Quá trình đào tạo, người ta cũng cập nhật kiến thức chưa tốt...", ông Quyền nhận định.

Trước thực trạng trên, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo ngành giáo dục phải xây dựng đề án nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong thời gian tới.

Từ thực tế trên có thể thấy, tuy không đủ căn cứ để có thể quy kết việc Thanh Hóa đứng gần "bét" bảng xếp hạng điểm thi ngoại ngữ là do việc liên kết đào tạo giữa các Trung tâm ngoại ngữ với các cơ sở giáo dục chưa tốt.

Nhưng thực tế đáng lo ngại là, một khi doanh nghiệp, nhà trường chỉ lo chạy theo lợi nhuận mà bỏ quên quyền lợi của người học thì sẽ khó cải thiện được tình hình dạy và học, thi ngoại ngữ hiện nay.

Đã đến lúc phải xem xét lại chất lượng, hiệu quả của hình thức liên kết dạy ngoại ngữ.

THỤY MIÊN