Tuyển thẳng đại học: Nên hay không?

17/04/2012 11:30
Theo tuanvietnam
"Lấy kết quả thi học sinh giỏi (một môn) thay vì phải thi ba môn vào đại học, liệu có công bằng?".
"Lấy kết quả thi học sinh giỏi (một môn) thay vì phải thi ba môn vào đại học, liệu có công bằng?". Tôi cho rằng vẫn có sự công bằng trong đó. Bởi lẽ nếu là học sinh giỏi quốc gia thì không lý do gì học sinh đó lại không học tốt các ngành cơ bản của các trường ĐH, CĐ. Quyết định quay lại chủ trương tuyển thẳng những thí sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khiến tác giả Đinh Việt Bình viết nên bài "Sáng đúng, chiều sai, mai lại... đúng?" (Tuần Việt Nam, 12/4). Ngược với ý kiến của tác giả Đinh Việt Bình, cá nhân tôi lại ủng hộ quyết định này của Bộ GD và ĐT.Quay lại với chủ trương đúng Thật ra, quyết định tuyển thẳng những thí sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia là một sự tính toán kỹ càng trong nhiều năm thăm dò và "làm thí nghiệm" học đường. Chúng ta hãy đặt một câu hỏi: Tại sao Bộ GD và ĐT lại không ra quyết định này với các học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh mà chỉ là sự đặc cách dành riêng đối với học sinh đoạt giải cấp quốc gia và quốc tế ? Bởi lẽ nếu đặt những kỳ thi nói trên vào bối cảnh xưa thì chúng ta sẽ hiểu ngay vấn đề. Rằng, các cấp ấy cũng tương đương với các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình và đi sứ nước ngoài của nước ta ngày xưa vậy. Thử hỏi các thí sinh ngày nay đoạt giải quốc gia không phải là ngang bằng với những trạng nguyên, thám hoa, bảng nhãn ngày xưa sao? Bởi lẽ các em cũng phải qua nhiều năm đèn sách, rồi cũng phải "thi Hương", "thi Hội" mới được "thi Đình". Ai nói các em không vất vả, không phải là hé lộ những năng khiếu hoặc tài năng tương lai? Nhiều năm nay đã có những ý kiến cho rằng nên bỏ việc thi ĐH, chỉ thi tốt nghiệp cấp THPT và xét tuyển học bạ để chọn lựa thí sinh vào học ĐH, CĐ. Ý kiến này có cái hay của nó là xem việc đánh giá kết quả trúng tuyển vào ĐH, CĐ là một quá trình nỗ lực rèn luyện của học sinh trong ba năm học chứ không phải là khoảng thời gian ngắn ngủi và đầy may rủi qua hai ngày thi của kỳ thi tuyển sinh. Điều này tránh được tình trạng học "tủ", học "lệch" trong học sinh nhưng vẫn đảm bảo được sở trường của các em khi bước vào cánh cửa ĐH, CĐ. Nhưng việc quay lại chủ trương cũ- đặc cách học sinh giỏi đoạt giải quốc gia vào ĐH, CĐ là hoàn toàn đúng. Bởi lẽ, các học sinh giỏi dự kỳ thi quốc gia, đã dồn hết sức lực, tâm trí để có thể vượt vũ môn với ước mơ khẳng định bản thân. Kiến thức hai môn còn lại trong một khối thi ĐH, CĐ của các em rõ ràng sẽ bị sút kém so với những bạn bè khác.
Nhiều năm nay đã có những ý kiến cho rằng nên bỏ việc thi ĐH. Ảnh minh họa
Nhiều năm nay đã có những ý kiến cho rằng nên bỏ việc thi ĐH. Ảnh minh họa
Có rất nhiều trường hợp rủi ro xảy ra nếu không có quyết định tuyển thẳng. Thông thường cứ mỗi kỳ thi học sinh giỏi quốc gia sắp đến là những học sinh có tên trong đội tuyển tỉnh lại lựa chọn các phương án sau: 1."Dừng cuộc chơi" để dồn sức cho các kỳ thi ĐH và CĐ. Đây là một quyết định khôn ngoan của các học sinh, vì các em đã có lợi thế kiến thức một môn. Nhưng chính điều này đã làm mất đi giá trị, và giảm sút chất lượng của những kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2. Các thí sinh vẫn sẽ thi học sinh giỏi cấp quốc gia nhưng có hai viễn cảnh nữa lại xảy ra: Viễn cảnh một, nếu đoạt giải, thí sinh sẽ lấy đó làm lực đẩy để đi du học nước ngoài (nếu gia đình có điều kiện). Hoặc tiếp tục thi ĐH và CĐ trong nước, với hai kết quả- hoặc đỗ hoặc rớt (dù đã được hưởng điểm khuyến khích). Viễn cảnh hai, âu sầu hơn, các em dự thi nhưng không đoạt giải. Như vậy các em sẽ mất "cả chì lẫn chài". May mắn lắm mới đỗ được ĐH vì thời gian không còn nhiều nữa. Đó là một điều hiển nhiên. Bởi việc vào ĐH và CĐ cũng chỉ hơn thua 0.25 điểm. Thử hỏi nếu không đặc cách cho các em thì liệu các em học sinh không có điều kiện du học có thể đủ thời gian ôn thi không? Thậm chí, dù khuyến khích cộng điểm (tối đa là 2 điểm) thì liệu các em có đậu không, khi có những ngành điểm chuẩn cao ngất ngưởng. Và liệu sau này, nếu nhiều em là học sinh giỏi quốc gia nhưng không vào được cánh cổng ĐH, CĐ hằng mơ ước, các em khóa sau có "quay lưng" lại với kỳ thi học sinh giỏi quốc gia không? Không phải cứ học sinh nào đoạt kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, sẽ vào được ĐH. Bộ GD và ĐT đã quy định rằng: Số học sinh đặc cách không được quá 30% ngành học và phải tốt nghiệp THPT loại khá trở lên mới được đặc cách tuyển thẳng ĐH. Thậm chí thí sinh thi ĐH rớt tại trường được đặc cách sẽ bị hủy kết quả đặc cách.

Phải thừa nhận một điều: Mọi cuộc thi đều có khả năng diễn ra tiêu cực. Nhiều năm nay bệnh "thành tích trong thi cử" khiến nhiều kỳ thi tốt nghiệp THCS, THPT của một số địa phương trở thành "trò hề" trên mặt báo. Việc thi học sinh giỏi cũng vậy, có lúc có nơi nhiều lãnh đạo và các giáo viên quá đặt nặng thành tích cho trường, nên đã mời các giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng tận Hà Nội và TP Hồ Chí Minh về dạy.

Như vậy, rõ ràng giấy chứng nhận học sinh giỏi cấp quốc gia không phải là thẻ thông hành vào cánh cửa ĐH hiệu quả nhất. Trong thực tế, khi bước vào ĐH, CĐ các em đã bị "thua thiệt" về hình tượng và sự đãi ngộ rất nhiều so với các thủ khoa và á khoa trong kỳ thi ĐH, CĐ. Nhiều kỳ thi ĐH, CĐ trong mấy năm gần đây đã nổi lên một hiện tượng đáng buồn. Đó là nhiều thí sinh thi các ngành cơ bản (Văn, Sử, Địa, Toán, Lý, Hóa, Ngoại Ngữ) nhưng "điểm cơ bản" lại rất thấp. nhưng nhờ hai môn còn lại "gặp may" hay có điểm ưu tiên nên đậu được ĐH, CĐ. Tác giả Đinh Việt Bình đặt dấu hỏi rằng: "Lấy kết quả thi học sinh giỏi (một môn) thay vì phải thi ba môn vào đại học, liệu có công bằng?". Tôi cho rằng vẫn có sự công bằng trong đó. Bởi lẽ nếu là học sinh giỏi quốc gia thì không lý do gì học sinh đó lại không học tốt các ngành cơ bản của các trường ĐH, CĐ. Thậm chí, có thể nói các học sinh này còn học sâu hơn, có sự nhào nặn về kiến thức hơn các thí sinh trúng tuyển trong kỳ thi ĐH và CĐ. Và cũng có thể nói, các học sinh này có thể học tốt tất cả các ngành phù hợp. Bởi lẽ việc đặc cách cũng có khuôn phép của riêng nó. Đó là học sinh giỏi quốc gia khối xã hội chỉ được đặc cách vào các ngành xã hội (khối C). Còn các học sinh giỏi quốc gia khối tự nhiên, ngoại ngữ, năng khiếu sẽ được bố trí vào những ngành học đặc thù riêng do Bộ GD và ĐT quy định.Hạn chế tiêu cực, làm sao đây?
Như trên, chúng ta đã tường minh phần nào quyết định của Bộ GD và ĐT về việc tuyển thẳng học sinh giỏi. Tuy nhiên, đúng như tác giả Đinh Việt Bình đã nói, nhiều tiêu cực, bất cập trong kỳ thi học sinh giỏi và đặc cách học sinh giỏi quốc gia đã và đang diễn ra. Như việc hội đồng thi lại tổ chức ở địa phương; nhiều giáo viên vừa ôn thi đội tuyển, vừa tham gia ra đề, rồi chấm bài và làm phúc khảo. Và cũng có cả chuyện thí sinh các tỉnh vùng sâu vùng xa và không chuyên nhưng kết quả thi học sinh giỏi lại "rất ngoạn mục". Phải thừa nhận một điều: Mọi cuộc thi đều có khả năng diễn ra tiêu cực. Nhiều năm nay bệnh "thành tích trong thi cử" khiến nhiều kỳ thi tốt nghiệp THCS, THPT của một số địa phương trở thành "trò hề" trên mặt báo. Việc thi học sinh giỏi cũng vậy, có lúc có nơi nhiều lãnh đạo và các giáo viên quá đặt nặng thành tích cho trường, nên đã mời các giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng tận Hà Nội và TP Hồ Chí Minh về dạy.
Việc làm này có lợi cho kiến thức các thí sinh, và cả cho các giáo viên. Vì các em có điều kiện tiếp cận những tri thức và kinh nghiệm mới. Trò học, thầy cũng được học hỏi kinh nghiệm thêm. Nhưng điều đáng nói là nhiều tỉnh mời cùng một GS, hoặc TS nên nhiều khi kiến thức trong khi thi "đá nhau", không phân biệt được sự sáng tạo giữa các thí sinh khi chấm bài. Nhất là đối với các môn thi xã hội. Được biết, việc làm này đã bị Bộ GD và ĐT nghiêm cấm, nhằm tạo ra sự công bằng cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hằng năm. Việc hội đồng thi học sinh giỏi cấp quốc gia được tổ chức ngay tại các tỉnh cũng không phải là bất cập hoàn toàn. Bởi lẽ luôn có đoàn thanh tra của Bộ GD và ĐT về giám sát cuộc thi. Nhưng điều tác giả Đinh Việt Bình "lo" cũng không phải không thể xảy ra. Bởi lẽ "con sâu làm rầu nồi canh" không phải là không bao giờ có mặt trong các kỳ thi (kể cả việc thi tuyển công chức, thi tuyển sau ĐH). Bởi thế mới có chuyện hủy kết quả thi học sinh giỏi hoặc phải phúc khảo lại bài làm của thí sinh khi đoàn thanh tra phát hiện ra sai phạm. Cuối cùng, việc nhiều giáo viên vừa ôn thi đội tuyển, vừa tham gia ra đề, rồi chấm bài và làm phúc khảo trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, nếu nhìn tổng quan thì lại không phải hiện tượng tiêu cực. Bởi lẽ những giáo viên này đã có thâm niên công tác trong những kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hằng năm. Và phải có sự tin tưởng của Bộ GD và ĐT cùng nhân cách nhà giáo mẫu mực, thì những giáo viên này mới được phân công nhiều nhiệm vụ đến như thế. Nhưng tôi chỉ xin nhắc lại một quan điểm: Tất cả điều tiêu cực đều có thể xảy ra nếu như con người "muốn" như vậy.Như một lời kết "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" - câu nói của người xưa vẫn còn nguyên giá trị. Cho nên lãng phí hiền tài cũng chính là lãng phí tương lai và cơ hội phát triển của đất nước sau này. Cùng với kỳ thi ĐH và CĐ, kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hàng năm cũng đóng góp không nhỏ trong việc lựa chọn người tài để đào tạo thành những chủ nhân tương lai của xã hội. Hai kỳ thi tuy khác nhau về thời gian, nội dung và mục đích (như tác giả Đinh Việt Bình đã chỉ ra) nhưng đích đến cuối cùng đều là cánh cửa ĐH, CĐ và kho tàng tri thức nhân loại. Và cũng để sau này, các học sinh ra trường có thể tiến thân, nuôi sống gia đình và từ đó làm lợi cho xã hội. Việc lựa chọn người tài do đó là một công việc không phải dễ dàng. Chính vì thế Bộ GD và ĐT đã tạo cho giới trẻ nhiều cơ hội, nhiều cuộc thi và nhiều ngã rẽ để họ chọn lựa và khẳng định bản thân mình. Như chính cha ông ta thường dạy: "Vàng càng đốt càng sáng, ngọc càng mài càng trong".

Điểm nóng

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Ôn thi Đại học

Tư vấn tuyển sinh

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Theo tuanvietnam