Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cùng học trò trường Thanh Ba nói chuyện thời đại 4.0

21/04/2019 09:08
Tùng Dương
(GDVN) - Các em học sinh của trường đã chia sẻ với Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, nhiều tâm tư, những băn khoăn, lo lắng về hướng đi, chọn nghề trong tương lai của các em.

Ngày 20/4/2019, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Phú Thọ, Trường Trung học phổ thông Thanh Ba (huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ), tổ chức buổi hội thảo: “Khởi nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”.

Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng, nhà khoa học “hỏi gì đáp luôn”, đã mang đến cho thầy và trò Trường Trung học phổ thông Thanh Ba, một buổi ngoại khóa bổ ích và lí thú.

Tham dự buổi hội thảo, có gần 1.400 em học sinh, hơn 80 giáo viên, cán bộ quản lí của trường Thanh Ba, cùng hơn 100 thầy cô giáo, đến từ các trường Trung học cơ sở và trường Tiểu học, trên địa bàn huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ.

Đồng chí Nguyễn Kim Hải - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Ba và đồng chí Hà Trường Sơn- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Ba, cũng tới dự và chung vui cùng với thầy và trò Trường Trung học phổ thông Thanh Ba.

Đồng chí Nguyễn Kim Hải - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Ba (tỉnh Phú Thọ), nói lời cảm ơn đến Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, cũng như Ban biên tập Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam. Ảnh: Tùng Dương.
Đồng chí Nguyễn Kim Hải - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Ba (tỉnh Phú Thọ), nói lời cảm ơn đến Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, cũng như Ban biên tập Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam. Ảnh: Tùng Dương.

Mở đầu buổi hội thảo, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, chia sẻ:

“Thời đại công nghiệp lần thứ 4 mang tới thách thức rất lớn, nhưng cơ hội cũng rất nhiều, đặc biệt là cơ hội cho các em học sinh ngồi đây.

Cuộc cách mạng lần thứ 4 này với những Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn, Robot thế hệ mới, Công nghệ Nano, Công nghệ sinh học vật liệu mới, Công nghệ in 3D…”.

Riêng về công nghệ in 3D, Giáo sư nhấn mạnh: “Đây là một công nghệ hoàn toàn mới và giúp ích rất nhiều cho cuộc sống. Công nghệ in 3D đang ngày càng phát triển, không chỉ giúp cho việc chế tạo khuôn mẫu được chính xác, và dễ dàng hơn, mà còn đang được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp, sản xuất chế tạo, y khoa, kiến trúc, xây dựng…

Đặc biệt, với công nghệ in 3D này, một số nước trên thế giới đã áp dụng, để xây được cho nhiều gia đình, những tòa nhà lớn, nhưng lại chỉ trong một thời gian rất ngắn.

Ngoài ra, những câu chuyện, kinh nghiệm từ chính cuộc đời làm khoa học, những kiến thức được rút ra từ thực tiễn cuộc sống, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã định hướng cho các em học sinh của Trường Trung học phổ thông Thanh Ba, một tâm thế, và cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn, trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 4 (4.0).

Các em học sinh, và tập thể các thầy cô giáo, Trường Trung học phổ thông Thanh Ba, tại buổi hội thảo. Ảnh: Tùng Dương.
Các em học sinh, và tập thể các thầy cô giáo, Trường Trung học phổ thông Thanh Ba, tại buổi hội thảo. Ảnh: Tùng Dương.

Cũng tại buổi hội thảo, bằng những ví dụ cụ thể, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã chuyền tải tới các em học sinh những gương phụ nữ, mặc dù khuyết tật, gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn cố gắng, tự học hỏi để vươn lên, tự trang bị cho mình kiến thức về công nghệ, tự tin hòa nhập vào cuộc sống.

Những phụ nữ đó không những chủ động được cho bản thân, mà còn giúp ích rất nhiều cho cộng đồng, xã hội. Ngoài ra, còn rất nhiều tấm gương, những người nông dân vượt khó, họ đã áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp, để rồi thành công, không những thoát nghèo mà còn trở thành tỷ phú.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cùng học trò trường Thanh Ba nói chuyện thời đại 4.0 ảnh 3Thưa Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, em nên khởi nghiệp theo hướng nào ạ?

Tất cả những tấm gương vượt khó mà Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đưa ra làm ví dụ, đã trở thành niềm cảm hứng cho các em học sinh của Trường Trung học phổ thông Thanh Ba.

Giáo sư cũng lưu ý các em học sinh, phải cố gắng học thật giỏi ngoại ngữ, vì có ngoại ngữ, các em mới tiếp cận được khoa học, kỹ thuật tiên tiến nhất trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Tại hội thảo, các em học sinh của trường đã chia sẻ với Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, nhiều tâm tư, những băn khoăn, lo lắng về hướng đi, chọn nghề trong tương lai, tìm đường đi cho bản thân mình, vì không phải học sinh phổ thông nào cũng vào được Đại học.

Thấu hiểu được tâm tư và thắc mắc của các em học sinh, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng rất đồng cảm và chia sẻ, ông cũng đã đưa ra những gợi ý về cách chọn nghề nghiệp, về cách khởi nghiệp cùng những lời khuyên cho các em.

Tập thể các thầy cô giáo, Trường Trung học phổ thông Thanh Ba (Phú Thọ), chụp ảnh lưu niệm với Giáo sư Nguyễn Lân Dũng. Ảnh: Tùng Dương.
Tập thể các thầy cô giáo, Trường Trung học phổ thông Thanh Ba (Phú Thọ), chụp ảnh lưu niệm với Giáo sư Nguyễn Lân Dũng. Ảnh: Tùng Dương.

Cũng trong buổi nói chuyện, một số thầy cô giáo cũng đã được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, tặng những cuốn sách về dạy cách trồng nấm, sách bí quyết dạy và học môn văn, và sách hướng dẫn để các em học sinh, và các thầy cô rèn luyện thể chất. Đây là những cuốn sách, đồng thời cũng là những công trình nghiên cứu khoa học của Giáo sư.

Cô Trần Thị Xuân Lương- Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Thanh Ba (Tỉnh Phú Thọ), đã thay mặt các thầy cô giáo, và các em học sinh trong toàn trường, bày tỏ xúc động trước tấm lòng của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã dành cho thầy và trò nhà trường.

Cô Trần Thị Xuân Lương, cũng gửi lời cảm ơn đến Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Báo đã tặng cho thầy và trò nhà trường một buổi hội thảo đầy bổ ích và ý nghĩa.

Một số hình ảnh buổi hội thảo tại Trường Trung học phổ thông Thanh Ba (Phú Thọ).

Mặc dù thời tiết khá nóng, nhưng các em học sinh vẫn chăm chú nghe Giáo sư nói chuyện. Ảnh: Tùng Dương.
Mặc dù thời tiết khá nóng, nhưng các em học sinh vẫn chăm chú nghe Giáo sư nói chuyện. Ảnh: Tùng Dương.
Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng tặng sách dạy trồng nấm cho giáo viên Trường Trung học phổ thông Thanh Ba. Ảnh: Tùng Dương.
Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng tặng sách dạy trồng nấm cho giáo viên Trường Trung học phổ thông Thanh Ba. Ảnh: Tùng Dương.
Các em học sinh chuyển đến Giáo sư Nguyễn Lân Dũng rất nhiều câu hỏi về cuộc cách mạng lần thứ 4. Ảnh: Tùng Dương.
Các em học sinh chuyển đến Giáo sư Nguyễn Lân Dũng rất nhiều câu hỏi về cuộc cách mạng lần thứ 4. Ảnh: Tùng Dương.
Hơn 100 thầy cô giáo, đến từ các trường Trung học cơ sở và trường Tiểu học, trên địa bàn huyện Thanh Ba (Tỉnh Phú Thọ), cũng đến tham dự Hội thảo. Ảnh: Tùng Dương.
Hơn 100 thầy cô giáo, đến từ các trường Trung học cơ sở và trường Tiểu học, trên địa bàn huyện Thanh Ba (Tỉnh Phú Thọ), cũng đến tham dự Hội thảo. Ảnh: Tùng Dương.
Các em học sinh của trường đã chia sẻ với Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, nhiều tâm tư, những băn khoăn, lo lắng về hướng đi, chọn nghề trong tương lai của các em.Ảnh: Tùng Dương.
Các em học sinh của trường đã chia sẻ với Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, nhiều tâm tư, những băn khoăn, lo lắng về hướng đi, chọn nghề trong tương lai của các em.Ảnh: Tùng Dương.
Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng tặng sách dạy Văn học cho cô giáo Ngô Thanh Lan. Ảnh: Tùng Dương.
Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng tặng sách dạy Văn học cho cô giáo Ngô Thanh Lan. Ảnh: Tùng Dương.
Các giáo viên tham dự Hội thảo tại Trường Trung học phổ thông Thanh Ba. Ảnh: Tùng Dương.
Các giáo viên tham dự Hội thảo tại Trường Trung học phổ thông Thanh Ba. Ảnh: Tùng Dương.
Đồng chí Nguyễn Kim Hải- Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Ba (tỉnh Phú Thọ), và Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tại buổi Hội thảo. Ảnh: Tùng Dương.
Đồng chí Nguyễn Kim Hải- Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Ba (tỉnh Phú Thọ), và Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tại buổi Hội thảo. Ảnh: Tùng Dương.
Tham dự buổi hội thảo, có gần 1.400 em học sinh Trường Trung học phổ thông Thanh Ba. Ảnh: Tùng Dương.
Tham dự buổi hội thảo, có gần 1.400 em học sinh Trường Trung học phổ thông Thanh Ba. Ảnh: Tùng Dương.
Trường Trung học phổ thông Thanh Ba, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Tùng Dương.
Trường Trung học phổ thông Thanh Ba, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Tùng Dương.
Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng tặng sách dạy môn Lịch sử cho cô giáo Đào Bích Hường. Ảnh: Tùng Dương.
Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng tặng sách dạy môn Lịch sử cho cô giáo Đào Bích Hường. Ảnh: Tùng Dương.
Trong gần 3 giờ đồng hồ, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã giải truyền cảm hứng khởi nghiệp cho các em học sinh. Ảnh: Tùng Dương.
Trong gần 3 giờ đồng hồ, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã giải truyền cảm hứng khởi nghiệp cho các em học sinh. Ảnh: Tùng Dương.
Các em học sinh Trường Trung học phổ thông Thanh Ba rất thích thú khi nghe Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nói chuyện. Ảnh: Tùng Dương.
Các em học sinh Trường Trung học phổ thông Thanh Ba rất thích thú khi nghe Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nói chuyện. Ảnh: Tùng Dương.

Chuỗi hội thảo “Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0” là một hoạt động ngoại khóa đặc biệt mà Báo điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông trong cả nước.

Với diễn giả đặc biệt là giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng, các cuộc hội thảo đã thu hút hàng chục ngàn lượt nghe của các cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên các trường. Trong khuôn khổ các buổi hội thảo, các em học sinh, sinh viên đã được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng hun đúc niềm đam mê khởi nghiệp trong thời đại mới, đầy thách thức nhưng cũng đầy cơ hội.

Hiện tại, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục tổ chức chuỗi hội thảo: “Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”.

Các trường có thể đăng ký qua hotline: 0938.766.888 - 0243.5569666; 0243.5569777. Email: toasoan@giaoduc.net.vn.

Mọi chi phí tổ chức hội thảo đều do Báo điện tử Giáo dục Việt Nam chi trả.

Tùng Dương