LTS: Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tiếp tục gửi đến bạn đọc bài viết số 80 trong loạt bài Đọc giùm bạn.
Bài viết là những ghi chép của Giáo sư về cuốn sách “Những nguyên tắc then chốt dành cho cho các doanh nhân thành đạt” do Tiến sĩ Lê Đắc Sơn chủ biên.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Cuốn “Những nguyên tắc then chốt dành cho cho các doanh nhân thành đạt” do Tiến sĩ Lê Đắc Sơn chủ biên và Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật phát hành năm 2010. Đây là một cuốn sách quý đối với các bạn trẻ muốn trở thành một doanh nhân thành đạt.
Cuốn sách “Những nguyên tắc then chốt dành cho cho các doanh nhân thành đạt” do Tiến sĩ Lê Đắc Sơn chủ biên. |
- Một sự lựa chọn đúng đắn sẽ là sự khởi đầu tốt đẹp cho những thành công nối tiếp phía sau.
- Không ai trong chúng ta có thể sống thiếu công việc và cũng chẳng có ai có thể dành hết thời gian và công sức vào công việc mà bỏ quên cuộc sống riêng tư.
- Giao du với người thành đạt tất nhiên là ta có thể có được kinh nghiệm của sự thành đạt, ý niệm của sự tiên tiến. Vô hình trung ta tăng được cơ hội thành đạt của mình.
- Chỉ có so sánh với người xuất sắc hơn mình bạn mới có thể biết được tiềm lực của bạn lớn như thế nào.
- Bạn hãy tìm và kết bạn với những người nhiệt tình, lạc quan, những người có sự theo đuổi động cơ thành đạt, những người tự tin, những người vui lòng đem trí thức của mình truyền thụ cho người khác. Bản thân họ chính là hiện thân của sự thành đạt.
- Khi ta có dịp học được một điều gì đó, dù là một kỹ năng thông thường ta cũng cần nhanh mắt, nhanh tay nắm bắt bằng được điều đó. Bởi vì đến một ngày nào đó ta sẽ có dịp dùng đến nó.
- Nếu suốt đời chúng ta là bạn của sách, biết tiếp thu một cách mê say mỹ vị của sách, chúng ta có thể trở thành người hữu dụng, một người tự thân có sự phát triển hoàn thiện.
- Bắt đầu một ngày, chúng ta nên có thói quen liệt kê các công việc trong ngày rồi sắp xếp theo thứ tự, công việc nào quan trọng thì xếp trước, ít quan trọng thì xếp sau, từ đó ta sẽ bắt tay vào làm trước việc quan trọng nhất.
- Chân lý thì rất đơn giản, nhưng cũng dễ bị coi nhẹ. Cần có kế hoạch cụ thể, nắm vững trọng điểm, tích cực đột phá, tạo khí thế trong mọi việc, đó là những phương pháp quan trọng, thích hợp với mọi lĩnh vực.
- Khi phải tập trung vào những công việc cần kíp, ta phải sáng suốt để đưa ra quyết định nói Không với những công việc khác.
- Con người hoàn toàn có khả năng điều tiết và cân bằng mọi yếu tố trong cuộc sống, cao hơn nữa là khả năng tạo ra sự hòa hợp, hợp nhất giữa thể xác và tâm hồn của chính mình, để hai yếu tố ấy tạo thành một thực thể thống nhất.
Quan trọng là ở chỗ biết cách sắp xếp các tiểu tiết trong cuộc sống sao cho phù hợp với từng giai đoạn, từng hoàn cảnh, từng nhu cầu của bản thân hay không mà thôi.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (79) - Sức mạnh niềm tin |
- Khi còn trẻ thì việc học tập, tìm kiếm, tích lũy kinh nghiệm cần được đặt lên vị trí ưu tiên số một.
Sau khi tốt nghiệp ra trường và bắt đầu làm việc thì điều quan trọng nhất lúc này lại là sự nghiệp, sau đó mới đến nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng tri thức.
- Người xưa có câu Ba người thợ da địch được một Gia Cát Lượng. Mỗi người có một ưu thế và sở trường riêng. Sử dụng sức lực của người khác đó vừa là một loại kỹ xảo, vừa là một loại trí tuệ.
- Không nên coi thường bất cứ người nào mà bạn gặp. Nếu bạn có đôi mắt thông tuệ, có khả năng nhận biết con người, hiểu rõ con người, tất nhiên bạn có thể phát hiện ra đôi bàn tay nào giúp đỡ bạn được.
- Khi cần đọc sách, ta thận trọng tìm sách hay để đọc, suy nghĩ cho thấm nhuần và thấu suốt các ý hay trong sách, bỏ thô lấy tinh, biết được một thì từ đó suy ra mười. Như vậy là ta biết đem những tri thức chết trong sách biến thành trí tuệ sống của ta.
- Cần kết hợp được một cách hữu cơ giữa đọc vạn quyển sách với đi vạn dặm đường. Vì đó là quy tắc để giúp ta tiến đến thành công.
- Sách là sự ngưng tụ của thời gian, là kết tinh của trí tuệ, là sự lắng đọng những kinh nghiệm của các bậc trí giả đời này tiếp nối đời khác.
- Mỗi người khi trở về với lòng đất mẹ sẽ đều đem theo một bản thành tích ghi lại những gì mình đã đạt được trong lúc còn sống.
Có những người rất thành đạt trong sự nghiệp nhưng lại chưa một lần biết đến hương vị của tình yêu, hay được tận hưởng cái ngọt ngào đầm ấm của một gia đình hạnh phúc.
- Giỏi việc mượn sức của người khác, tiếp thu rộng rãi ý kiến của nhiều người, trao đổi nhièu với người này, người kia về những quan điểm của mình, luôn lắng nghe những suy nghĩ của họ, luôn động não để quan sát, tĩnh tâm để suy ngẫm mọi sự nghiệp xung quanh, ta sẽ thu được không ít những điều bổ ích.
- Một người muốn hoàn thành được việc lớn, nhiệm vụ tối quan trọng là làm thế nào để giành được sức lực từ nhiều người khác, từ đó tập trung lại để làm nên sự nghiệp lớn.
- Nếu bạn có một cơ hội rất tốt để phát triển, có một mục tiêu lớn lao, nhưng bạn không hành động ngay thì thành công không thể từ trên trời rơi xuống cho bạn được.
- Rất nhiều người nói rằng Thành công bắt đầu từ suy nghĩ. Nhưng chỉ có suy nghĩ mà không hành động thì mãi mãi không thể thành công được.
- Chỉ có hành động mới là khởi điểm để bạn làm nên mọi việc, làm cho mọi mộng ước, kế hoạch và mục tiêu của bạn trở thành hiện thực.
- Khi ta có một ý tưởng rồi, tức là phát hiện được một cơ hội làm ăn, ta cần phải hành động ngay với một sự cố gắng vượt bậc. Vì người thành công là người phải đi trước người khác một bước.
- Hành động như là một chiếc thang, còn mộng ước là nấc cao nhất của chiếc thang đó. Những người cho hai tay vào túi quần thì không bao giờ trèo lên được.
- Bạn hy vọng được người khác coi trọng, vậy thì trước hết bạn hãy đối xử với người ta như vậy. Mình không muốn người khác đối xử với mình thế nào thì đừng đối xử với người khác như thế.
- Đôi khi lời phê bình của mọi người chưa hẳn đã chính xác, nhưng nó lại mang thiện ý của người nói. Lúc này, bạn cần bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới thiện chí của đối phương. Hành vi lịch thiệp này chắc chắn sẽ giúp bạn nhận được sự tin tưởng của họ.
- Dục tốc bất đạt. Nóng vội thì sẽ không thành công. Không tích dòng nhỏ không thể thành sông lớn. Chọn mục tiêu và phương hướng còn cần phải có kế hoạch thực hiện một cách tuần tự, không nên nóng vội đốt cháy giai đoạn.
- Người không có mục tiêu, không có ước mơ chắc chắn sẽ chẳng thể nào thành công được, nhưng nếu mục tiêu quá lớn thì hãy phân chia nó thành những mục tiêu nhỏ cụ thể hơn.
Kiên trì với những mục tiêu nhỏ, bạn sẽ thường xuyên có những niềm vui và sức mạnh để theo đuổi đến cùng lý tưởng của mình.
- Nhiều người thành đạt khẳng định rằng làm việc theo một kế hoạch đã vạch ra không chỉ giúp ta có thái độ làm việc nghiêm túc, chăm chỉ, mà còn khiến năng suất công việc cao hơn.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (78) - Tư duy khác biệt để thành công |
- Trên nguyên tắc và kế hoạch đã định, đặt ra cho mình trong giai đoạn nào, thời gian nào, phải hoàn thành những việc gì, nhưng nếu có việc đặc biệt quan trọng thì cũng đừng ngại gác các việc thứ yếu lại đợi xử lý sau.
- Mỗi ngày bạn lại đến gần mục tiêu hơn một bước, ngoài việc nên tự khích lệ bản thân, nếu bạn cũng có bạn bè khen ngợi ngay lúc đấy thì sẽ tăng thêm lòng tự tin cho bản thân mình.
- Mọi sự thành công trong cuộc sống đều lấy cần mẫn làm điều kiện tiên quyết. Chỉ cần bạn chăm chỉ học tập, miệt mài lao động thì cánh cửa thành công sẽ luôn rộng mở đợi bạn bước vào.
- Kiên trì là sự bền bỉ, là tinh thần nhẫn nại, ngoan cường, không nản chí. Kiên trì còn là bản lĩnh sống của mỗi người. Người biết đợi chờ, biết kiên trì, nhẫn nại để vượt qua gian khó là người sẽ luôn được đền đáp xứng đáng.
- Có tinh thần trách nhiệm chúng ta sẽ vững vàng hơn, kiên định hơn để đối mặt với những cửa ải gian khó. Có trách nhiệm con người ta sẽ khiêm nhường trước những gì mà mình đạt được, luôn có ý thức vươn tới những mục tiêu cao hơn nữa.
- Thất bại không đáng sợ, cái đáng để ta sợ đó là luôn tìm cái cớ để bào chữa cho những thất bại của mình. Hãy dũng cảm đương đầu với thử thách. Hãy hành động thay cho lời nói, dám làm, dám chịu. Có như vậy thì dù ở đâu, làm gì, bạn cũng sẽ luôn là người thành công.
- Nếu bạn muốn trở thành người có chí lớn thì hãy vứt bỏ cái nắp đậy của cuộc đời, không ngừng vươn lên để chiến thắng cái tôi, dũng cảm tìm kiếm cơ hội rèn luyện bản thân, nâng cao năng lực theo đuổi những lý tưởng cao cả, không được cam chịu một cuộc sống tầm thường.
- Sự hạn chế duy nhất của một con người là sự hạn chế trong đầu óc mình. Ở đời chỉ có ý chí mới khiến mình thoát ra khỏi sự tự hạn chế của bản thân mà thôi. Khi đã đột phá được sự tự hạn chế của bản thân, bạn sẽ có tâm lý vui vẻ, lòng tràn đầy niềm tin vượt qua mọi rào cản để đi đến mục tiêu đã định.
- Người thành đạt luôn là những người có thái độ sống tích cực, tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm tin vào cuộc sống. Chỉ bằng thái độ lạc quan để sống và phấn đấu chúng ta mới thấy được nhiều điều tốt đẹp của cuộc sống, cảm thấy hạnh phúc và tràn đầy yêu thương bên những người mà chúng ta yêu quý.
- Người thành đạt trước sau luôn kiên định mục tiêu rõ ràng của mình, một hướng đi đã được vạch sẵn cùng với niềm tin và lòng dũng cảm.
- Vận mệnh tốt hay xấu là tùy thuộc vào sự nhậy bén nắm bắt cơ hội của từng người. Đánh mất lòng quả cảm sẽ khiến người ta run sợ và lẩn tránh vận mệnh.
- Quyết chí bền lòng là biểu hiện của một tư tưởng tiến bộ vượt bậc, là thắng lợi của ý chí sáng suốt, là điểm quy tụ của tinh thần trong sáng, lành mạnh và cũng chính là bí quyết để đi tới đích thành công của một đời người.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (74) - Thái độ sống tạo nên tất cả |
- Một điều nhịn là chín điều lành. Chỉ có rèn luyện, bồi dưỡng để có một tấm lòng khoan dung, nhẫn nại, mới có thể mong thích ứng được với xã hội.
- Thành tâm là tài sản quý giá của con người. Lòng biết ơn không cần thể hiện qua những lời nói sáo rỗng mà là hành động cụ thể, một sự báo đáp đáng quý.
- Người thông minh thực sự là người luôn am hiểu mọi việc chu đáo với mọi người, làm việc gì cũng nghĩ cho người khác chứ không tính toán so đo.
Nhờ cách đối xử có tình, có nghĩa mà con đường thành công của họ sẽ luôn được rải hoa hồng, ai cũng biết rằng đây là một người đáng tin cậy.
- Cùng là con người, bạn hữu, anh chị em… có nhất thiết phải tranh đấu kịch liệt tới mức hai bên cùng thất bại chỉ vì những điều nhỏ nhặt hay không? Những lúc như vậy bạn đừng quên từ bỏ.
- Làm người điều khó nhất là không quá hà khắc với người khác. Chỉ những người có tấm lòng khoan dung, độ lượng, sẵn lòng lấy ân báo oán mới có thể vươn tới giá trị sống cao nhất của cuộc đời.
- Một khi ta lâm vào cảnh nguy hiểm, tuyệt vọng, bao giờ cũng bùng phát một sức mạnh vô cùng lớn. Nó sẽ khiến ta có được thành công ngoài sức tưởng tượng.
- Nói năng không suy nghĩ kỹ, không tự xác định từng trường hợp, bạ đâu nói đấy, không chú ý đến sự cảm nhận của người nghe thì sẽ gây ra sự phản cảm cho người khác, hạ thấp giá trị của bản thân mình.
- Chân lý vĩnh hằng mới xứng đáng được coi là giá trị đích thực của cuộc sống. Dư luận đàm tiếu cũng chỉ như con ong bò vẽ bay lượn suốt ngày không biết mệt mà thôi.
- Đất không chịu trời thì trời chịu đất. Người ta phạm sai lầm thì cũng nên nương tay để giữ lại cái tình giữa mọi người.
- Nói năng là một học vấn, biết nói năng là một nghệ thuật. Không biết cách nói năng thường sẽ phạm sai lầm. Có khi do sự lỡ lời mà bị đả kích nặng nề. Trong cuộc sống ta nên giữ gìn, thận trọng mồm miệng để không đến nỗi họa từ miệng ra.
- Tục ngữ có câu Một lời nói ra xe bốn ngựa cũng không đuổi được. Cần giữ có tâm trí được bình thản, có phong thái ung dung, điềm tĩnh trong mọi lúc, mọi nơi. Nếu ta tự cho mình là người thông minh, bạ đâu nói đấy thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ.
- Tục ngữ có câu Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Người biết dự đoán, phòng trừ được trước những vấn đề xảy ra mới thực sự là người quản lý xuất sắc.
- Thành công trong cả cuộc đời cũng như sự nghiệp của một đời người là hoàn toàn dựa vào một chuỗi ngày dài không ngừng học hỏi và cố gắng.
- Kẻ thù lớn nhất và nguy hiểm nhất của con người không phải ai khác mà chính là bản thân mình. Dung túng, buông thả bản thân cũng đồng nghĩa với việc bạn tự hủy hoại mình. Những người thành công luôn làm chủ được bản thân, luôn nghiêm khắc với chính mình.
- Bản thân mỗi chúng ta đều có ưu khuyết điểm. Nếu chỉ biết nhìn vào điểm xấu của người khác thì sẽ luôn có thái độ hằn học, phiến diện. Với tấm lòng khoan dung bạn có thể nhận ra những điều tốt đẹp nằm ẩn sâu trong vỏ bọc hận thù gai góc.
- Người ta thường quan sát, soi mói quá kỹ những sai sót của người khác mà lại không nhìn ra được cái thiếu xót của chính mình.
- Đối với những người thành đạt, họ không chỉ kiên định tiến lên theo mục tiêu mà họ đã lựa chọn, mà khi phát hiện thấy mình mắc sai lầm họ có thể dũng cảm đối mặt, xử lý một cách khách quan để trong một thời gian ngắn nhất sửa chữa được sai lầm ấy.