Ít có báo nào dành trọn vẹn một mục, giới thiệu những tấm gương thầy cô giáo như báo Giaoduc.net.vn.
Những bài viết trong mục “Gương sáng cô thầy”, tôn vinh đóng góp của các nhà giáo với sự nghiệp trồng người; lan tỏa những điều tốt đẹp đến bạn đọc; lấy lại niềm tin về thầy cô trong phụ huynh học sinh.
Giữa bộn bề gian khó của cuộc sống, nhà giáo chưa đủ sống bằng đồng lương của mình, biết bao nhà giáo tâm huyết với nghề cõng chữ lên non, gieo tri thức trên đảo xa, hòa ca lòng nhân ái trên mọi miền đất nước.
Những bài báo viết về nhà giáo tâm huyết với nghề, giới thiệu báo với bạn đọc mới ở địa phương, nơi nhà giáo công tác. Việc nhà giáo làm, tấm gương nhà giáo lan tỏa, chính là sự tương tác của bạn đọc với nút “thích”, "chia sẻ", "bình luận" của bài.
Năm cũ sắp qua, năm mới chuẩn bị gõ cửa đến từng nhà. Vậy nhà giáo như thế nào, nhận được sự yêu thích của bạn đọc?
Đầu tiên phải kể đến sự hy sinh của nhà giáo với học sinh, với cộng đồng. Những nhà giáo này thường lan tỏa lòng nhân ái, yêu thương, mình vì mọi người.
Điển hình là tấm gương của thầy Tuấn trong bài “Thầy Tuấn, người gieo mầm nhân ái”. Bài đã nhận đựơc hơn 1.6k lượt thích của bạn đọc. Đọc lời bình luận của bạn đọc với nhân vật trong bài, nhiều người không cầm được nước mắt.
Thầy Tuấn được học sinh rất yêu mến |
Bạn Kha Phan viết “Thầy ơi, sao vẫn dép lào áo trắng vậy, phải lo cho mình nữa chứ? sao nhà báo không xóa chân dép lào bước vào lòng nhân ái của thầy em đi. Thương thầy quá!”.
Bạn Nguyễn Mại viết “Bái phục thầy giáo, bồ tát giữa đời thường”.
Kế đến, hiệu trưởng không lạm thu, vì học sinh và đồng nghiệp, truyền được cảm hứng nghề giáo cho học trò.
Điển hình là tấm gương cô giáo Nga trong bài “Cô Đặng Thị Nga, người mẹ tần tảo của học trò”. Bài đã nhận đựơc hơn 1.1K lượt thích của bạn đọc.
Bạn Trịnh Vân, có lời bình “Cô yêu dấu! Hôm nay em đọc bài báo viết về cô, bao nhiêu kỉ niệm lại ùa về. Cám ơn cô đã tạo cho em một nguồn cảm hứng về nghề giáo.
Hôm nay khi đứng trên bục giảng em đã tự nhủ lòng mình hãy hết mực yêu thương học sinh của mình như em đã từng được nhận từ cô. Trong tận đáy lòng em muốn nói "em yêu cô rất nhiều". Người học trò cũ của cô. Trịnh Vân”.
Cô Đặng Thị Nga, người ngồi, ký kết tài trợ học bổng toàn phần cho học sinh với nhà tài trợ |
Những nhà giáo có tâm, có tầm với nghề dạy học luôn nhận được yêu thích của bạn đọc, lan tỏa những hành vi, cảm xúc đẹp đến xã hội.
Những nhà giáo đó, có thể không có bằng khen cấp này cấp nọ, song việc làm của họ để lại kí ức đẹp với học trò, phụ huynh, trong lòng bạn đọc.
Những nhà giáo đó phải kể đến cô Lê Thị Hoài Thư, trong bài “Cô giáo Hoài Thư - một giáo viên có tâm, có tầm”; nhận được 694 lượt thích.
Thầy Phạm Đức Khương trong bài “Thầy giáo khoa học, truyền đam mê lập trình cho học trò”, nhận được 617 lượt thích.
Hai vợ chồng nhà giáo Diệp Quốc Quang và cô Lê Văn Thị Thanh Duyên, trong bài “Vợ chồng thầy giáo tâm huyết với nghề”, nhận được 555 lượt thích.
Giáo viên, được học trò, nhân dân yêu mến, sống cống hiến hết mình cho học trò. Những giáo viên vì học trò thân yêu, giáo dục nêu gương, dùng chính hình ảnh, hành vi đẹp của mình, lan tỏa cái đẹp cái tốt đến mọi người xung quanh được báo chí giới thiệu; cái đẹp, cái tốt đó lại được lan tỏa.
Những hình ảnh giáo viên trân quý đó, đang đem lại niềm tin cho giáo dục. Mong rằng càng có những tấm gương đẹp, được quý báo sẻ chia hơn nữa, tô thắm bức tranh giáo dục nước nhà, đẩy lùi cái xấu, cái ác ra khỏi môi trường giáo dục;
Sao cho trường học là nơi hạnh phúc của con trẻ, truyền cảm hứng, động lực cho học trò vươn ra thế giới; xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp, như Bác Hồ kính yêu từng mong muốn.
Tài liệu tham khảo:
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Vo-chong-thay-giao-tam-huyet-voi-nghe-post180622.gd
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Thay-Tuan-nguoi-gieo-mam-nhan-ai-post192838.gd
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Co-Dang-Thi-Nga-nguoi-me-tan-tao-cua-hoc-tro-post191259.gd
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Co-giao-Hoai-Thu--mot-giao-vien-co-tam-co-tam-post191482.gd
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Thay-giao-khoa-hoc-truyen-dam-me-lap-trinh-cho-hoc-tro-post191356.gd