Giáo viên gặp họa vì dạy học sáng tạo
Sân khấu hóa một hình thức dạy học sáng tạo đang được khá nhiều giáo viên áp dụng vào dạy học.
Học sinh được đóng vai các nhân vật trong tác phẩm văn học. Thông qua việc hóa thân vào các nhân vật, các em sẽ hiểu và cảm nhận tác phẩm một cách tốt nhất.
Thế nhưng việc sáng tạo này lại không nhận được sự ủng hộ của nhà trường.
Một tiết học sân khấu hóa (Ảnh minh họa VTV) |
Sau tiết dạy, thầy giáo Phạm Quốc Đạt giáo viên Trường Trung học Võ Trường Toản, Quận 12, thành phố Hồ chí Minh đã bị nhà trường đình chỉ một năm đứng lớp để chuyển qua làm nhân viên văn phòng.
Cụ thể, một phân cảnh trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của cố nhà văn Nguyên Hồng được học sinh lớp 11 sân khấu hóa.
Trong đó, có phân cảnh nhân vật Tám Bính bị hãm hiếp cùng phân cảnh cô Tuyết và Xuân tóc đỏ ân ái trong tác phẩm Sổ đỏ của Vũ Trọng Phụng được học sinh tái hiện lại.
Thầy Phạm Quốc Đạt nhận hình thức kỉ luật cảnh cáo vì đưa cảnh nhạy cảm vượt quá giới hạn sáng tạo trong giảng dạy.
Trả lời phóng viên VTV 24, thầy Lương Văn Định - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Võ Trường Toản cho biết:
“Tôi không biết tôi có lạc hậu không nhưng việc đó (cảnh nhạy cảm) là không nên hãy để cho các em đủ 18 tuổi”.
Người trong cuộc nói gì?
Thầy Đạt nói “Học sinh trực tiếp tham gia sân khấu hóa những trường đoạn này là cần thiết. Nếu cắt đi sẽ không lột tả được hết số phận của nhân vật”.
Phụ huynh vào tận trường tát giáo viên, nhưng Hiệu trưởng lại phạt cô giáo |
Thầy Đạt cũng cho biết việc đóng vai cũng không có sự động chạm giữa nam và nữ.
Học sinh tái hiện các cảnh nhạy cảm bằng chiếu bóng (đứng sau tấm màn, diễn tả hành động).
Khi các em diễn, thầy giáo đứng cùng các em sau tấm màn thấy hoàn toàn trong sáng, rất bình thường.
Thầy Đỗ Đức Anh, giáo viên dạy Văn Trường Trung học phổ thông Bùi Thị Xuân (Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) trả lời trên Báo Thanh Niên:
“Tôi không biết trực tiếp xem toàn bộ vở kịch thầy trò diễn để biết sự việc cụ thể thế nào, thầy đúng hay sai.
Nhưng nếu đánh giá thì chúng ta cần phải nhìn tổng thể. Theo những gì tôi biết được thì những cảnh này là cảnh chiếu bóng, thầy đứng sau giám sát, học sinh diễn không đụng chạm, có bạn nam đóng thế nữ.
Ngoài ra, ở đây chúng ta còn có thể thấy được sự sáng tạo của học trò ở việc tạo ra âm thanh, ánh sáng, diễn kịch... để hiểu về tác phẩm”.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường Trung học Nguyễn Du (Quận 10) cũng nêu quan điểm:
Trong tác phẩm sân khấu hoá có sử dụng những công cụ che chắn như rèm, ánh sáng tức là có xử lý kỹ thuật một cách nghệ thuật và không có sự tương tác về thể xác.
Có thể khi tiếp cận với clip bài giảng này sẽ có nhiều lăng kính khác nhau. Trường học luôn khuyến khích thầy và trò cùng sáng tạo..[1]
Học sinh, phụ huynh nói gì?
Một số học sinh cho biết, dù là cảnh nhạy cảm nhưng giữa bạn nam và bạn nữ không hề đụng chạm về thể xác thì cũng thấy bình thường thôi.
Có em cho biết thầy đã dồn hết sức cho tụi em hiểu rõ về nhân vật nhưng lại bị kỉ luật nên chúng em buồn lắm.
Một phụ huynh chia sẻ đầy tâm huyết:
“Với biết bao sự nỗ lực của ngành Giáo dục và Đào tạo, đang hết sức đẩy mạnh sự sáng tạo không chỉ ở phương pháp giảng dạy mà còn ở phương pháp học tập của học sinh.
Ở đây là bài học lớp 11 (học sinh đã ở độ tuổi cận trưởng thành) và có sự giám sát của giáo viên, vậy mà lại bắt lỗi ở sự sáng tạo thì có công bằng với thầy Đạt?
Học sinh nhiệt tình trong tổng thể tiết học tức là các em đã tự đổi mới bản thân để chiếm lĩnh tri thức một cách sáng tạo.
Những tác phẩm đó đưa vào giảng dạy, Bộ cũng đã tính đến độ tuổi của học sinh, sao còn phán là "không phù hợp với lứa tuổi"?
"Phải kiên định đổi mới, đừng thấy khó khăn mà chùn bước" |
Theo tôi, đã sáng tạo là làm cho tới cùng, là bứt phá những lề thói ăn sâu vào tư duy người Việt.
Cho nên, cứ nhắc đến tình dục, là giới tính thì cho là nhạy cảm. Tư duy như kiểu con nít như vậy khi nào mới gọi là bứt phá trong giảng dạy?
Chúng ta đã thực sự lắng nghe, xem trọng sự sáng tạo cũng như nỗ lực trong chuyên môn của người thầy ở đây chưa?
Nhìn sự việc thì phải đa diện, đa chiều mới có tính toàn diện. Cứ có phụ huynh gửi đơn, cứ thiên hạ nói ra nói vào nào là nhạy cảm, nào là cảnh nóng lập tức áp dụng hình thức xử phạt liệu có thỏa đáng không?
Công bằng mà nói, ở độ tuổi lớp 11 đúng ra các em phải được dạy và tự hiểu từ lâu rồi”.
Giết chết sự sáng tạo của giáo viên
Sở Giáo dục tỉnh Sóc Trăng cử đoàn đi chơi, nhưng nói dối là đi hội thảo |
Trường Trung học Võ Trường Toản, Quận 12, thành phố Hồ chí Minh đã áp dụng hình thức kỉ luật cảnh cáo và đình chỉ dạy 12 tháng đối với thầy giáo Phạm Quốc Đạt hiện đang nhận được nhiều ý kiến cho rằng mức xử phạt như thế là quá nặng.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hà Thanh “Việc sáng tạo cần khuyến khích, xử phạt thầy cô là giết chết sự sáng tạo của thầy cô, giết chết sự sinh động của lớp học, giết chết tất cả mầm mống sáng tạo của học trò”.
Đáng chú ý rằng hiệu trưởng nhà trường trả lời về chuyện này còn cho rằng “Tiết học của giáo viên Quốc Đạt không nằm trong kế hoạch giảng dạy của nhà trường, của tổ ngữ văn và giáo viên này tự động thực hiện”.{1}
Tiết học không nằm trong kế hoạch giảng dạy của nhà trường, của tổ ngữ văn mà giáo viên tự động thực hiện càng chứng tỏ một điều thầy Đạt là thầy giáo tâm huyết với từng giờ dạy của mình.
Điều này là đáng được biểu dương chứ hoàn toàn không phải thêm một nguyên nhân để kỉ luật.
Việc kỉ luật giáo viên mắc tội sáng tạo trong khi dạy của trường Võ Trường Toản đã ít nhiều làm nhục ý chí của không ít thầy cô.
Có giáo viên cho rằng“Nỗ lực mà làm gì, sáng tạo mà làm gì để rồi chuốc họa vào thân, hãy dạy bình thường cho nó lành, đừng đổi mới nữa, đừng sáng tạo nữa!”.
Tài liệu tham khảo:
https://thanhnien.vn/giao-duc/giao-vien-day-hoc-sinh-dien-canh-nong-nen-hay-khong-1065136.html {1}