Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 14 tháng 8 dẫn trang mạng "World Politics Review" Mỹ ngày 11 tháng 8 đăng bài viết "Philippines hiện đại hóa hải quân để chống lại các mối đe dọa khu vực".
Tàu tuần tra lớp Hamilton đầu tiên Mỹ tặng cho Philippines |
Bài viết cho rằng, vào tháng trước, Australia biếu tặng cho Hải quân Philippines 2 chiếc tàu đổ bộ trợ giúp hải quân nước này tiến hành hiện đại hóa, tăng cường năng lực phản ứng đối với thiên tai.
Trong một cuộc phỏng vấn qua thư điện tử, cố vấn quốc phòng, tác giả của “Sổ tay hạm đội tác chiến thế giới” Eric Wertheim và biên tập của trang mạng "World Politics Review" Mỹ đã thảo luận về Hải quân Philippines và kế hoạch hiện đại hóa của họ.
Về quy mô, thực lực và tình hình sẵn sàng chiến đấu hiện nay của Hải quân Philippines, Eric Wertheim cho rằng, hiện nay, Hải quân Philippines có khoảng 24.000 quân, trong đó có 8.300 binh sĩ thủy quân lục chiến.
Theo dự đoán, lực lượng dự bị của Hải quân Philippines có thể làm cho con số này tăng thêm 15.000 quân. Binh sĩ Hải quân và Thủy quân lục chiến có truyền thống mạnh, nhưng phần lớn trang bị của họ đang lão hóa, hơn nữa cần hiện đại hóa gấp.
Căn cứ hải quân vịnh Subic và căn cứ không quân Clark của Philippines |
Hạm đội này hiện nay gồm có các loại tàu tuần tra, tàu đổ bộ và tàu chi viện. Tàu chiến lớn nhất của Philippines là tàu chiến cũ của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, thuộc thập niên 60 của thế kỷ 20, dài 377 thước Anh (1 thước Anh khoảng 0,3 m).
Mặc dù việc sẵn sàng chiến đấu vẫn là một vấn đề sau khi họ coi nhẹ nhiều năm, nhưng Quân đội Philippines đã có một số nỗ lực để cải thiện tình hình. Điều không may là, Hải quân Philippines vẫn bị rất nhiều nước láng giềng của họ bỏ xa ở phía sau.
Về vấn đề ưu tiên hiện nay và kế hoạch mua sắm của Hải quân Philippines, Eric Wertheim cho rằng, từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, Philippines phải đối mặt với hai loại mối đe dọa chủ yếu: mối đe dọa phản loạn và chủ nghĩa khủng bố ở trong nước, cùng với mối đe dọa bên ngoài đến từ nước lớn và đối thủ cạnh tranh ở khu vực.
Trong lịch sử, Philippines luôn dựa vào Mỹ chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài, trong khi đó, lực lượng vũ trang của họ tập trung vào việc ứng phó với hoạt động chống nổi dậy và chống khủng bố ở trong nước.
Căn cứ hải quân vịnh Subic của Philippines |
Từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay, mối đe dọa bên ngoài của Philippines hầu như đã kết thúc, Philippines yêu cầu Quân đội Mỹ rút khỏi căn cứ quân sự ở nước họ.
Nhưng, trong 10 năm qua, tình hình căng thẳng ở Biển Đông trở nên gay gắt, do "tranh chấp chủ quyền" với Trung Quốc ở Biển Đông gây ra (Trung Quốc dùng vũ lực ăn cướp, nhảy vào tranh chấp), điều này đã buộc Philippines phải xem xét lại vấn đề ưu tiên của họ.
Philippines hiện nay đang trải qua chương trình hiện đại hóa quân sự lớn nhất trong lịch sử của nước này, bắt đầu từ mua sắm tàu chiến và máy bay mới. Điều không may là, nếu không thể duy trì, thì một kế hoạch khổng lồ thường sẽ nhanh chóng biến mất.
Hải quân cần máy bay và tàu chiến mới để thực hiện nhiệm vụ tuần tra tầm xa, hơn nữa, nếu họ muốn đưa hải quân từ thời đại súng pháo bước vào thời đại tên lửa, sẽ cần phải cân nhắc mua sắm tàu chiến có tính năng tốt hơn như tàu hộ vệ tên lửa.
Căn cứ hải quân vịnh Subic của Philippines |
Nước này còn có kế hoạch mua sắm tàu đổ bộ mới để hỗ trợ cho việc nâng cấp chiến lược, cơ động quân đội và hoạt động ứng phó nhân đạo. Philippines hiện nay cũng đang nỗ lực tăng cường năng lực giám sát hàng hải và đang cùng Mỹ mở rộng một mạng lưới radar trên biển ở duyên hải.
Về đối tác chủ yếu trong mua sắm và huấn luyện của Philippines và vai trò của hợp tác hải quân trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác mới của Manila, Eric Wertheim cho rằng, lực lượng quân sự Mỹ đang bắt đầu quay trở lại Philippines,
hơn nữa, cùng với việc Mỹ mở rộng sự hiện diện ở khu vực Thái Bình Dương và trợ giúp Philippines xây dựng năng lực tuần tra duyên hải và tình báo trên biển, Philippines đang định kỳ mời Quân đội Mỹ quay trở lại.
Ngoài ra, tình hình căng thẳng khu vực này trầm trọng hơn đã thúc đẩy Philippines bắt đầu xây dựng quan hệ mật thiết hơn với nhiều quốc gia trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Australia.
Căn cứ hải quân vịnh Subic của Philippines |