Tờ "Thời báo Kinh Hoa" (Beijing Times) Trung Quốc ngày 8 tháng 8 đưa tin, trong thời gian loạt hội nghị Ngoại trưởng Đông Á, Ngoại trưởng Philippinese công kích chính sách Biển Đông của Trung Quốc, khuyến khích kiện Trung Quốc thông qua trọng tài.
Vương Nghị - Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc |
Ngoại trưởng Nhật Bản cũng ủng hộ Philippines và cho biết tất cả các đảo nhân tạo đều không thể sinh ra quyền lợi hợp pháp. Trong thời gian này, ông Vương Nghị - Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng tìm mọi cách đưa ra lập trường của Trung Quốc (để biện hộ một cách lố bịch) và cũng nhằm phê phán Philippines, Nhật Bản.
Vương Nghị nghĩ rằng, trong các hội nghị cấp Ngoại trưởng Đông Á và diễn đàn ARF, do một số nước đề cập đến vấn đề Biển Đông, nên ông ta thấy cần thiết phải "nói rõ chân tướng", "giảng đạo lý" để được các bên "hiểu và ủng hộ".
Vương Nghị lại ngang nhiên cho rằng, các hòn đảo ở Biển Đông là "lãnh thổ" (ăn cướp bằng vũ lực) của Trung Quốc. Ông ta cho rằng, việc đặt tên cho các đảo ở Biển Đông đã "có lịch sử 2.000 năm".
Vương Nghị ba hoa như vậy là một loại bịa đặt trắng trợn. Trong các tuyên bố của mình, Trung Quốc chẳng có bằng chứng lịch sử, pháp lý tin cậy nào để khẳng định chủ quyền trên Biển Đông của họ, mà các bằng chứng này chỉ có thể khẳng định chắc chắn rằng, đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc - PV.
Các bằng chứng lịch sử và pháp lý, trong đó có công tác quản lý hành chính thực tế đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa từ thời phong kiến của Việt Nam rất sinh động và phong phú đã bác bỏ hoàn toàn những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc đánh lừa nhân dân Trung Quốc và tìm cách đánh lừa nhân loại văn minh của giới cầm quyền bành trướng Trung Quốc - PV.
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa ở các hòn đảo, đá ngầm đã xâm chiếm của Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và lợi ích quốc gia Việt Nam, đồng thời đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. |
Theo Vương Nghị, năm nay là tròn 70 năm thắng lợi Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ông ta cho biết, Trung Quốc đã căn cứ vào "Tuyên bố Cairo" và "Thông cáo Potsdam", "dựa vào pháp luật để thu hồi các quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa bị Nhật Bản xâm chiếm phi pháp".
Trên thực tế, do không có chủ quyền ở Biển Đông, hơn nữa các văn kiện quốc tế mà ông Vương Nghị nêu ra không hề tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc, nên Trung Quốc không thể dùng trò "chơi chữ" để đánh lừa nhân dân Trung Quốc và đánh lừa nhân loại văn minh về chủ quyền ở Biển Đông - PV.
Vương Nghị còn nói, khi đánh chiếm đảo đá của Việt Nam, họ đã "sử dụng tàu chiến do đồng minh Mỹ cung cấp". Điều này thì Tiến sĩ Trần Công Trục - nguyên Trưởng Ban biên giới Chính phủ Việt Nam đã có một bài viết để phản bác luận điệu vô lý này.
Vương Nghị gắp lửa bỏ tay người cho rằng, mãi đến thập niên 70 của thế kỷ trước, có tin cho biết Biển Đông có dầu mỏ, một số nước bắt đầu liên tục "xâm chiếm" đảo đá, rằng "quyền lợi hợp pháp của Trung Quốc bị thiệt hại".
Theo ông ta, căn cứ vào luật pháp quốc tế, Trung Quốc "có quyền bảo vệ chủ quyền và quyền lợi của mình, có quyền không cho phép tiếp tục xuất hiện các hành động phi pháp từng bước xâm phạm quyền lợi hợp pháp của Trung Quốc".
Trung Quốc tổ chức tập trận đe dọa vũ lực ở Biển Đông |
Với các bằng chứng lịch sử và pháp lý vững chắc, Trung Quốc không có chủ quyền đối với các đảo đá ở Biển Đông, nên hoàn toàn không có quyền lợi hợp pháp liên quan đến chủ quyền các đảo đá này. Vương Nghị đại diện cho giới cầm quyền bành trướng Trung Quốc đang ra sức xuyên tạc, bộc lộ lòng tham vô độ và dã tâm nguy hiểm ở Biển Đông - PV.
Với những lập luận trên, Vương Nghị nói một cách xanh rờn rằng, Trung Quốc trên thực tế là "người bị hại" của vấn đề Biển Đông. Nhưng, Trung Quốc đã "giữ kiềm chế rất lớn để bảo vệ hòa bình, ổn định Biển Đông".
Ông ta cho hay: "Chủ trương cơ bản của Trung Quốc là, trên cơ sở tôn trọng sự thực lịch sử, căn cứ vào luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, thông qua hiệp thương, đàm phán để giải quyết hòa bình tranh chấp - lập trường này trong tương lai cũng sẽ không thay đổi".
Như vậy, kẻ bành trướng xâm lược lại biết nói đến "công lý" mà không biết ngượng mồm. Đây là một sự lố bịch lên đến cực điểm, trở thành một trò cười cho cộng đồng quốc tế hiện nay - PV.
Trung Quốc tổ chức tập trận đe dọa vũ lực ở Biển Đông |
Vương Nghị còn tiếp tục đòi đàm phán trực tiếp giữa các nước đương sự để giải quyết tranh chấp (Trung Quốc nhảy vào tranh chấp) và ông ta cho rằng đây là phương hướng do Hiến chương Liên hợp quốc đề xướng, là thực tiễn quốc tế phổ biến. Điều quan trọng hơn là quy định rõ ràng của Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC).
Vương Nghị nói mồm nhưng hành động của Trung Quốc thì trái ngược. Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào các năm 1956, 1974, 1988, 1995... vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc - PV.
Trung Quốc không có chủ quyền ở Biển Đông, tiến hành lấn biển xây đảo và quân sự hóa đảo đá này một cách bất hợp pháp, đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của DOC, ra sức cản trở tiến tới hình thành Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), đã bị cộng đồng quốc tế lên án và vạch mặt - PV.
Vương Nghị còn cho biết, Trung Quốc luôn kiên trì tiến hành "đối thoại song phương" với Philippines (chiến thuật bẻ từng chiếc đũa) và nghĩ rằng đề nghị này đến nay "có hiệu quả". Song, cho đến nay, Philippines vẫn kiên trì từ chối, đây là hiện tượng rất "khác thường". Như vậy, Vương Nghị nói câu sau đã "đá" ngay câu trước.
Trung Quốc tổ chức tập trận đánh chiếm đảo quy mô lớn ở Biển Đông |
Về việc khởi động trình tự trọng tài quốc tế, cách làm bình thường là trước hết do các nước đương sự đạt được nhất trí, nhưng Philippines vừa không "nói trước" cho Trung Quốc, vừa không "xin sự đồng ý của Trung Quốc", đơn phương, cưỡng ép kiện Trung Quốc. Trung Quốc không thể hiểu được hành động này, chỉ có thể cho rằng, đằng sau có mục đích khác mà không nói ra.
Theo Vương Nghị, Philippines cần biết rằng, Trung Quốc sớm đã căn cứ vào quy định của Điều 298 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, không chấp nhận trọng tài ra tuyên bố mang tính bài trừ, đây là quyền lợi chính đáng của Trung Quốc.
Philippines biết rằng, trong tình hình này, Trung Quốc không thể chấp nhận bất cứ kết quả xử lý nào của trọng tài. Nhưng, Philippines vẫn không ngại "vi phạm đồng thuận song phương" với Trung Quốc, cố tình thúc đẩy kiện trọng tài. Trung Quốc chỉ có thể coi điều này là muốn "đối đầu" với Trung Quốc.
Trên thực tế, hành động của Philippines là có trình tự cụ thể và đã thông báo trước cho Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không chấp nhận, không tham gia vụ kiện văn minh, trong khi đó, ra sức tiến hành quân sự hóa, tập trận răn đe vũ lực, hung hăng dọa nạt ở Biển Đông - PV.
Philippines cũng có quyền lợi hợp pháp của mình khi kiện Trung Quốc, vì “đường lưỡi bò” – một loại yêu sách bành trướng lố bịch của Trung Quốc đã liếm sát bờ biển của các nước ven Biển Đông như Việt Nam, Philippines. Trung Quốc không chấp nhận kiện tụng thì Philippines cũng có quyền kiện theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển. Điều này thì Trung Quốc cần hiểu rõ – PV.
Năm 2014, Trung Quốc dùng vũ lực định cướp đoạt vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam |
Còn Vương Nghị nói Philippines kiện Trung Quốc là muốn đối đầu với Trung Quốc, vậy trong thời gian tới Trung Quốc sẽ làm gì? Trung Quốc có ý định dùng chiến tranh để xâm chiếm nốt các hòn đảo ở Biển Đông hay không? Cộng đồng quốc tế cần cảnh giác cao với bọn bành trướng, bá quyền và các hành động thiếu văn minh của chúng - PV.
Vương Nghị trịch thượng cho rằng, Trung Quốc "khuyên" Philippines không nên đi vào ngõ cụt, cánh cửa đối thoại vẫn mở. Trung Quốc và Philippines là láng giềng không thể lựa chọn. Philippines cần quay trở lại "quỹ đạo đúng đắn".
Chỉ cần hai bên ngồi xuống đàm phán thực sự thì luôn có thể tìm được biện pháp giải quyết vấn đề - Vương Nghị kết thúc bài tuyên truyền xuyên tạc của mình.
Như vậy, Trung Quốc không hề thay đổi dã tâm bành trướng, xâm lược ở Biển Đông, coi hành động pháp lý văn minh của Philippines là “đối đầu”, trong khi đó, coi tiến hành xây dựng các công trình quân sự (quân sự hóa) ở Biển Đông là thực hiện “nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế” (nước lớn). Đây thực sự là một trò cười cho thiên hạ - PV.
Năm 2014, Chính phủ Trung Quốc từng cho tàu của họ đâm chìm tàu cá Việt Nam và ngăn cản không cho Việt Nam cứu ngư dân của tàu cá này. |