Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 3/3 đăng bài viết của Stefan Talmon, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công pháp quốc tế, Đại học Bonn Đức bàn về ảnh hưởng từ vụ kiện Biển Đông của Philippines.
Theo báo chí Trung Quốc, từ ngày 17 đến ngày 21/2/2016, biên đội tàu chiến của một chi đội tàu khu trục, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc triển khai tập trận đối kháng thực binh bắn đạn thật ở Biển Đông. Nhưng báo chí Trung Quốc không nói rõ vùng biển tập trận cụ thể. |
Bài viết đưa ra một quan điểm đáng chú ý là, nếu phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Thường trực Liên Hợp Quốc gây bất lợi cho yêu sách "đường lưỡi bò" vô lý, bất hợp pháp của Trung Quốc thì Trung Quốc có thể cân nhắc rút khỏi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Bài viết cho rằng, theo quy định của Điều 317 của Công ước, nước thành viên có thể gửi thông báo bằng văn bản lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc để rút khỏi công ước này, đồng thời có thể nói rõ lý do cho hành động này, còn không nói rõ lý do thì cũng không ảnh hưởng đến hiệu lực rút khỏi UNCLOS. Việc rút khỏi Công ước sẽ có hiệu lực sau 1 năm đưa ra thông báo.
Mặc dù không thể lấy rút khỏi UNCLOS làm lý do để hủy bỏ nghĩa vụ nước thành viên của Công ước, nhưng “trong tương lai Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục không chấp nhận ràng buộc từ những yêu cầu tương tự của Việt Nam, Indonesia hoặc Malaysia trong vấn đề Biển Đông cũng như của Nhật Bản trong vấn đề Biển Hoa Đông”.
Theo bài viết, nếu rút khỏi Công ước, Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục được hưởng hầu hết các điều kiện có lợi từ Công ước, bởi vì hầu hết các điều khoản của công ước này đều đã trở thành một bộ phận của “luật tập quán quốc tế”.
Theo báo chí Trung Quốc, từ ngày 17 đến ngày 21/2/2016, biên đội tàu chiến của một chi đội tàu khu trục, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc triển khai tập trận đối kháng thực binh bắn đạn thật ở Biển Đông. |
Bài viết lấy Mỹ làm ví dụ, Mỹ không phải là nước thành viên của Công ước, nhưng Mỹ đã được hưởng phần lớn điều kiện có lợi trong khuôn khổ của Công ước, chẳng hạn như tự do hàng hải và hàng không, trong khi không cần thực hiện trách nhiệm của Công ước.
Nếu rút khỏi Công ước, Trung Quốc sẽ không còn được hưởng ghế quan tòa ở Tòa án Luật Biển Quốc tế, không được tiếp tục cử đại diện đến Ủy ban ranh giới thềm lục địa, cũng không còn là nước thành viên của Cơ quan Quản lý đáy biển quốc tế.
Trung Quốc có thể căn cứ vào “luật tập quán quốc tế” để chủ trương quyền lợi đối với khu vực ngoài thềm lục địa và tài nguyên ở đó, nhưng các công ty năng lượng của họ sẽ bị loại ra ngoài các hoạt động thăm dò và khai thác ở khu vực này (trừ phi họ được một nước thành viên công ước khác đăng ký và ủng hộ).
Trung Quốc cuối cùng có rút khỏi UNCLOS hay không sẽ tùy thuộc vào kết quả cân nhắc lợi-hại trên lĩnh vực tư pháp và chính trị.
Từ ngày 17 đến ngày 21/2/2016, biên đội tàu chiến của một chi đội tàu khu trục, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc triển khai tập trận đối kháng thực binh bắn đạn thật ở Biển Đông. |
Điều này cho thấy, nếu Trung Quốc thực sự muốn rút khỏi UNCLOS chỉ vì phán quyết của Tòa bất lợi cho họ thì đó là thái độ hết sức khôn vặt, vô trách nhiệm và nó sẽ hủy hoại uy tín, danh dự của quốc gia này trên trường quốc tế.
Một nước thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mà chỉ chọn các điều khoản, bộ luật nào có lợi cho mình thì theo, bất lợi cho tham vọng vô đáy mình thì bỏ không xứng đáng nằm trong cơ quan lãnh đạo của Liên Hợp Quốc, không đáng để cộng đồng quốc tế tin cậy để hợp tác lâu dài.