Kỹ xảo Tân Tây Du Ký: Chuyện giờ mới kể (2)

03/08/2011 12:39
(GDVN) – Những hình ảnh kiến trúc mang phong cách Ba Tư, những ngôi đền tuyệt đẹp, cảnh long cung huyền ảo… chính là sản phẩm của công nghệ hiện đại.

(GDVN) - Trong Tân Tây Du Ký, những hình ảnh kiến trúc mang phong cách Ba Tư, những ngôi đền tuyệt đẹp, cảnh long cung huyền ảo… chính là sản phẩm của công nghệ hiện đại.

Kỹ xảo trong Tân Tây Du Ký cũng là vấn đề gây tranh cãi khá nhiều. Theo khẳng định của nhà sản xuất, phim chú trọng vào kỹ xảo và hiệu quả hình ảnh trong các cảnh phép thuật để gây ấn tượng với khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ.

Tân Tây Du Ký chú trọng
Tân Tây Du Ký chú trọng kỹ xảo và hiệu quả hình ảnh.

Trên 163, trong một cuộc bình chọn đánh giá về kỹ xảo trong Tân Tây Du Ký, 45% khán giả cho rằng các cảnh biến hóa vẫn chưa tự nhiên, 26% nghĩ rằng kỹ xảo trong phim giúp họ cảm thấy mở mang tầm mắt và đây có thể là phim truyền hình Trung Quốc có kỹ xảo tốt nhất từ trước đến nay. 16% khán giả nêu ý kiến phong cách kỹ xảo này quá Tây.

Đạo diễn Trương kỷ Trung thì rất tự hào khi nói với phóng viên: “Chúng tôi có tổng cộng 22.000 phân cảnh kĩ xảo lớn nhỏ, với sự hợp tác của 14 công ty hoạt họa trong nước, cùng với đội ngũ kỹ thuật tuyệt vời đến từ Hollywood, mỗi tập dài 45 phút đều có ít nhất 300 phân cảnh kỹ xảo”. 66 tập phim Tân Tây Du Ký lần này sử dụng khá nhiều các hiệu ứng kỹ xảo với kinh phí đầu tư lên đến 20 triệu nhân dân tệ, tạo hình của các thần tiên và yêu quái đa dạng hơn với những cảnh tượng hoành tráng và đậm màu sắc thần bí kỳ ảo.

 

Ông nói thêm: “Một số hình ảnh đặc biệt như sư tử, nhện tinh, để làm cho màn trình diễn phép thuật của họ trở nên hoành tráng hơn, bên cạnh việc quay cận cành thì chúng tôi áp dụng công nghệ CGI (kĩ thuật 3D trên máy tính)”.

Đoạn Tôn Ngộ Không biến thân, đạo diễn Trương Kỷ Trung chia sẻ: Đoàn làm phim đã nhờ vào những hiệu ứng đặc biệt, sử dụng nhiều ống kính ở những góc quay khác hau sau đó nhập vào hệ thống máy tính để kiểm soát quỹ đạo biến đổi hình ảnh, một các chính xác, biến 1 thành 2, 2 thàng 4, và thành rất nhiều Tôn Ngộ Không như các bạn thấy”.

Cảnh sa mạc rộng lớn, cảnh đại dương đầy màu sắc, những hình ảnh cung điện tráng lệ, nguy nga... thực sự khiến khán giả mở rộng tầm mắt. Chỉ đạo mỹ thuật Hải Minh cho biết: “Trần gian và thiên đình trong phiên bản cũ không có sự khu biệt, chúng tôi bắt đầu nắm bắt một phong cách mới, dựa trên những khái niệm không gian của tương quan thực tế và hư ảo”.

Cảnh thiên đình
Cảnh thiên đình
Thầy trò Đường Tăng trong khung cảnh tuyết trắng tuyệt đẹp

Thầy trò Đường Tăng trong khung cảnh tuyết trắng tuyệt đẹp

Động Ngọc Hoa
Động Ngọc Hoa
Núi non Phúc Kiến
Núi non Phúc Kiến
Đạo diễn Trương Kỷ Trung thì nói: “Tây Du Ký bắt đầu mô tả hành trình đi qua các quốc gia với những phong cảnh khác nhau, nếu đi dọc theo hành trình hết các địa điểm thì sẽ rất khó khăn, chính vì thế, có một sự kết hợp giữa bối cảnh thực tế và dựng mô hình, nhóm đã đi qua Tân Cương, Cam Túc, Chiết Giang, Phúc Kiến, các loại địa hình và không gian cần thiết, kết hợp với những cảnh trên trường quay phù hợp với kiến trúc từng địa phương”. Theo đó, một số phân cảnh như Hoa Quả Sơn, đất Phật tổ, hay màn tắm của các nhện tinh... phải dựng ở phim trường.
Đường đi được thiết kế phù hợp theo hướng Tây thiên thỉnh kinh, tham khảo kiến trúc các vùng miền để dựng mô hình cho phù hợp với bối cảnh. Bốn thầy trò bắt đầu đi từ Trường An, đến Tây Vực, Ba Tư, Nepal, Pakistan và cuối cùng là Ấn Độ. Ví dụ sư tử quốc mang đậm phong cách Ba Tư, Thiên Trúc mang phong cách Ấn Độ và Sa Trì mang phong cách Đột Quyết.
Hảo diệm sơn
Hỏa Diệm sơn
Mô hình nước Bảo Tượng

Mô hình Bảo Tượng quốc

Mô hình nước Chu Lệ
Mô hình Chu Lệ quốc
Mô hình Nữ nhi quốc
Mô hình Nữ nhi quốc
Hoa quả sơn
Hoa quả sơn
 

Trong khi đó, Phật giới được xây dựng trong Tân Tây Du Ký là một thế giới không tồn tại ham muốn, dục vọng. Đó là thế giới trang nghiêm và bất khả xâm phạm. Trong bản tiểu thuyết, Ngọc Hoàng Thượng Đế và Thiên đình có quyền lực tối cao. Tuy nhiên, Tân Tây Du Ký đã đưa Như Lai Phật Tổ và cõi Tây Phương Cực Lạc lên thành nơi có tầm ảnh hưởng nhất tam giới. Những khán giả yêu tiểu thuyết gốc của Ngô Thừa Ân tỏ ra tiếc nuối vì nhiều chi tiết thú vị và ý nghĩa sẽ bị cắt bỏ khỏi phiên bản truyền hình.
 
H.H

{iarelatednews articleid='9272,9388,9220,9218,9182,9132,9140,8702,8371,8245,7887,6279,3474,3059,2854,2702,2566'}