Vụ việc hàng trăm trẻ tại huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh) nhiễm sán lợn ghi do thực phẩm "bẩn" tuồn vào trường học đến nay vụ việc đã trôi qua 2 tháng, hàng ngàn gia đình đưa con đi khám tự túc tại Hà Nội chưa nhận được một đồng nào tiền hỗ trợ như chính quyền địa phương, nhà trường thông báo.
Không ít phụ huynh bày tỏ sự thất vọng cho rằng, vụ việc đang bị chìm xuồng và im lặng đến khó hiểu, dường như mọi việc đã kết thúc chỉ có phụ huynh, học sinh thiệt hại tinh thần, thể chất và tiền bạc. Hiện vẫn còn một số cháu vẫn phải uống thuốc điều trị sán lợn theo chỉ định của bệnh viện.
Đến nay, chỉ bà Cao Thị Hòe, Hiệu trưởng Trường mầm non Thanh Khương bị cách chức, còn đơn vị cung cấp thực phẩm là Công ty trách nhiệm đầu tư tài chính Hương Thành rút êm.
Giám đốc công ty Hương Thành từng đi Thái Lan với Phòng giáo dục Thuận Thành |
Đáng nói, vụ việc khiến nhiều phụ huynh có con học tại Trường mầm non Thanh Khương bức xúc và đặt nghi vấn có sự ưu ái không trong sáng cho đơn vị cung cấp thực phẩm vào hàng loạt trường là Công ty trách nhiệm đầu tư tài chính Hương Thành.
Đơn vị này cung cấp thực phẩm cho 19 trường mầm non, 2 trường tiểu học trên địa bàn huyện Thuận Thành.
Trước khi chính thức cung cấp thực phẩm cho khoảng 9.500 học sinh trên địa bàn huyện Thuận Thành, bà Hương, Giám đốc của doanh nghiệp này có chuyến đi Tham quan, học tập kinh nghiệm tại Thái Lan năm 2018 cùng với lãnh đạo, chuyên viên, hiệu trưởng các trường khối mầm non, tiểu học, trung học.
Sau nhiều lần phóng viên liên hệ với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thuận Thành để làm rõ nguồn kinh phí từ đâu để lãnh đạo phòng, chuyên viên và nhiều hiệu trưởng trường tiểu học, trung học cơ sở đi “Tham quan, học tập kinh nghiệm tại Thái Lan 2018” là sự né tránh, đá trách nhiệm.
Trả lời phóng viên ngày 13/5, ông Nguyễn Hữu Hoán, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Thuận Thành, người chụp ảnh cùng bà Hương, chủ doanh nghiệp Hương Thành trong chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm tại Thái Lan 2018 cho biết: “Chúng tôi đi bằng nguồn kinh phí anh em tự đóng góp".
Trong khi đó, một hiệu trưởng có mặt trong chuyến tham quan đó cho phóng viên biết, chỉ đóng một khoản rất ít, còn kinh phí ở đâu ra không rõ.
Trước câu hỏi của phóng viên, trong chuyến đi Tham quan, học tập kinh nghiệm tại Thái Lan 2018 tại sao có mặt bà Hương, Giám đốc Công ty trách nhiệm đầu tư tài chính Hương Thành. Bà Hương tham gia với vai trò, mục đích gì?
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Hữu Hoán chần chừ: “Việc này đề nghị phóng viên trao đổi với đồng chí trưởng phòng” rồi ông Hoán cúp máy.
Phóng viên cũng nhiều lần liên hệ với ông Nguyễn Song Cương, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thuận Thành nhưng ông Cương không nghe máy, nhắn tin cũng không phản hồi.
Ngày 16/3, hàng ngàn phụ huynh đến Viện Sốt rét - Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương làm xét nghiệm tìm sán lợn, nhiều người bật khóc khi con có kết quả dương tính. Ảnh: Vũ Phương. |
Cũng trong ngày 13/5, trao đổi với Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, bà Nguyễn Thị Mai Hương, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Thuận Thành cho biết: “Huyện không có ai đi cùng chuyến Tham quan, học tập kinh nghiệm tại Thái Lan 2018 do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Đó cũng không phải là chương trình của huyện. Không liên quan đến huyện, có thể đây là chương trình phòng tự tổ chức cho giáo viên đi”.
Về việc hỗ trợ gia đình có con đi khám tìm sán lợn tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Mai Hương thông tin: “Vừa rồi ngân sách đã chuyển tiền đến bệnh viện thanh toán chi phí khám cho học sinh. Còn việc hỗ trợ gia đình tự túc đi khám, làm xét nghiệm việc này cứ hỏi bên giáo dục”.
Liên quan đến thông tin gia đình có con em đi khám tự túc tại Hà Nội được hỗ trợ, lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Thanh Khương cho biết, hiện chúng tôi cũng chưa nhận được thông báo bằng văn bản nào của các cấp để hướng dẫn phụ huynh cần nộp những giấy tờ gì để được hỗ trợ tiền khám. Chưa gia đình nào được hỗ trợ.
Trước đó, vụ việc hàng ngàn phụ huynh Bắc Ninh đưa con ra hai bệnh viện lớn tại Hà Nội làm xét nghiệm, tìm sán lợn do nghi ngờ thực phẩn bẩn vào trường gây rúng động dư luận vì nghi ngờ do thịt lợn của đơn vị cung cấp có dấu hiệu nhiễm sán lợn.
Bình quân mỗi gia đình đưa con đi khám tại 2 bệnh viện chuyên về ký sinh trùng tại Hà Nội có chi phí từ 700 đến hơn 1 triệu đồng để xét nghiệm tìm sán lợn, chưa kể chi phí đi lại, ăn ở, thuốc men.
Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo Thuận Thành, hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại Thái Lan cùng bà Hương (ngoài cùng bên trái), giám đốc đơn vị cung cấp thực phẩm Hương Thành. Ảnh: NVCC. |
Vào thời điểm “nóng” nhất của vụ việc ngày 16/3, ngày 17/3, ước tính cả ngàn phụ huynh mang theo con nhỏ đi làm xét nghiệm tìm sán lợn gạo tại Hà Nội. Phụ huynh nghi ngờ do ăn phải thịt lợn bị nhiễm sán lợn gạo tại bếp ăn bán trú của trường.
Trước việc phụ huynh cho con nghỉ học, rồi ồ ạt ra Hà Nội làm xét nghiệm, chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã vào cuộc.
Từ ngày 18/3, tỉnh Bắc Ninh tổ chức lấy mẫu xét nghiệm miễn phí ngay tại trường để phục vụ phụ huynh không phải mang con ra Hà Nội. Tuy nhiên, không ít phụ huynh không tin tưởng vẫn đến các bệnh viện làm xét nghiệm.
Sáng 18/3, loa phát thanh hai xã Thanh Khương, Mão Điền (Thuận Thành, Bắc Ninh) liên tục phát thông báo mời gia đình có con em học trường mầm non trên địa bàn đến lấy máu xét nghiệm sán lợn tại trường. Toàn bộ kinh phí xét nghiệm cho học sinh được miễn phí, những gia đình đã đưa con đi khám trước 17/3 sẽ được chính quyền hỗ trợ.
Phụ huynh bật khóc, ngất xỉu vì con nhiễm sán lợn, sán chó |
Tuy nhiên, đến nay nhiều gia đình đưa con đi khám, xét nghiệm tìm sán lợn chưa nhận được một đồng nào hỗ trợ từ chính quyền du họ đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết.
Một phụ huynh tại xã Thanh Khương có 2 con bị nhiễm sán lợn cho biết: “Tôi và nhiều phụ huynh chỉ được nhà trường thông báo được hỗ trợ tiền đi khám, nhưng đến nay chúng tôi chưa nhận được một đồng nào”.
Phụ huynh này cũng bức xúc cho rằng, Hiệu trưởng trường mầm non Thanh Khương đã bị cách chức, chuyển công tác, còn đơn vị cung cấp thực phẩm là Công ty trách nhiệm đầu tư tài chính Hương Thành gần như biệt tăm, vô trách nhiệm với các cháu.
Đáng nói, mẫu thực phẩm ghi nhiễm sán lợn không còn nên việc kiểm nghiệm các mẫu thực phẩm sau đã không còn ý nghĩa. Theo kết quả của Ban quản lý an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh đưa ra thực phẩm của những đơn vị hợp tác với Hương Thành đảm bảo như thế đâu thuyết phục.
Vấn đề nhiều phụ huynh tại huyện Thuận Thành quan tâm hiện nay đó là ai phải chịu trách nhiệm về việc hơn 200 trẻ bị nhiễm sán lợn. Nếu không phải do thực phẩm bẩn thì do nguyên nhân từ đâu để hàng ngàn gia đình phải tất tả ra Hà Nội làm xét nghiệm tìm sán lợn gây tốn kém, cuộc sống bị đảo lộn vì con phải nghỉ học.
Vụ việc đến nay có duy nhất bà Cao Thị Hòe, Hiệu trưởng Trường mầm non Thanh Khương bị cách chức, chuyển xuống làm giáo viên tại một trường mầm non trên địa bàn huyện Thuận Thành.
Ngày 14/2, khi chế biến thịt lợn cho giáo viên, các cô nuôi làm đầu bếp phát hiện thịt lợn đùng để chế biến thức ăn cho các con có hiện tượng nhiều hạch, tật, nhìn rất sợ. Nhà trường đã chụp lại ảnh và gửi về đơn vị cung cấp thực phẩm là công ty cung cấp thực phẩm cho nhà trường để công ty về kiểm tra thực phẩm. Ngày 20/2, trước khi chế biến thịt lợn, các cô nuôi lại phát hiện thịt lợn có xuất hiện hiện tượng những hạch, tật như ngày 14/2. Nhà trường lại báo cho Công ty, sau đó đơn vị này đã trực tiếp đổi lại thực phẩm cho nhà trường. Đến ngày 5/3, phụ huynh lại phát hiện nhà trường dùng thịt gà đông lạnh không đảm bảo an toàn thực phẩm dùng nấu cháo cho các cháu ăn đã bốc mùi ôi thiu. Ngày 6/3, cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ, lấy mẫu mang đi kiểm nghiệm. |