Lương nhà giáo không tăng thì thôi, sao có thể giảm được?

12/04/2020 06:36
Phan Tuyết
(GDVN) - Khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thì tiền lương của nhà giáo chắc chắn sẽ không bị thấp hơn khi đang nhận phụ cấp thâm niên như sự lo lắng của nhiều người.

Tháng 7 sắp đến, những người ăn lương ngân sách lại mừng vui vì sắp được tăng lương do chính sách điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.600.000 đồng/tháng. 

Nhiều giáo viên lo lắng thu nhập sẽ giảm sau ngày 1/7 (Hình ảnh mang tính minh họa: Báo Quảng Ninh)
Nhiều giáo viên lo lắng thu nhập sẽ giảm sau ngày 1/7 (Hình ảnh mang tính minh họa: Báo Quảng Ninh)

Ngược lại, hàng triệu giáo viên trong cả nước lại hồi hộp, lo lắng và chờ đợi xem lương của mình có bị giảm hay không?

Vì sao lại như thế? Bởi, ngày 1/7/2020 Luật Giáo dục sẽ chính thức có hiệu lực.

Trong đó, có quy định: Thu nhập giáo viên = Tiền lương theo vị trí việc làm + phụ cấp đặc thù nghề.

Vì thếgiáo viên sẽ không còn khoản tiền thâm niên như từ trước đến nay vẫn đang được hưởng.

Vì mất đi khoản phụ cấp thâm niên nên mức lương cơ sở có được điều chỉnh tăng cao nhất từ trước đến nay thì tổng thu nhập của nhà giáo đều bị giảm đáng kể. Đặc biệt là những nhà giáo có thâm niên giảng dạy từ 20 năm trở lên.

Vẫn có một bộ phận giáo viên có mức thu nhập tăng cao

Lương nhà giáo không tăng thì thôi, sao có thể giảm được? ảnh 2
Hai tin buồn đối với nhà giáo từ ngày 1/7

Tuy bãi bỏ phụ cấp thâm niên, nhưng theo Điều 76 của Luật Giáo dục 2019, giáo viên vẫn sẽ “được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ”.

Đây là điều mà các Luật Giáo dục trước đây không quy định.

Theo Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định, chế độ phụ cấp đặc thù nghề đối với nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành;

Phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc đối với nhà giáo dạy cho người khuyết tật;

Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo dạy thực hành trực tiếp giảng dạy trong các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng công lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập), có hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn.

Trăn trở của nhiều nhà giáo

Trước những thông tin nhà giáo mất phụ cấp thâm niên thì tổng thu nhập từ lương sẽ giảm. Có thầy cô vẫn vững niềm tin “Lương nhà giáo không tăng thì thôi chứ nhất định không bao giờ có chuyện tổng thu nhập lại giảm”.

Có giáo viên tự tin chia sẻ: “Tôi nghĩ khi điều chỉnh lương là phải cải thiện được cuộc sống cho người lao động.

Lương nhà giáo không tăng thì thôi, sao có thể giảm được? ảnh 3
Từ 01/7/2020, giáo viên sẽ được miễn học phí học nâng chuẩn trình độ đào tạo

Làm sao lại có chuyện, lương nhà giáo không tăng mà lại bị thấp đi? Làm như vậy, nhà giáo sao có thể yên tâm cống hiến?”.

“Nếu lương tụt giảm là điều vô lí. Nhiều thầy cô công tác mấy chục năm vất vả từ khi đất nước đang gặp khó khăn.

Nay, muốn áp dụng luật gì cũng phải mang lại sự công bằng, không tăng thêm lương thì ít nhất cũng phải giữ nguyên mới hợp lý”.

Nếu chưa xếp lương giáo viên theo vị trí việc làm thì cắt thâm niên có trái với Luật Giáo dục?

Điều 76 (Luật giáo dục 2019), Tiền lương có quy định:
Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định này, lương nhà giáo không còn phụ cấp thâm niên mà chỉ còn phụ cấp đặc thù nghề. Nhưng lúc này, lương nhà giáo cũng đã được xếp phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp.

Và như thế, khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thì tiền lương của nhà giáo chắc chắn sẽ không bị thấp hơn khi đang nhận phụ cấp thâm niên như sự lo lắng của nhiều người.

Trường hợp, năm 2021 lương nhà giáo mới được xếp theo vị trí việc làm.

Chúng tôi vẫn tin rằng nhà nước sẽ có những điều chỉnh hợp lý nhất để không thể xảy ra chuyện lương không tăng mà lại thấp đi.

Tài liệu tham khảo:

https://luatvietnam.vn/giao-duc/nghi-dinh-113-2015-nd-cp-chinh-phu-100101-d1.html

https://luatvietnam.vn/giao-duc/luat-giao-duc-2019-175003-d1.html

Phan Tuyết