Bộ trưởng Quốc phòng 2 nước Nhật Bản-Ấn Độ bắt tay hợp tác |
Nhật-Ấn xây dựng "Trường Thành" chống Trung Quốc
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 8 tháng 1 đăng bài viết nhan đề "Nhật-Ấn đạt được thỏa thuận hợp tác quốc phòng, dùng quan hệ quân sự xây dựng Trường Thành chống Trung Quốc".
Bài viết dẫn giải thích chung của dư luận hai nước Nhật Bản và Ấn Độ về thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa Nhật-Ấn trong chuyến thăm Ấn Độ của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera là: "Nhật Bản và Ấn Độ mở rộng hợp tác phòng vệ, đối tượng là Trung Quốc".
Hai bên Ấn-Nhật đạt được thống nhất, sẽ tổ chức tập trận chung thường xuyên và tăng cường hợp tác trên các phương diện như chống khủng bố, cứu trợ nhân đạo. Là tín hiệu “giống như sử thi” của quan hệ quan hệ Nhật-Ấn, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào ngày 26 tháng này sẽ làm khách chính tham dự lễ duyệt binh Quốc khánh của Ấn Độ. Truyền thông hai nước nhấn mạnh, "mối đe dọa Trung Quốc" chung là "chất xúc tác" đưa hai nước xích lại gần nhau.
Trang mạng tạp chí "The Week" của Ấn Độ đã lấy bài viết nhan đề "Ấn Độ và Nhật Bản dùng quan hệ quân sự xây dựng Trường Thành chống Trung Quốc" để tổng kết hợp tác quốc phòng đạt được giữa hai nước vào ngày 6 tháng 1.
Biên đội tàu chiến của Nhật Bản hoạt động ở biển xa |
Tờ "The Times of India" ngày 7 tháng 1 cho rằng, Ấn Độ và Nhật Bản vừa cảnh giác, theo dõi chặt chẽ Trung Quốc, vừa quyết định tăng cường hợp tác chiến lược trong lĩnh vực quốc phòng, trong đó có định kỳ tổ chức diễn tập tác chiến liên hợp, định kỳ triển khai giao lưu quân sự, thậm chí tăng cường hợp tác chống khủng bố, chống cướp biển và an ninh trên biển.
Sau cuộc hội đàm, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ngày 6 đã tuyên bố những biện pháp trên. Theo bài báo, Ấn Độ và Nhật Bản đều cảm thấy lo ngại về "hành vi ngày càng cứng rắn" của Trung Quốc, đặc biệt là tình hình Biển Đông và hiện đại hóa rất nhanh của Quân đội Trung Quốc.
Hãng Kyodo, Nhật Bản cho biết, trước khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có kế hoạch thăm Ấn Độ vào hạ tuần tháng này, hai bên đã đạt được nhất trí về hợp tác và trao đổi giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Quân đội Ấn Độ trong lĩnh vực lục, hải, không quân, hai bên còn quyết định nghiên cứu triển khai trao đổi lực lượng máy bay vận tải, chuyên gia trong lĩnh vực an toàn bay và nhân viên bay thử giữa Lực lượng Phòng vệ Trên không và Không quân Ấn Độ.
Hai biên đội tàu sân bay Ấn Độ phô diễn trên đại dương |
Ông Itsunori Onodera còn nhắc tới vấn đề Trung Quốc lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông, ông Antony cho biết Ấn Độ và cộng đồng quốc tế đều quan tâm đến vấn đề này.
Tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật Bản cho biết, hai bên còn đạt được thống nhất, tiến hành đưa Trung Quốc - nước muốn xâm nhập Ấn Độ Dương vào “tầm nhìn”, đẩy nhanh xây dựng quan hệ hợp tác phòng vệ tổng hợp giữa Nhật-Ấn. Một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho rằng: "Mối đe dọa của Trung Quốc rất thực tế, Ấn Độ và Nhật Bản có mục tiêu chung trong lĩnh vực bảo đảm an ninh".
Tờ "Mainichi Shimbun" Nhật Bản ngày 7 tháng 1 bình luận, hợp tác với Ấn Độ là biện pháp đưa ra nhằm vào Trung Quốc - nước đang trỗi dậy về quân sự. Về việc Nhật Bản có kế hoạch xuất khẩu thủy phi cơ US-2 cho Ấn Độ, có truyền thông Trung Quốc cho rằng, nếu xuất khẩu thành công có nghĩa là Nhật Bản, nước luôn muốn phá bỏ Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí, sẽ lần đầu tiên tiến hành xuất khẩu trang bị phòng vệ.
Thủy phi cơ cỡ lớn US-2 do Nhật Bản sản xuất |
Đối với vấn đề này, ông Itsunori Onodera cho hay: "Trung Quốc, một trong những nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, đề cập đến vấn đề này làm cho người ta cảm thấy không bình thường, thủy phi cơ lại không phải là vũ khí, cộng đồng quốc tế cũng sẽ cho là không thể hiểu được (Trung Quốc)".
Bloomberg Mỹ ngày 7 tháng 1 dẫn lời nhà phân tích Quỹ hàng hải quốc gia Ấn Độ Bhaskar bình luận về hợp tác giữa Ấn-Nhật, cho rằng: "Hai bên đều hiểu Trung Quốc bị kẹp giữa họ, bảo đảm hai bên có quan điểm thống nhất trong hiện tại và tương lai là sáng suốt. Họ áp dụng hành động, tiến lên với các bước đi nhỏ, nhưng nếu hiện nay đã liên quan đến Không quân, thì có thể thấy được sự phát triển của mối quan hệ này".
Bài báo còn nhìn lại hợp tác tập trận trung gần đây giữa hai nước: Năm 2011, Nhật-Ấn đồng ý tăng cường quan hệ an ninh. Cuối năm 2013, Thiên hoàng Nhật Bản lần đầu tiên đến thăm Ấn Độ trong trên 50 năm qua. Sau đó, hải quân hai nước tổ chức tập trận chung lần thứ hai.
Trung Quốc ra sức phát triển sức mạnh quân sự, xuất khẩu vũ khí để thu lợi, nhưng lại để cho truyền thông của mình thường xuyên liên tục tuyên truyền Nhật Bản tăng cường sức mạnh quân sự, từ bỏ "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí" là đi theo "chủ nghĩa quân phiệt". |
Tờ "The Times of India" cho biết, Ấn Độ và Nhật Bản năm nay sẽ tổ chức Đối thoại 2+2 lần thứ ba, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ còn cùng với Hải quân Ấn Độ tổ chức diễn tập liên hợp lần thứ ba ở vùng biển Nhật Bản. Ngoài ra, Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ năm nay cũng sẽ đến thăm Nhật Bản.
Mạng tin tức Livemint Ấn Độ ngày 7 tháng 1 có bài viết lấy "Mời ông Shinzo Abe tham dự ngày Quốc khánh Ấn Độ là 'tín hiệu giống như sử thi'" làm nhan đề cho rằng, Chủ tịch đảng New Komeito Natsuo Yamaguchi đang thăm Ấn Độ, vào thứ hai cho biết, đây là lần đầu tiên Thủ tướng Nhật Bản trở thành khách chính của ngày Quốc khánh Ấn Độ, lời mời của Ấn Độ phản ánh rõ hai bên rất coi trọng quan hệ song phương, tin rằng điều này sẽ là "tín hiệu giống như sử thi" đối với việc tiếp tục tăng cường hợp tác hai nước.
Theo bài báo, có chuyên gia vấn đề Nam Á cho rằng, sau khi suy nghĩ kỹ, Ấn Độ gửi lời mời lễ mừng Quốc khánh tới ông Shinzo Abe, đây không phải là một quyết định tùy ý. Quan hệ Nhật-Ấn được tăng cường rất lớn sau khi ông Shinzo Abe lên nắm quyền vào năm 2012, bối cảnh là Nhật Bản cùng với Trung Quốc lâm vào căng thẳng do tranh chấp đảo trên biển Hoa Đông.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sắp đến thăm Ấn Độ |