Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear |
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 20 tháng 5 dẫn trang mạng "World Socialist" (WSWS) tiết lộ, tuần trước, tại phiên diều trần, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương, David Shear cho biết, Mỹ sẽ triển khai máy bay ném bom B-1 ở căn cứ quân sự Darwin, Australia.
Sau khi tin này được báo chí Australia đăng tải, quan chức Bộ Quốc phòng Australia ban đầu không phủ nhận phát biểu của ông David Shear. Nhưng, dư luận nước này đã bày tỏ đặc biệt quan tâm, Bộ trưởng Quốc phòng Australia đã lên tiếng nói rằng ông David Shear đã "lỡ lời".
Mỹ phải cứng rắn, thậm chí cho Trung Quốc ăn “nắm đấm” ở Biển Đông
(GDVN) - Chính phủ Mỹ đang tìm cách đối phó sự hung hăng của Trung Quốc, sẽ có lập trường cứng rắn với Trung Quốc, sẽ hiện diện quân sự mạnh nhất ở Biển Đông.
Vài giờ sau, Đại sứ quán Mỹ tại Canberra cũng đã ra tuyên bố phủ nhận. Theo bài báo, trong quá trình này, quan chức Chính phủ Trung Quốc đã gọi điện cho Canberra yêu cầu "giải thích".
Mặc dù Canberra và Washington đều phủ nhận đối với vấn đề này, nhưng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nói rằng: "Hợp tác quốc phòng giữa các nước không nên gây thiệt hại cho lợi ích của nước thứ ba".
Tờ "Bình luận tài chính" Australia cho rằng, điều này cho thấy, lập trường của Trung Quốc là hợp tác giữa các nước nên thúc đẩy hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Bắc Kinh sẽ theo dõi chặt chẽ bất cứ thỏa thuận quốc phòng nào giữa Australia và Mỹ trong tương lai, nhất là do chúng liên quan đến hành động (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bài báo dẫn lời học giả vấn đề biển Trung Quốc, Lưu Phong cho rằng, cái vòi quân sự của Mỹ ở Biển Đông đang tăng cường, kiềm chế Trung Quốc trên cả 2 phương diện "văn" và "võ", trong tương lai sẽ bênh vực hơn cho các nước Đông Nam Á có chủ trương chủ quyền ở Biển Đông.
Máy bay ném bom chiến lược B-1 Mỹ |
Nhưng, Trung Quốc và Mỹ đều hiểu rõ, một khi xảy ra xung đột quân sự ở đây sẽ gây ảnh hưởng khó lường tới sự phục hồi kinh tế thế giới, thậm chí toàn bộ trật tự thế giới. Giữa Trung-Mỹ cần đạt được “thỏa thuận nhất định”, sẽ không để tranh chấp Biển Đông phát triển đến cục diện không thể kiểm soát.
Cuối tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ đến thăm và đưa ra tối hậu thư, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động xây dựng Biển Đông, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã từ chối thẳng, ngang nhiên cho rằng "ý chí bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc vững như bàn thạch". Washington không muốn có đáp án này.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị xuyên tạc về Biển Đông
(GDVN) - Vương Nghị nói chính sách đưa ra sẽ không thay đổi, quyết tâm áp đặt yêu sách "đường lưỡi bò", sẵn sàng đối thoại nhưng đe Mỹ không phán đoán nhầm.
Học giả Holtman của Đại học Humboldt Đức ngày 19 tháng 5 cho rằng, sự ngoan cố không nhượng bộ của Trung Quốc sẽ làm cho các nước được Mỹ khuyến khích lo ngại hơn. Nếu họ đã lên tàu, rất có khả năng trở thành "bia đỡ đạn", Mỹ và Trung Quốc “không thể tiến hành chiến tranh toàn diện vì xung đột Biển Đông”.
Mạng kinh tế tài chính Đức ngày 18 tháng 5 cho rằng, mặc dù các nước cần được siêu cường Mỹ bảo đảm an ninh, nhưng các nước láng giềng châu Á hoàn toàn không sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc.
Mỹ dùng thực lực cứng để chinh phục châu Á, còn Trung Quốc dùng "thực lực mềm" để chinh phục các nước láng giềng.