Ông Trần Tất Tiệp, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nam Định khẳng định thông tin "Nam Định nói không với dân lập, tại chức" là chưa chính xác.
Đã "phân luồng" rõ ràng
Trong thông báo số 59 của UBND tỉnh Nam Định về việc tuyển dụng công chức năm 2011, ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo rõ: “Chỉ tiếp nhận những người tốt nghiệp đại học chính quy dài hạn trong các trường công lập thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập về làm công chức hành chính ở các lĩnh vực quản lý nhà nước…”.
Trường ĐH Lương Thế Vinh là một trong những trường dân lập nằm trên địa bàn tỉnh Nam Định, nhưng chủ trương của tỉnh vẫn loại sinh viên tốt nghiệp trường này vào danh sách dự thi công chức hành chính năm 2011. Ảnh Xuân Trung |
Ngoài ra, tỉnh Nam Định còn soạn riêng một số trường được dự tuyển năm nay gồm: HV Tài chính, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Luật HN, ĐH Bách Khoa, ĐH Xây dựng, ĐH Kiến trúc, ĐH Sư phạm HN, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Ngoại thương, ĐH Nông nghiệp, ĐH KHXH&NV và ĐH KHTN. Lí giải về việc chủ trương lựa chọn người học công lập vào công chức mà “gạt bỏ” người học dân lập, tư thục hay liên thông vào công chức hành chính, ông Trần Tất Tiệp cho biết: Tỉnh Nam Định vẫn tuyển những người tốt nghiệp hệ dân lập và liên thông hay tư thục, còn đây chỉ là việc thực hiện chỉ đạo của tỉnh trên cơ sở phân luồng (đối tượng học). Theo ông Tiệp, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy về việc nâng cao đội ngũ cán bộ công chức, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, năm 2011, riêng công chức hành chính của UBND các huyện, các sở, ban ngành thuộc UBND tỉnh sẽ tuyển công lập. “Vì vậy, đợt tuyển vừa rồi chỉ tuyển những người tốt nghiệp đại học chính quy công lập vào các cơ quan quản lí nhà nước (hành chính)". Còn những người tốt nghiệp đại học dân lập, liên thông chính quy vẫn được tuyển dụng vào các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh (Y tế, giáo dục, nông nghiệp…). Ưu tiên tuyển thẳng những người vào làm công chức xã, phường, thị trấn” ông Tiệp cho biết.
Ông Trần Tất Tiệp , giám đốc Sở Nội vụ Nam Định: Theo kinh nghiệm từ các cơ quan khác thấy rằng, những người tốt nghiệp trường dân lập thường không làm được việc. Ảnh Văn Chung |
Trao đổi với chúng tôi, ông Tiệp giải thích tiếp, việc những người tốt nghiệp trường dân lập và liên thông sẽ được tuyển thẳng công chức các xã, phường, thị trấn. Sau 5 năm, theo luật công chức, nếu có nhu cầu và phấn đấu rõ ràng, sẽ được chuyển lên công chức cấp cao hơn. “Hiện riêng chỉ tiêu công chức cấp xã còn thiếu khoảng 800, như vậy chính sách và cánh cửa rất rộng mở đối với những người tốt nghiệp dân lập hay liên thông” ông Tiệp thông báo.
Luật không cấm người tuyển dụng được chọn người! Trả lời về việc loại bỏ 5 sinh viên từ vòng nộp hồ sơ, ông Tiệp cho biết, 5 sinh viên này không nằm trong diện dự tuyển vào công chức hành chính tại các sở, ban ngành (vì là dân lập), trong đó có 1 sinh viên trái ngành nghề. Ông Tiệp thông tin, chủ trương này được áp dụng cho năm 2011 và là năm đầu tiên thực hiện. “Chủ trương này được thực hiện khi có rất nhiều ý kiến chất vấn lãnh đạo tỉnh trong các kỳ họp hội đồng nhân dân. Tỉnh cũng đã đấu tranh tư tưởng và đưa ra bàn thảo, tiếp thu ý kiến. Thực tế, chúng tôi cũng thấy trong luật quy định bình đẳng giữa các trường nhưng luật cũng không nói rõ là cấm người tuyển dụng được chọn người” Tiêu chí tuyển công chức qua kinh nghiệm và cảm quan? Trước những động thái không mặn mà cho lắm đối với những người tốt nghiệp đại học dân lập hay liên thông để dự thi tuyển công chức tỉnh Nam Đinh năm 2011, ông Trần Tất Tiệp lí giải rằng, từ trước tới nay, đã qua thực tế ở nhiều cơ quan, ban ngành và các sở và cho thấy, những người học dân lập ra không làm được việc. Tuy nhiên, ông Tiệp cũng đồng ý, dân lập cũng có người giỏi người không giỏi, rằng chưa chắc công lập đã giỏi hơn dân lập.
Luật không cấm người tuyển dụng được chọn người! Trả lời về việc loại bỏ 5 sinh viên từ vòng nộp hồ sơ, ông Tiệp cho biết, 5 sinh viên này không nằm trong diện dự tuyển vào công chức hành chính tại các sở, ban ngành (vì là dân lập), trong đó có 1 sinh viên trái ngành nghề. Ông Tiệp thông tin, chủ trương này được áp dụng cho năm 2011 và là năm đầu tiên thực hiện. “Chủ trương này được thực hiện khi có rất nhiều ý kiến chất vấn lãnh đạo tỉnh trong các kỳ họp hội đồng nhân dân. Tỉnh cũng đã đấu tranh tư tưởng và đưa ra bàn thảo, tiếp thu ý kiến. Thực tế, chúng tôi cũng thấy trong luật quy định bình đẳng giữa các trường nhưng luật cũng không nói rõ là cấm người tuyển dụng được chọn người” Tiêu chí tuyển công chức qua kinh nghiệm và cảm quan? Trước những động thái không mặn mà cho lắm đối với những người tốt nghiệp đại học dân lập hay liên thông để dự thi tuyển công chức tỉnh Nam Đinh năm 2011, ông Trần Tất Tiệp lí giải rằng, từ trước tới nay, đã qua thực tế ở nhiều cơ quan, ban ngành và các sở và cho thấy, những người học dân lập ra không làm được việc. Tuy nhiên, ông Tiệp cũng đồng ý, dân lập cũng có người giỏi người không giỏi, rằng chưa chắc công lập đã giỏi hơn dân lập.
Ông Phạm Ngọc Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cho rằng, chủ trương trên sẽ phần nào nâng cao chất lượng cán bộ côn chức hành chính tại Nam Định. Ảnh Xuân Trung |
Trước câu hỏi của PV rằng, tại sao không thi tuyển để có sự công bằng?, ông Tiệp một lần nữa lí giải: Trường dân lập, điểm đầu vào thấp nên chất lượng sẽ không bằng công lập. Mọi người có công nhận những người vào học dân lập là những người không đủ điểm vào trường công lập?
Ông Phạm Ngọc Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cho rằng: “Chủ trương này chắc chắn sẽ khắc phục được chất lượng đội ngũ công chức, còn triệt để hay không là cả vấn đề thời gian” ông Cường cho biết.
Theo bà Phùng Thị Tuyết Lan, Trưởng phòng Lao động- Văn xã (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định): Theo tôi, thời điểm này cũng là thời điểm cần có những cải tạo, đột phá để làm thế nào nâng cao chất lượng viên chức nhà nước. Đây là thời điểm thích hợp. Người sử dụng lao động có quyền đặt ra các yêu cầu để tuyển chọn”.
|
Xuân Trung