Chương trình phổ thông năm 2018 trao quyền cho giáo viên tham gia chọn sách giáo khoa. Theo các chuyên gia thì muốn giáo dục phát triển đúng, phải để giáo viên chọn sách giáo khoa.
Cũng như bác sĩ phải được quyền chọn lựa thuốc cho việc kê đơn của mình, nếu kê đơn theo thuốc người khác chọn thì đơn thuốc ấy làm sao phát huy được tài năng, y đức của người kê đơn!
Càng cứng nhắc trong việc chọn sách giáo khoa, càng làm thui chột quyền tự chủ và sự sáng tạo của giáo viên! Mà sáng tạo là một trong những đặc thù của nghề dạy học!
Nhưng, muốn chọn được sách giáo khoa thì giáo viên phải hiểu được chương trình phổ thông mới và hiểu được sách giáo khoa mới. Tuy nhiên, đến thời điểm này, đây là hai vấn đề còn đang dở dang.
Chọn sách giáo khoa đang là vấn đề rất được quan tâm hiện nay (ảnh nguồn baotintuc.vn). |
Thực tế, giáo viên đã hiểu chương trình phổ thông mới chưa vẫn là câu hỏi khó thể trả lời. Trong khi, công tác bồi dưỡng giáo viên cho chương trình mới vẫn đang được tiến hành như thành phố Đà Nẵng đến tháng 6/2020 mới kết thúc.
Công tác bồi dưỡng là vậy nhưng không phải một sớm một chiều giáo viên có thể thẩm thấu được những ý tưởng mới của chương trình phổ thông tổng thể năm 2018. Bởi chương trình phổ thông lần này có nhiều sự thay đổi toàn diện, được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực.
Quốc hội giao, Bộ Giáo dục không làm, không lẽ Bộ hết người làm rồi? |
Với nhiều thay đổi quan trọng nên để hiểu chương trình phổ thông mới và tham gia chọn sách giáo khoa thời điểm trước tháng 4/2020 đối với nhiều giáo viên là thách thức và cũng là trọng trách nặng nề.
Ngoài hiểu chương trình mới thì giáo viên còn phải hiểu sách giáo khoa, hiểu từng triết lý, ý tưởng của của từng bộ sách.
Một trong những địa phương triển khai sớm việc này là Thành phố Hồ Chí Minh. Họ đang bắt đầu trang bị 5 bộ sách với 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1 cho các nhà trường để giáo viên được tiếp cận sách giáo khoa.
Thời gian từ này đến trước tháng 4/2020 cần đòi hỏi sự nỗ lực lớn của thầy cô để thẩm thấu và đưa ra những đánh giá khách quan về các bộ sách này.
Yêu cầu đánh giá sách giáo khoa phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương; Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông là trách nhiệm các thầy cô phải thực hiện.
Dự thảo thông Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa quy định: “Trong cơ sở giáo dục phổ thông đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi là Hội đồng) do người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thành lập, giúp cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lựa chọn sách giáo khoa.
Mỗi trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông thành lập 1 (một) Hội đồng. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 (một) Hội đồng.
Giáo sư Thái nói đúng thì các nhà soạn sách chương trình 2000 lỗi nặng lắm! |
Hội đồng bao gồm: người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) có sách giáo khoa lựa chọn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 (mười một) người, trong đó có ít nhất 2/3 (hai phần ba) là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên”.
Nếu nội dung này được giữ nguyên thì sẽ có đến hàng nghìn giáo viên tham gia chọn sách giáo khoa và câu hỏi là trong số đó bao nhiêu phần trăm hiểu được chương trình mới và ý tưởng của các bộ sách để đem ra lựa chọn.
Chưa nói đến, hội đồng tối thiểu có đến 11 người nhưng lại có 5 đáp án phải lựa chọn (5 cuốn sách giáo khoa cho mỗi môn học như Toán, Tiếng Việt…) trong khi dự thảo yêu cầu: “Sách giáo khoa được lựa chọn phải được trên 50% (năm mươi phần trăm) số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn...".
Do đó, nếu bỏ phiếu kín khách quan thì rất khó để đạt được yêu cầu, bởi xác suất để 6 thành viên trong hội đồng chọn cùng một sách giáo khoa là rất thấp.