Ngày 6 tháng 12 năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Pháp Francois Hollande tổ chức hội |
Thời gian gàn đây, cuộc đánh cờ giữa Nga - Pháp xung quanh tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral có thể nói là "thay đổi bất ngờ", từ khi Tổng thống Pháp Nicholas Hollande tuyên bố tạm thời sẽ không bàn giao tàu chiến này cho Nga, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Borisov từng mạnh mẽ tuyên bố "sẽ kiện và tìm cách phạt tiền".
Nhưng trong cuộc gặp song phương tổ chức vào ngày 6 tháng 12, thái độ của ông Nicholas Hollande đã "dịu đi", Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cho biết, nếu Pháp không thực hiện hợp đồng, Nga sẽ không đòi bồi thường, chỉ hy vọng Pháp trả lại Nga những chi phí đã bỏ ra. Từ "đánh giáp lá cà" đến "quanh co", thực chất "lật mặt" của hai bên ở chỗ nhu cầu của mỗi bên với lợi ích liên quan.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral là tàu đổ bộ thế hệ thứ tư do Pháp nghiên cứu phát triển sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, áp dụng thiết kế tích hợp có tính năng tàng hình.
Tốc độ của tàu này có thể trên 18 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục đạt 20.000 hải lý, sàn tàu có thể đồng thời cất hạ cánh 6 máy bay trực thăng, tình hình tiêu chuẩn có thể mang theo 450 binh sĩ thực hiện nhiệm vụ trên biển với thời gian 6 tháng, nhiều nhất có thể mang theo 900 binh sĩ vận chuyển cự ly ngắn với mô hình mật độ cao.
Đồng thời, nó sử dụng thiết bị đẩy động lực hoàn toàn bằng điện, đã đơn giản hóa kết cấu tổng thể, đã nâng cao độ tin cậy của hệ thống động lực. Ngoài ra, dựa vào đặc tính thông tin hóa rất cao, không những có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến đổ bộ, mà còn có thể thực hiện nhiệm vụ tàu chỉ huy tác chiến liên hợp lực lượng nhiều nước, còn có thể thực hiện các loại nhiệm vụ chi viện, có thể gọi là một loại tàu tấn công đổ bộ đa năng kiểu mới có tính năng tổng thể tốt.
Ngày 6 tháng 12 năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Pháp Francois Hollande tổ chức hội đàm |
Đối với cuộc khủng hoảng Ukraine, là nước bị NATO đứng đầu là Mỹ tiến hành trừng phạt, Nga nhập khẩu tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral có thể nâng cao rất lớn thực lực tổng hợp trong tác chiến đổ bộ của hải quân, tiến hành điều động lực lượng mặt đất, tấn công kiểu lập thể khi cần thiết, nâng cao rất lớn hiệu quả tác chiến ở khu vực Biển Đen.
Đồng thời, cũng có thể đem lại khả năng răn đe chiến lược hiệu quả trước tình hình hết sức căng thẳng liên quan đến Ukraine, từ đó giành được con bài then chốt trong các cuộc đàm phán tiếp theo giữa các bên, bắn tín hiệu cứng rắn "quyết không thỏa hiệp, không sợ hãi" với bên ngoài.
Trong khi đó, nhìn lại Pháp, do sức ép to lớn của các nước đồng minh NATO, họ quyết định tạm hoãn bàn giao 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral cho Nga, dẫn đến họ một mặt buộc phải dựa vào thỏa thuận song phương, nhận trừng phạt vi phạm hợp đồng 3 - 10 tỷ Euro, làm cho kinh tế trong nước đang vốn què quặt ốm yếu trở nên bị trọng thương.
Mặt khác, trong tương lai, uy tín quốc tế của ngành sản xuất vũ khí Pháp cũng sẽ bị ảnh hưởng to lớn, một khi tổn thất đơn đặt hàng lớn này, các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Pháp sẽ đối mặt với việc công nhân bị thất nghiệp với lượng lớn, thậm chí sẽ nổ ra phong trào bãi công quy mô lớn.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral do Pháp chế tạo |
Ngoài ra, đối với Pháp, nước có gần 200 công ty đầu tư ở Nga, vụ làm ăn này một khi đổ bể, hiệu ứng "phụ" kèm theo cũng sẽ tác động rất lớn tới quan hệ thương mại giữa hai nước Pháp-Nga, xu thế phục hồi kinh tế khó khăn của Pháp chắc chắn sẽ trở thành "bong bóng".
Như vậy, "sự thay đổi chiều gió" giữa hai bên Nga-Pháp cũng không khó lý giải. Nhưng, đối với Pháp - một "thành viên phương Tây", nếu cuối cùng đồng ý bàn giao, họ e rằng sẽ phải đối mặt với khủng hoảng lòng tin của các đồng minh.
Lúc này, ông Putin tuyên bố sẽ không tiền đòi bồi thường vi phạm hợp đồng, một mặt hy vọng "cành ô liu" ông giơ ra có thể lấy Pháp làm khâu đột phá, nhanh chóng cải thiện "đối lập Chiến tranh Lạnh" với NATO.
Mặt khác, "rất nhiều hào hiệp" như vậy cũng đã tiếp tục thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Nga đối với giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng Ukraine. Điều có thể khẳng định là, nước Pháp – nước ở hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan - muốn thực sự thoát khỏi "cảnh khốn khó" này, cũng cần có trí tuệ chính trị rất lớn.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral do Pháp chế tạo |