Máy bay tuần tra săn ngầm Nhật Bản sẽ đến Biển Đông tuần tra |
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 11 tháng 6 dẫn tờ "Nezavisimaya Gazeta" Nga ngày 10 tháng 6 đưa tin, xung đột giữa Trung Quốc và các nước láng giềng bắt đầu leo thang.
Trong khi đó, Nhật Bản sẽ cung cấp viện trợ quân sự cho Philippines, tổ chức tập trận chung, tăng cường hợp tác song phương, thậm chí sẽ điều máy bay gián điệp tuần tra trên không ở Biển Đông.
Báo Nga cho biết, sau khi nhận được sự ủng hộ của đồng minh quân sự Washington, Tokyo có ý đồ phát huy vai trò tích cực hơn trên phương diện ngăn chặn Trung Quốc.
Vì vậy, Hải quân Nhật Bản và Philippines tuyên bố tổ chức cuộc diễn tập liên hợp lần thứ hai ở Biển Đông trong vài tháng qua hoàn toàn không phải ngẫu nhiên.
Hạm đội liên hợp Nhật Bản và Philippines vừa tiến hành tập trận ở Biển Đông |
Tháng 5 năm nay, 2 tàu khu trục của Quân đội Nhật Bản và 1 tàu chiến hiện đại của Philippines đã tiến hành diễn tập liên hợp lần đầu tiên ở vùng biển giữa vịnh Manila và vịnh Subic.
Diễn tập liên hợp chỉ là bước đầu tiên tăng cường hợp tác quân sự với Philippines của Nhật Bản. Căn cứ vào kế hoạch, trong tương lai Nhật Bản sẽ còn điều máy bay quân dụng, chẳng hạn máy bay tuần tra P-3C chở đầy các thiết bị gián điệp bay tuần tra trên không ở Biển Đông.
Hơn nữa máy bay quân sự Nhật Bản sẽ còn hạ cánh xuống căn cứ quân sự của Philippines để tiếp dầu và tiếp tế. Vì thế, hai nước Nhật Bản-Philippines chuẩn bị ký kết một thỏa thuận đặc biệt.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Philippinese Benigno Aquino đã đạt được nhất trí về việc Tokyo cung cấp thiết bị và công nghệ quân sự cho Manila.
Đầu tháng 6 năm 2015, Tổng thống Philippines Benigno Aquino thăm Nhật Bản, hai nước tăng cường quan hệ quốc phòng |
Xu thế leo thang tình hình căng thẳng Biển Đông không chỉ làm cho nhà lãnh đạo nhóm G7 lo ngại, nó cũng làm cho Bắc Kinh cảm thấy bất an. Ít nhất 2 chuyên gia của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã thể hiện sự bất an này trong bài viết trên trang mạng tạp chí "Quan chức ngoại giao".
Học giả Trung Quốc cho rằng, sau khi các nước Việt Nam, Philippines và Malaysia "cưỡng chiếm" đảo ở Biển Đông, Trung Quốc mới bắt đầu tích cực tiến ra Biển Đông "bảo vệ lợi ích của mình".
Chỉ có điều, hành động của Trung Quốc trên phương diện này nhanh chóng hơn, quy mô lớn hơn. Trong khi đó, các thế lực bên ngoài, đặc biệt là sự "can thiệp vô cớ" của Mỹ và Nhật Bản đã làm cho tình hình phức tạp hơn.
Báo Nga và dư luận quốc tế chắc đã biết một sự thực là, cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Trong thế kỷ 20, Trung Quốc đã đem quân xâm lược các quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào các năm 1956, 1974, 1988… - PV.
Trung Quốc đang xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, dùng để áp đặt yêu sách xâm lược, bành trướng "đường lưỡi bò" bất hợp pháp, vô lý, lố bịch |
Trong khi đó, Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với 2 quần đảo này với bằng chứng lịch sử và pháp lý rõ ràng, có sự quản lý hành chính đầy đủ, thể hiện rõ ở thời nhà Nguyễn. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ dùng bản đồ “đường lưỡi bò” vẽ bậy vẽ bạ để đưa ra yêu sách bành trướng - PV.
Việt Nam bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi của mình ở Biển Đông là đương nhiên, hợp pháp, còn Trung Quốc đi xâm lược thì dù họ có hành động gì trên 2 quần đảo trên sau Việt Nam thì cũng là bất hợp pháp, là xâm lược, chứ không thể coi là “kiềm chế” (đi sau nước khác) và “bảo vệ” được - PV.
Hành động của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa rõ ràng là hành động bành trướng, xâm lược, thực dân. Hành động thực dân kiểu “tằm ăn dâu”, gặm nhấm dần dần lãnh thổ nước khác là một hành động thực dân kiểu mới đặc sắc Trung Quốc - PV.
Theo báo Nga, học giả Trung Quốc còn cho rằng, Mỹ can thiệp Biển Đông có ý đồ thực hiện 3 mục đích: bảo vệ hòa bình, ổn định, bảo đảm tự do hàng hải thương mại, điều tàu chiến hải quân và không quân can thiệp Biển Đông, đặc biệt là thu thập tin tức tình báo ở vùng đặc quyền kinh tế của nước khác.
2 điểm trước không thể dị nghị, nhưng điểm thứ ba đã bộc lộ ý đồ chủ nghĩa bá quyền của Mỹ.
Tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ hoạt động ở vùng biển quần đảo Trường Sa |
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Trung Quốc hoàn toàn không cho rằng, mâu thuẫn Trung-Mỹ không thể giải quyết. Chẳng hạn, cách đây không lâu, Trung Quốc và Nga tuy đã tổ chức diễn tập liên hợp ở Địa Trung Hải, nhưng không xâm phạm quyền lợi của bất cứ nước nào khác.
Trong tương lai, Hải quân Trung Quốc có thể sẽ đến vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ, chẳng hạn vùng biển lân cận các căn cứ San Diego và Newport, điều này không nên bị coi là mối đe dọa quân sự.
Chuyên gia Trung Quốc nhấn mạnh, rất rõ ràng, Bắc Kinh không thể kịp thời nói rõ chiến lược của mình cho các đối tác khu vực. Nhiệm vụ của Trung Quốc căn bản không phải là kiểm soát biển, mà là thúc đẩy sách lược "một vành đai, 1 con đường", tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực.
Truyền thông và các chuyên gia Trung Quốc đang tìm mọi cách bôi son trát phấn cho đẹp giả tạo thôi, chứ bản chất thực sự là tìm mọi cách bành trướng đè nén láng giềng với các yêu sách tham lam vô độ, cực kỳ lố bịch. Báo Nga và cộng đồng quốc tế thông minh như vậy, chắc sẽ không bao giờ bị họ đánh lừa một cách dễ dàng - PV.
Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng |