Căn cứ quân sự kiểu đảo nổi (tưởng tượng) |
Tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản ngày 14 tháng 1 cho biết, trước đây, cựu Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi trong một cuộc họp báo từng đề xuất, cần cần lấy đảo nổi nhân tạo siêu lớn trên biển làm căn cứ quân sự di động.
Theo bài báo, Nhật Bản hiện đã tiến hành nghiên cứu và kiểm tra thử nghiệm đảo nổi nhân tạo siêu lớn, công nghệ này có khả năng làm thay đổi chiến lược quân sự của Nhật Bản.
Bài báo dẫn lời ông Junichiro Koizumi cho biết: "Xuất phát từ việc giảm gánh nặng cho căn cứ Okinawa và quan điểm bảo đảm an ninh, trong tương lai cần tiến hành nghiên cứu nghiêm túc đối với việc thiết lập đảo nổi nhân tạo siêu lớn.
Bởi vì, lãnh thổ Nhật Bản đã không có đất có thể làm nơi mới cho máy bay chiến đấu Mỹ tiến hành huấn luyện cất hạ cánh". Đảo nổi nhân tạo siêu lớn là chỉ công nghệ ghép nối nhiều hộp sắt lớn kết cấu như thân tàu và nổi trên biển, bề ngoài giống như đất bằng, thường dùng cho đóng tàu.
Đảo nổi nhân tạo do không cần chôn lấp bờ biển, vì vậy sẽ không phá hoại môi trường. Đảo nổi nhân tạo có thể sử dụng làm sân bay trên biển, căn cứ hậu cần và công viên chủ đề.
Theo bài viết, đảo nổi nhân tạo lớp 1.000 m chế tạo ở vùng biển thành phố Yokosuka, tỉnh Kanagawa vào năm 2000 được sử dụng thực tế để tiến hành thử nghiệm cất hạ cánh máy bay; sau này, một bộ phận khí tài thử nghiệm đã bán cho chính quyền địa phương, được dùng cho mục đích như công viên trên biển.
Trong khi đó, cảng Shimizu thành phố Shizuoka đem bán "công viên nhân tạo" cho công ty điện lực Tokyo sử dụng để xử lý nước ô nhiễm do bị phóng xạ hạt nhân từ sự cố hạt nhân Fukushima.
Vào thập niên 1980, Mỹ từng nghiên cứu phương án căn cứ đảo nổi, nhưng đã bị từ bỏ do tính thực dụng kém. |
Đảo nổi nhân tạo siêu lớn có thể thông qua tàu kéo hoặc thiết bị đẩy trang bị cho nó để di chuyển trên biển. Quân đội Mỹ là người tiên phong ứng dụng công nghệ này trong chiến đấu thực tế.
Quân đội Mỹ triển khai trên toàn cầu, có khi cũng sẽ gặp phải hạn chế các loại hành động, phong trào đòi trả Okinawa của người dân Okinawa chính là một ví dụ điển hình.
Trong chiến tranh Iraq, để ngăn chặn quân Mỹ tấn công Iraq, đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép quân Mỹ đồn trú. Trong tình hình đó, nội bộ quân Mỹ bắt đầu thảo luận ý tưởng "căn cứ trên biển".
Dựa trên tư tưởng này, quân Mỹ có thể trong vòng 10 ngày xây dựng một căn cứ tác chiến quy mô lớn ở vùng biển cách bờ biển lân cận mục tiêu tấn công khoảng 40-160 km, như vậy quân Mỹ có thể tự do hành động trên biển mà không cần phải xin phép chính phủ nước khác.
Tiểu ban nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2003 đã tổng kết kết quả nghiên cứu lấy "căn cứ trên biển" làm nội dung chính của khả năng tác chiến tích hợp quân Mỹ trong tương lai, trong đó có ý tưởng căn cứ di động trên biển.
Đồng thời, nội bộ Mỹ cũng đã đề ra phương án sử dụng công nghệ giếng khoan trên biển để xây dựng đường băng máy bay trên biển, sẵn sàng dùng để cất hạ cánh máy bay vận tải cỡ lớn và máy bay cánh xoay Osprey.
Đảo nổi nhân tạo mang tính thử nghiệm của Nhật Bản |
Nhưng, đảo nổi nhân tạo cũng tồn tại những khuyết điểm như tốc độ di chuyển chậm, kinh phí chế tạo và sửa chữa đắt đỏ, dễ bị tấn công. Theo bài báo, hiện nay, các doanh nghiệp Nhật Bản, đại diện chính là những doanh nghiệp cơ khí hạng nặng và đóng tàu như Công nghiệp nặng Mitsubishi đang thúc đẩy kế hoạch chế tạo đảo nổi nhân tạo siêu lớn dùng cho trạm trung chuyển đất liền và giếng khoan đáy biển ở bờ biển duyên hải Brazil, nghe nói, vấn đề về công nghệ đang từng bước giải quyết.
Bài báo bình luận, Nhật Bản từng thông qua thành lập lực lượng cơ động tàu sân bay đã làm thay đổi cục diện chiến lược hải quân thế giới.
Một khi dùng đảo nổi nhân tạo tích hợp công nghệ đóng tàu và luyện thép của Nhật Bản làm căn cứ quân sự trên biển di động, có thể sắp đến ngày tiếp tục làm thay đổi triệt để cục diện chiến lược hải quân thế giới.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lưu Giang Bình cho rằng, đảo nổi nhân tạo trên biển là chỉ không tận dụng điều kiện địa lý tự nhiên, mà tận dụng các công trình trên biển nhân tạo, đây là một loại công trình biển rất có triển vọng phát triển.
Công nghệ này có sự khác biệt rất lớn so với tàu sân bay. Tàu sân bay là một phương tiện di động trên biển tốc độ cao, trong khi đó đảo nổi nhân tạo thường cố định, mặc dù có thể di động thì tốc độ cũng rất chậm, có thể thông qua động lực của bản thân hoặc tác động từ bên ngoài để tiến hành di chuyển vài hải lý hoặc vài chục hải lý.
Phương án căn cứ đảo nổi từng được nghiên cứu vào thập niên 1950 để triển khai máy bay ném bom hạt nhân. |
Do nó có diện tích rất lớn, cho nên hoàn toàn có thể trở thành một căn cứ hàng không đảo nổi khổng lồ, bên trên xây dựng đường băng dài như sân bay ở đất liền, máy bay đất liền không cần tiến hành cải tạo vẫn có thể tiến hành cất hạ cánh.
Ngoài chức năng này, nó còn có thể phát triển thành trung tâm hậu cần trên biển và trung tâm trung chuyển vật tư trên biển-trên không, thậm chí có thể sử dụng như một trung tâm chỉ huy thời chiến và căn cứ bảo đảm hậu cần.
Trước đó từng có bài báo cho rằng, Nhật Bản có thể sẽ xây dựng căn cứ mới ở đất hoang Futenma, đã có công nghệ này thì hoàn toàn có thể không cần đến đất nữa, trực tiếp dùng một căn cứ đảo nổi nhân tạo cố định là có thể thực hiện cất hạ cánh máy bay chiến đấu như F-22 Raptor của quân đồn trú Mỹ tại Nhật Bản.
Lưu Giang Bình cho rằng, hiện nay công nghệ loại công trình biển mang tính tổng hợp này đã tương đối hoàn thiện, kể cả về động lực và thiết bị phần cứng, nhưng vấn đề quan trọng là làm thế nào để đạt sự cân bằng giữa chức năng và chi phí chế tạo. Một vấn đề nữa là, luật pháp có liên quan như luật quốc tế quy định việc ứng dụng công nghệ này ở nước ngoài như thế nào.
Vào năm 1942-1943, Anh nhiệt tình với phương án "tàu sân bay núi băng", nhưng không thành công do băng tan nhanh |