Ngày 12 tháng 1 năm 2013, Lữ đoàn nhảy dù số 1 Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản tiến hành diễn tập nhảy dù thường niên |
Hiện nay, Nhật Bản tiếp tục triển khai hành động liên tiếp để đối phó Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền nhóm đảo Senkaku, trong đó có một số biện pháp đáng chú ý là Nhật Bản sẽ viết rõ đảo Senkaku là “lãnh thổ cố hữu” vào sách giáo khoa cấp 2 và cấp 3, đồng thời tăng cường hợp tác bảo vệ đảo đá thông qua hợp tác giữa Lực lượng Phòng vệ và Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản.
Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông của cả Trung Quốc và Nhật Bản đều đưa nhiều thông tin về các hoạt động ứng phó Trung Quốc của Nhật Bản cả trong và ngoài nước:
Nhật Bản cải tạo tàu khu trục Izumo thành tàu sân bay thực sự
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 13 tháng 1 đưa tin, theo nhiều phương tiện truyền thông Nhật Bản ngày 11, để tăng cường sức mạnh phòng vệ cho "hướng tây nam" trong đó có nhóm đảo Senkaku (Trung Quốc coi là đảo Điếu Ngư), Bộ Quốc phòng Nhật Bản quyết định tiến hành cải tạo hệ thống đối với tàu sân bay hạng nhẹ Izumo sắp bàn giao cho Lực lượng Phòng vệ Biển, làm cho nó có chức năng "Bộ Tư lệnh tiền tuyến", tăng cường khả năng chỉ huy thống nhất đối với 3 quân chủng của Lực lượng Phòng vệ.
Ngày 12 tháng 1 năm 2013, Lữ đoàn nhảy dù số 1 Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản tiến hành diễn tập nhảy dù thường niên |
Theo bài báo, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ lắp đặt trung tâm chỉ huy trên tàu Izumo, xây dựng hệ thống thông tin có thể chỉ huy 3 quân chủng Lực lượng Phòng vệ, tập hợp thông tin về việc vận chuyển lực lượng đổ bộ đoạt đảo, thông tin về phối hợp của tàu vận tải và chi viện trên không - những thông tin này được tổng hợp ở trung tâm chỉ huy, qua đó tiến hành chỉ huy đối với tác chiến hiệp đồng của 3 quân chủng Lực lượng Phòng vệ. Ngoài ra, trong 5 năm tới, Nhật Bản sẽ trang bị máy bay vận tải Osprey Mỹ có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng cho tàu Izumo.
Nguyên Tư lệnh hạm đội Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Makoto Yamasaki có bài viết nhấn mạnh, chức năng quan trọng hàng đầu của tàu Izumo là "tàu chỉ huy, thông tin, tình báo" (FIC), làm trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp. Nhìn vào tình hình Nhật Bản mở cửa khu vực chỉ huy tác chiến bên trong tàu Izumo vào tháng 8 năm 2013 sẽ thấy, tăng cường chức năng FIC đã sớm được tính toán ngay từ khi thiết kế tàu này, văn phòng của thuyền trưởng tàu này nằm ở bên cạnh phòng hạ sĩ quan, cộng với nhiều phòng tham mưu, diện tích lớn của trung tâm chỉ huy tác chiến (CIC) và trung tâm thông tin tác chiến đã gây kinh ngạc cho mọi người.
Theo bài báo, nếu Bộ Quốc phòng Nhật Bản xác định tàu Izumo là tàu chỉ huy các chiến dịch đoạt đảo của Nhật Bản trong tương lai, thì phải tạo được liên kết dữ liệu tốc độ cao hợp nhất ở trung tâm thông tin tác chiến tàu Izumo, hình thành hệ thống chỉ huy nối liền đầu cuối, hoàn thiện hệ thống, chức năng hoàn bị.
Ngày 12 tháng 1 năm 2013, Lữ đoàn nhảy dù số 1 Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản tiến hành diễn tập nhảy dù thường niên |
Bài báo dẫn cựu quan chức Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cho biết, trước khi tàu Izumo được bàn giao, nó sẽ được trang bị hệ thống phân phát thông tin chiến thuật liên hợp liên quân chủng (JTIDS), Quân đội Mỹ đóng tại Nhật Bản đã triển khai chuỗi dữ liệu có chức năng này (Link 16), đồng thời để thể hiện uy lực to lớn trong các cuộc diễn tập liên hợp giữa Nhật-Mỹ.
Có chuyên gia quân sự cho rằng, một khi tàu Izumo trở thành tàu chỉ huy, khi đó, các máy bay như E-767, E-2C, F-15J của Lực lượng Phòng vệ Trên không, các máy bay như P-3C và tàu chiến cỡ lớn như tàu sân bay hạng nhẹ, tàu khu trục của Lực lượng Phòng vệ Biển, sở chỉ huy mặt đất hệ thống phòng không mặt đất Lực lượng Phòng vệ Mặt đất đều có thể kết nối, làm "trong suốt" nhận dạng chiến trường.
Theo bài báo, khả năng điều khiển tàu sân bay hạng nhẹ Izumo của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ngày càng hoàn thiện, hơn nữa dưới sự huấn luyện của quân Mỹ, bắt đầu thăm dò khả năng đưa tàu chiến có đường băng nối thẳng vào tác chiến đổ bộ, điều này chắc chắn làm cho tàu Izumo sau cải tạo có thể nhanh chóng hình thành sức chiến đấu.
Tờ "Nghiên cứu Quân sự" Nhật Bản tiết lộ, 2 tàu sân bay hạng nhẹ Hyuga và Ise hiện có của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản thường xuyên tham gia diễn tập quân sự đổ bộ đoạt đảo và điều đồng lực lượng tầm xa, những bài học kinh nghiệm về tác chiến liên hợp được nhanh chóng áp dụng cho chế tạo tàu Izumo.
Ngày 12 tháng 1 năm 2013, Lữ đoàn nhảy dù số 1 Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản tiến hành diễn tập nhảy dù thường niên |
Chẳng hạn, trong diễn tập "Dawn Blitz" Nhật-Mỹ tháng 6 năm 2013, tàu sân bay hạng nhẹ Hyuga của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã thử nghiệm cho máy bay vận tải Osprey của Thủy quân lục chiến Mỹ hạ cánh xuống đường băng và đưa vào kho chứa máy bay, quân Mỹ thậm chí cử tổ lái Osprey và nhân viên hậu cần mặt đất có kinh nghiệm lên tàu Hyuga truyền kinh nghiệm cho đồng nghiệp Nhật Bản, trong đó có cách thức làm cố định các bộ phận quan trọng của máy bay Osprey, đồng thời đưa ra kiến nghị cải tạo đối với các thiết bị của nhà chứa máy bay, những kinh nghiệm này đều được nhà chế tạo tàu Izumo tiếp thu.
Theo báo Nhật, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đang bàn việc trang bị máy bay do thám không người lái có thể cất hạ cánh trên tàu chiến cỡ lớn và các thiết bị có liên quan đến cất hạ cánh máy bay cánh cố định. Bởi vì, máy bay cánh cố định được cho là đã vượt quyền hạn quyền tự vệ của Lực lượng Phòng vệ theo quy định của Hiến pháp Nhật Bản, trước đây, trên tàu chiến cỡ lớn của Nhật Bản luôn không trang bị máy bay cánh cố định, chỉ có máy bay trực thăng. Theo bài báo, cùng với việc đi sâu nghiên cứu trong tương lai, Nhật Bản có thể sẽ sở hữu tàu sân bay có thể cất hạ cánh máy bay chiến đấu.
Nhật Bản diễn tập nhảy dù lấy Trung Quốc làm đối tượng
Theo đài truyền hình NHK Nhật Bản ngày 12, Lữ đoàn nhảy dù số 1 tinh nhuệ của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản đã công khai hình quay về hoạt động huấn luyện "nhảy dù xuống đảo nhỏ" từ máy bay ở thao trường Narashino, thành phố Funabashi, tỉnh Chiba. Thông thường, do thực hiện nhiệm vụ theo dõi trên bầu trời đảo Senkaku, máy bay tuần tra săn ngầm P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển cũng đã tham gia cuộc diễn tập này.
Ngày 12 tháng 1 năm 2013, Lữ đoàn nhảy dù số 1 Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản tiến hành diễn tập nhảy dù thường niên |
Còn theo mạng "Tin tức Trung Quốc", ngày 12 tháng 1, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tổ chức cuộc diễn tập quân sự nhảy dù thường niên lần này có sự tham gia của 300 binh sĩ, 20 máy bay. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã xem cuộc diễn tập, đồng thời yêu cầu lữ đoàn tăng cường huấn luyện, đảm đương nhiệm vụ quan trọng hơn trong tương lai.
Theo bài báo, chủ đề của cuộc diễn tập là nhảy dù xuống đảo nhỏ và tiến hành tác chiến. Dưới sự yểm trợ của máy bay trực thăng vũ trang và xe chiến đấu, lực lượng nhảy dù xuống "đảo nhỏ", tiến hành tác chiến đoạt lại.
Bộ trưởng Itsunori Onodera huấn thị nói: "Căn cứ vào đại cương phòng vệ mới, chúng ta cần xây dựng lực lượng phòng vệ cơ động tổng hợp mới, Lữ đoàn nhảy dù số 1 thực hiện nhiệm vụ tác chiến cơ động liên hợp với lực lượng hàng không, trách nhiệm sẽ quan trọng hơn hiện nay". Ông yêu cầu binh sĩ nắm chắc huấn luyện, kịp thời ứng phó với tình hình chiến tranh có thể xuất hiện.
Theo tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản ngày 12 tháng 1, cuộc diễn tập lần này chủ yếu tập trung vào vấn đề đảo Senkaku, lấy Trung Quốc làm “kẻ thù giả tưởng” để triển khai. Lực lượng Phòng vệ coi thao trường là “đảo nhỏ”, cho binh sĩ nhảy dù từ máy bay vận tải và máy bay trực thăng xuống mặt đất, tiến hành diễn tập. Huấn luyện còn mô phỏng Lực lượng Phòng vệ dưới sự yểm trợ của máy bay trực thăng chiến đấu áp chế có hiệu quả kẻ địch chiếm đóng đảo. Theo bài báo, Đại cương kế hoạch phòng vệ mới của Nhật Bản đã tập trung vào tăng cường “phòng vệ đảo nhỏ”.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera thị sát diễn tập |
Nhật Bản muốn tăng cường hợp tác quốc phòng với Pháp kiềm chế Trung Quốc
Tân Hoa xã ngày 13 tháng 1 có bài viết cho rằng, Pháp và Nhật Bản ngày 9 tháng 1 cam kết tăng cường quan hệ quân sự song phương, lúc này, Tokyo đang tìm kiếm sự ủng hộ của Pháp trong tranh chấp đảo lâu dài và gần đây căng thẳng leo thang với Bắc Kinh. Tranh chấp không ngừng leo thang gây lo ngại hai nước cuối cùng có thể sẽ xuất hiện xung đột vũ trang.
Tờ "Asahi Shimbun" Nhật Bản ngày 10 tháng 1 cho biết, Chính phủ hai nước Nhật-Pháp ngày 9 tháng 1 đã tổ chức Hội đàm "2+2" đầu tiên có sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng của cả hai bên, nhất trí đồng ý thành lập 2 "Ủy ban" triển khai tham vấn về hợp tác nghiên cứu chế tạo sản phẩm trang bị phòng vệ và quản lý xuất khẩu. Tuyên bố chung Nhật-Pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do và an toàn trên không và trên biển, mặc dù không chỉ đích danh, nhưng đã tiến hành kiềm chế đối với Trung Quốc.
Theo hãng AFP, sau hội đàm "2+2", tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius nói: "Chúng tôi hy vọng áp dụng các hành động cụ thể... tăng cường công nghiệp quân sự và công nghệ quốc phòng của hai nước".
Ngày 12 tháng 1 năm 2013, Lữ đoàn nhảy dù số 1 Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản tiến hành diễn tập nhảy dù thường niên |
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết, hai nước có kế hoạch triển khai hợp tác trên các lĩnh vực như tàu ngầm, máy bay không người lái và máy bay trực thăng thế hệ mới nhất.
Theo bài báo, trước khi đến thăm Pháp, ông Fumio Kishida đã đến Tây Ban Nha trước, lúc này Nhật Bản đang nỗ lực tranh thủ sự hiện diện trên vũ đài quốc tế.
Theo bài báo, Nhật Bản đã tổ chức hội đàm "2+2" với Mỹ, Australia và Nga, hiện nay đang tích cực lấy lòng Pháp và Tây Ban Nha để trợ giúp mở rộng tầm ảnh hưởng ở châu Phi và Mỹ Latinh. Ngoài ra, Nhật Bản không ngừng cử nhân viên gìn giữ hòa bình tham gia các hoạt động của Liên hợp quốc, đồng thời thông qua thiết lập căn cứ ở Djibouti trợ giúp tấn công cướp biển để tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Phi.
Ông Fumio Kishida cho biết, ông và Bộ trưởng Fabius đã thảo luận về tranh chấp đảo với Trung Quốc, khi đó mọi người phổ biến lo ngại tranh chấp này có thể sẽ gây ra xung đột. Ông nói: "Hòa bình của khu vực này là vấn đề chúng tôi cần phải cùng tranh thủ. Chúng tôi hy vọng được Pháp chia sẻ".
Tờ "Asahi Shimbun" Nhật Bản ngày 10 tháng 1 đưa tin, chính quyền Shinzo Abe sẽ căn cứ vào tư tưởng "chủ nghĩa hòa bình tích cực" thúc đẩy quan hệ Nhật-Pháp. Tại cuộc họp báo sau hội đàm, Ngoại trưởng Fumio Kishida nhấn mạnh: "Tham vấn 2+2 đã mở ra kỷ nguyên mới cho hợp tác an ninh và quốc phòng Nhật-Pháp". Tham vấn "2+2" vòng 2 sẽ tổ chức tại Nhật Bản vào năm 2015.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera tại cuộc diễn tập |
Theo bài báo, Nhật-Pháp sẽ thành lập "Ủy ban hợp tác trang bị phòng vệ" và "Ủy ban cơ chế quản lý xuất khẩu". Quan chức các bộ ngành như Ngoại giao, Quốc phòng, Kinh tế hàng năm sẽ tổ chức tham vấn hai lần.
Trong "Chiến lược bảm đảo an ninh quốc gia" - phương châm ngoại giao và an ninh cơ bản xây dựng vào cuối năm 2013, chính quyền Shinzo Abe đề xuất, sau tháng 1 năm 2014 sẽ đưa ra Nguyên tắc mới thay thế cho Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí. Nhật Bản đã ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu chế tạo trang bị có liên quan đến trang phục phòng hộ hóa học với Anh.
Tuyên bố chung Nhật-Pháp nhấn mạnh: "Bảo đảm tự do bay trên không và an toàn máy bay hàng không dân dụng ở vùng biển quốc tế và vùng đặc quyền kinh tế rất quan trọng". Điều này nhằm thẳng vào việc Trung Quốc vừa lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông.
Tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật Bản ngày 10 tháng 1 cho biết, hai bên nhất trí cho rằng, cần bảo đảm tự do bay và an toàn máy bay hàng không dân dụng trên bầu trời vùng biển quốc tế, hai bên còn quyết định thiết lập cơ chế đối thoại hợp tác nghiên cứu chế tạo trang bị phòng vệ (quốc phòng).
Ngày 12 tháng 1 năm 2013, Lữ đoàn nhảy dù số 1 Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản tiến hành diễn tập nhảy dù thường niên |
Tuyên bố chung Nhật-Pháp cho hay: "Căn cứ vào luật pháp quốc tế để giải quyết hòa bình tranh chấp" rất quan trọng. Điều này không chỉ đích danh, nhưng rõ ràng yêu cầu Trung Quốc tuân thủ quy tắc quốc tế. Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Fabius nói: "An ninh Đông Á và an ninh thế giới có liên quan chặt chẽ với nhau. Hy vọng bảo đảm tự do bay".
Theo bài báo, về hợp tác nghiên cứu chế tạo trang bị phòng vệ, Nhật-Pháp quyết định thành lập Ủy ban liên hợp gồm các quan chức cấp Trưởng Phòng để lựa chọn các chương trình nghiên cứu phát triển. Bộ trưởng Jean-Yves Le Drian cho biết, chương trình chuẩn bị hợp tác gồm có "công nghệ nano, công nghệ tấn công mạng phòng ngự và máy bay trực thăng thế hệ mới".
Báo Nhật: Năm 2013 tàu cảnh sát biển Trung Quốc xâm nhập vùng biển 12 hải lý đảo Senkaku 54 ngày
Mạng "Tin tức Trung Quốc" dẫn tờ "Japan News Network" ngày 12 tháng 1 đưa tin, cơ quan bảo vệ bờ biển Vùng 11 của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, sáng ngày 12 tháng 1, có 3 tàu cảnh sát biển Trung Quốc xâm nhập vùng biển 12 hải lý của đảo Senkaku.
Xe tăng chiến đấu Type 10 và Type 74 của Nhật Bản trong cuộc diễn tập |
Bài báo dẫn thống kê của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, năm 2013, tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã xâm nhập tổng cộng 54 ngày vùng biển 12 hải lý đảo Senkaku. Ngoài ra, theo thông tin từ trang mạng Cục hải dương quốc gia Trung Quốc, ngày 12 tháng 1 năm 2014, biên đội tàu công vụ Trung Quốc gồm các tàu Hải cảnh-2506, 2113, 2166 lần lượt tuần tra ở lãnh hải đảo Senkaku.
Ngoài ra, đối với các hành động của Nhật Bản, ngày 13 tháng 1, tại cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tiếp tục tuyên bố đảo Điếu Ngư (Nhật gọi là Senkaku) thuộc về Trung Quốc, phê phán Nhật Bản có lập trường và cách làm sai lầm, đã “phủ nhận lịch sử, phủ nhật trật tự quốc tế sau Chiến tranh và Hiến chương Liên hợp quốc”; đồng thời khẳng định cái mà Bắc Kinh gọi là “ý chí bảo vệ chủ quyền” của Trung Quốc.