Những luồng ý kiến này được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận hứa sẽ tiếp thu và xem xét có điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế và sát với điều kiện địa phương.
Bộ GD&ĐT sẽ bỏ miễn thi 20% và Ngoại ngữ sẽ là môn tự chọn? Ảnh minh họa. |
Nhận định về nguồn tin chưa chính thức này, trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam một số lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các Sở GD&ĐT đã đồng tình ủng hộ phương án của Bộ.
Ông Trần Văn Chương, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Yên cho biết, không nên miễn thi 20% là đúng, vì nếu miễn thi sẽ tạo ra sự không công bằng và ảnh hưởng tới quá trình dạy học.
Trước thông tin môn Ngoại ngữ có thể là môn tự chọn, ông Chương cho rằng: “Tôi vẫn ủng hộ thi Toán, Văn và các môn Ngoại ngữ, vì ngoại ngữ bao nhiêu năm nay học sinh đều được học ngoại ngữ là Anh văn, chỉ còn một vài nơi nào đó không đáng kể.
Ngoại ngữ là một chiến lược quốc gia, do đó phải cố gắng đưa ngoại ngữ vào thi chính thức, các nước Đông Nam Á xung quanh mình đều nói tốt ngoại ngữ, ngược lại ngoại ngữ của chúng ta vẫn còn kém”.
Chia sẻ thêm, nguyên lãnh đạo Sở này cho hay, ông coi ngoại ngữ là một môn thi và lấy kết quả học tập của các em học sinh lớp 12 để đánh giá là cần thiết. Ông Chương cũng cho biết, nếu ngoại ngữ là môn tự chọn thì tỉnh Phú Yên học sinh sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, vì ít có em nào không học ngoại ngữ, tất cả đều học Anh văn từ lớp 6 trở lên, ngoại trừ em nào yếu quá thì không muốn thi.
“Nếu không bỏ miễn thi 20% sẽ gây ra tình trạng chạy điểm, nảy sinh tiêu cực, cái được thì không thấy nên tôi tán thành bỏ 20%. Thi tốt nghiệp tôi nghĩ nên làm thật nhẹ nhàng, không có điều gì phải ghê gớm. Quan điểm của tôi, trước đây khi còn là giám đốc tôi đã nhiều lần đề nghị thi tốt nghiệp nên chăng phân cấp cho các tỉnh làm, Bộ chỉ hướng dẫn về nội dung thi, hướng dẫn về kiến thức, kĩ năng thì cần những gì, số môn, còn lại tỉnh lo được. Tuyển sinh vào lớp 10 còn căng hơn nhiều nhưng tỉnh vẫn làm tốt” ông Thắng cho biết.
“Vấn đề cách thi tốt nghiệp của chúng ta hiện nay làm thế nào cho thật nhẹ nhàng, làm sao cho học sinh có nền tảng kiến thức phổ thông có thể vượt qua một cách dễ dàng” ông Thắng bày tỏ.
“Ngoại ngữ không những cần thi mà phải có cách thi để đánh giá xem đúng học sinh có học thực chất hay không, còn ngoại ngữ thành môn tự chọn thì nước mình đã là nước kém ngoại ngữ, những vùng nông thôn như Nam Định chúng tôi môn tự chọn sẽ không chuộng ngoại ngữ” ông Thắng nêu quan điểm.
Có ba điều cần lưu ý trong tính “cách mạng” thay đổi và công nhận thi tốt nghiệp THPT năm nay là: Thứ nhất, quá trình học tập của học sinh, ở Bộ quan niệm chỉ cần lấy kết quả của lớp 12, nhưng theo quan điểm của ông Thắng có thể lấy luôn cả lớp 10, lớp 11 để tránh học sinh học lệch, và đúng nghĩa là đánh giá cả một quá trình. Thứ hai, đổi mới các môn thi. Thứ ba, điểm khuyến khích và ưu tiên (nếu có), chứ không phải chỉ là bao nhiêu phần trăm miễn thi hay thi môn gì mới là điểm chính.
Theo thông tin ông Thắng cho biết, tỉnh Quảng Nam có 50 trường THPT, trước đây môn Ngoại ngữ là môn bắt buộc thì chỉ có 2/50 trường làm đơn đề nghị thi bắt buộc, nên việc học ngoại ngữ và thi ngoại ngữ ở nhiều tỉnh đã trở thành nề nếp, một khí thế rất mạnh.
Ông Thắng dẫn chứng, trong Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo có một chi tiết khiến ông đặc biệt quan tâm: “Phấn đấu đến năm 2020 thì có 80% thanh niên Việt Nam có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương…”. Theo ông Thắng, điều này đã nhấn mạnh tới việc phổ cập giáo dục ở bậc trung học và tỉnh Quảng Nam đã xác định được điều này và đang tích cự triển khai.