Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral do Pháp chế tạo |
Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 23 tháng 12 đăng bài viết "Doãn Trác: Pháp từ chối bàn giao Mistral sẽ không làm lung lay sức mạnh Hải quân Nga".
Bài viết cho rằng, theo dõi tiến triển mới nhất của việc Nga mua sắm tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Pháp, được biết, khoảng 400 thủy thủ Nga được huấn luyện tại Pháp vào ngày 18 tháng 12 đã lên đường về nước. Có phương tiện truyền thông cho rằng, đây là do Pháp có thể sẽ trì hoãn vô thời hạn thời gian bàn giao tàu chiến.
Như vậy, tính năng của tàu Mistral như thế nào? Pháp nếu như thật sự từ chối bàn giao sẽ có ảnh hưởng gì tới sức mạnh hải quân của Nga? Chuyên gia quân sự Trung Quốc Doãn Trác đã tiến hành bình luận về những vấn đề này.
Tàu Mistral có tính năng tổng hợp tốt
Tháng 6 năm 2011, Nga đã ký kết hợp đồng 1,2 tỷ Euro với Pháp, muốn mua 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral. Nhà quan sát quân sự Trung Quốc Doãn Trác cho rằng, tàu Mistral là một loại tàu chiến có tính năng tổng hợp tốt.
Trước hết, về năng lực tác chiến tổng hợp, tàu Mistral có thể vận chuyển rất nhiều máy bay trực thăng, tàu đệm khí đổ bộ. Trọng tải của nó vừa phải, khoảng hơn 20.000 tấn, một lần có thể điều động khoảng 700 binh sĩ đánh bộ, đại khái là quy mô 1 tiểu đoàn đến 1 tiểu đoàn rưỡi. Năng lực điều động như vậy có thể đóng vai trò quan trọng trong bất cứ cuộc can thiệp vào một nước vừa và nhỏ nào.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral mang tên Vladivostok, Pháp chế tạo cho Nga, nhưng chưa bàn giao |
Ngoài ra, trình độ thông tin hóa của tàu Mistral rất cao, nó chẳng những có thể làm tàu chiến tác chiến đổ bộ, mà còn có thể làm tàu chỉ huy tác chiến đổ bộ. Trong các loại hình thức tác chiến, tác chiến đổ bộ là một loại có tính tổng hợp mạnh nhất, cũng là một loại hình thức tác chiến phức tạp nhất, bao gồm chỉ huy đối với lực lượng đường không và lực lượng đường biển, tổ chức tác chiến mặt đất. Thiết bị chỉ huy kiểm soát của tàu Mistral rất đầy đủ, tính năng hệ thống chỉ huy của nó cũng cao nhất trong những tàu đổ bộ hiện có.
Pháp hoàn toàn không hủy bỏ hợp đồng Mistral
Được biết, chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral đầu tiên Pháp chế tạo cho Nga mang tên Vladivostok đã hạ thủy vào tháng 10 năm 2013, nhưng do chuyển biến xấu của tình hình Ukraine, chịu sức ép của NATO, Pháp nhiều lần trì hoãn thời gian bàn giao. Nhà quan sát quân sự Doãn Trác cho rằng, Nga rút binh sĩ về có thể là một thỏa thuận tạm thời đạt được giữa hai nước.
Nga rút 400 nhân viên được huấn luyện trước hết cho thấy Pháp trong ngắn hạn chắc chắn sẽ không tiến hành công tác bàn giao tàu Mistral, nhưng Chính phủ Pháp cũng không công khai cho biết từ chối bàn giao. Vấn đề bàn giao tàu Mistral của hai bên đã bàn rất nhiều thời gian, hiện thuộc giai đoạn giằng co. Nếu không bàn giao, nhất là tàu Vladivostok đã chế tạo xong, Pháp sẽ bị thiệt hại kinh tế có thể lên tới vài tỷ Euro, đây là thiệt hại rất lớn đối với Pháp.
Từ khi sự kiện Ukraine nổ ra và Pháp từ chối bàn giao tàu Mistral cho đến nay đã trải qua hơn nửa thời gian, nhanh chóng chuẩn bị hết năm 2014. Trong tình hình tranh chấp chưa được giải quyết, Pháp có thể thu tàu Mistral hay không vẫn là một ẩn số chưa xác định. Nga có thể đã đạt nhất trí với Pháp, đó là nhân viên huấn luyện Nga về nước, như vậy vừa tiện cho quản lý vừa có thể giảm chi phí của hai bên, nhưng thỏa thuận này có thể chỉ mang tính tạm thời.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral |
Mistral sẽ không gây ảnh hưởng lớn lắm tới sức mạnh của Hải quân Nga
Mặc dù binh sĩ Nga được huấn luyện đã rút về, nhưng người phát ngôn Cơ quan đóng tàu Pháp ngày 18 tháng 12 cho biết, Pháp vẫn chưa đưa ra quyết định có bàn giao tàu chiến cho Nga hay không. Nhà quan sát quân sự Doãn Trác cho rằng, cho dù Pháp từ chối bàn giao tàu Mistral cũng sẽ không gây ảnh hưởng lớn lắm đến sức mạnh của Hải quân Nga.
Nga có năng lực tự chế tạo tàu đổ bộ, tàu đổ bộ Ivan Rogov của Nga cũng là một loại tàu đổ bộ có tính năng tương đối tốt. Khuyết điểm là trọng tải của tàu đổ bộ do Nga tự chế tạo không đủ lớn, chỉ trên 10.000 tấn, ngoài ra, khoang tàu và đường băng cũng tương đối nhỏ.
Nhưng, cùng với việc hoàn thành chiếc tàu lớp Mistral đầu tiên mà Pháp chế tạo cho Nga, theo tiến độ chế tạo tàu Vladivostok, các nhân viên được huấn luyện của Nga về cơ bản đã học được toàn bộ quá trình đóng tàu của Pháp. Nhân viên chuyên nghiệp Nga chắc chắn đã nắm đầy đủ thông số và tài liệu về tính năng cơ bản chế tạo tàu Mistral.
Ngoài ra, về tổng thể, tàu đổ bộ không phải là một loại tàu tác chiến, mà là tàu hỗ trợ. Trong toàn bộ hàng ngũ hải quân, tàu sân bay, tàu khu trục, tàu tuần dương, tàu hộ vệ đều có thể dùng pháo, tên lửa hoặc ngư lôi để trực tiếp tấn công mục tiêu. Nhưng, tàu đổ bộ thì khác, nó sẽ không trực tiếp gây sát thương đối với tàu chiến khác, vì vậy năng lực tấn công và năng lực phòng thủ của tàu đổ bộ đối với hải quân sẽ không gây ảnh hưởng quan trọng.
Nga sở dĩ muốn mua tàu Mistral chủ yếu là muốn dùng nó cho các cuộc chiến như Gruzia. Nếu như trong chiến tranh Gruzia, Nga đã trang bị tàu Mistral thì năng lực tấn công của họ đối với Gruzia sẽ mạnh hơn nhiều, 2 - 3 chiếc tàu Mistral có thể điều động vài nghìn quân, đây sẽ là một tác động quan trọng đối với phòng thủ mặt đất của đối thủ. Nhưng, điều này hoàn toàn không có nghĩa là thiếu tàu Mistral thì Nga sẽ không có biện pháp thay thế khác. Nga có tàu đổ bộ ở khu vực Biển Đen, có năng lực tấn công cánh rất mạnh đối với các nước xung quanh Biển Đen.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral mang tên Vladivostok, Pháp chế tạo cho Nga |
Cho nên Pháp nếu thực sự từ chối bàn giao tàu Mistral, về tổng thể, sẽ không gây ảnh hưởng lớn lắm đến cán cân giữa năng lực hải quân của Nga và sức mạnh hải quân các nước trên thế giới, tàu Mistral là một loại tàu chiến tiên tiến, nhưng nó sẽ không đóng vai trò then chốt trong tiến trình tương lai của chiến tranh.