Tập trận đổ bộ với Mỹ
Trang mạng "Nhật báo phương Đông" Hồng Kông tuyên truyền cho biết, Philippines đã lôi kéo Mỹ tổ chức diễn tập đổ bộ “Phiblex 15” dài 12 ngày – từ ngày 29 tháng 9 đến ngày 10 tháng 10 ở đảo Palawan và đảo Luzon.
Theo người phát ngôn lực lượng Thủy quân lục chiến Philippines, tham gia cuộc diễn tập này có tổng cộng 4.000 binh sĩ của Philippines (1.000) và Mỹ (3.000).
Tháng 5 năm 2014, Mỹ và Philippines tiến hành tập trận đột kích đổ bộ ở Biển Đông (ảnh tư liệu) |
Theo người phát ngôn này, lực lượng thủy quân lục chiến và hải quân hai nước sẽ tham gia các nội dung diễn tập như diễn tập chỉ huy, diễn tập thực địa, diễn tập đổ bộ, huấn luyện phối hợp sử dụng các loại vũ khí, phối hợp tổ chức các chiến dịch như dân sự, quân sự, nhân đạo v.v…
Trong khi đó, quyền phát ngôn viên Hải quân Philippines Marinette Domingo cho biết, nội dung diễn tập bao gồm ở vùng biển phía tây đảo Palawan tiến hành diễn tập đổ bộ, giao lưu mô phỏng tác chiến chiến thuật, lập kế hoạch an ninh hàng hải và diễn tập sở chỉ huy; ở tỉnh Zambales, quân đội hai nước sẽ tiến hành diễn tập hành động đột kích cơ giới hóa;
tại căn cứ quân sự Crow Valley, lực lượng pháo binh dã chiến hai nước sẽ cùng lực lượng thủy quân lục chiến tổ chức diễn tập tác chiến liên hợp; ở căn cứ Subic và Clark, quân đội hai nước sẽ còn tiến hành diễn tập sơ tán nhân viên phi chiến đấu.
Theo Marinette Domingo, cuộc diễn tập lần này nhằm thúc đẩy quan hệ quân sự Philippines-Mỹ, tăng cường các năng lực như tác chiến liên hợp, tác chiến đổ bộ.
Đại diện Đại sứ quán Mỹ tại Philippines tiết lộ, kế hoạch diễn tập chủ yếu tập trung vào đưa ra phương án, triển khai bảo vệ lãnh thổ và hoạt động an toàn hàng hải, mục tiêu diễn tập là củng cố năng lực phối hợp của lực lượng vũ trang hai nước.
Đối với cuộc diễn tập này, trang mạng “Thời báo Hoàn Cầu” ngày 26 tháng 9 đã đăng lại chương trình bình luận liên quan của Đài truyền hình vệ tinh Thâm Quyến, Trung Quốc. Đài này dẫn truyền thông Philippines cho rằng, cuộc diễn tập đổ bộ Phiblex giữa Mỹ-Philippines sẽ bắt đầu vào tuần tới, bao gồm diễn tập sở chỉ huy, tập trung vào chỉ huy kiểm soát tất cả các đơn vị khác nhau tham gia nhiệm vụ.
Điều này sẽ có lợi cho nâng cao khả năng đảm bảo an toàn hàng hải và phòng thủ lãnh thổ của lực lượng vũ trang Philippines.
Tháng 5 năm 2014, Mỹ và Philippines tiến hành tập trận đột kích đổ bộ ở Biển Đông (ảnh tư liệu) |
Thạch Hồng, bình luận viên Đài truyền hình vệ tinh Thâm Quyến cho rằng, trong diễn tập sở chỉ huy, Quân đội Mỹ có thể chỉ huy nhân viên Philippines, cung cấp một số phương pháp tác chiến chỉ huy cho họ, trong đó có truyền thụ một số kinh nghiệm, nâng cao khả năng tác chiến chỉ huy của Quân đội Philippines, tăng cường hợp tác trong tác chiến và khả năng tác chiến liên hợp giữa cơ quan chỉ huy hai nước.
Có thể nói, khả năng này được tăng cường đều rất quan trọng đối với Mỹ và Philippines, cũng cho thấy Quân đội Mỹ ngày càng can thiệp sâu hơn vào vấn đề Biển Đông.
Tháng 4 năm 2014, Philippines và Mỹ đã ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường 10 năm, thỏa thuận cho phép các lực lượng Mỹ mở rộng các căn cứ quân sự ở Manila, bao gồm sân bay và cảng biển.
Đối với vấn đề này, khi trả lời phỏng vấn hãng AP Mỹ vừa qua, Tổng thống Philippines Benigno Aquino giải thích cho rằng, Mỹ-Philippines tăng cường hợp tác là dựa trên nhu cầu hiện nay của hai bên, đồng thời nhấn mạnh Quân đội Mỹ sẽ không ở lại Philippines lâu dài.
Ông Aquino nói: "Giới hạn là Quân đội Mỹ không thể đồn trú vĩnh viễn ở Philippines, thỏa thuận yêu cầu tăng cường số lượng luân phiên đồn trú của Quân đội Mỹ, về con số là có tính đàn hồi, tùy thuộc vào nhu cầu của Mỹ và chúng tôi".
Tập trận với Nhật Bản
Tờ "Nhật báo phương Đông" Hồng Kông ngày 26 tháng 9 còn cho biết, từ ngày 25 tháng 9 trở đi, Hải quân Philippines và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản triển khai diễn tập trên biển liên hợp ở vùng biển tỉnh Palawan, tây nam Philippines.
Người phát ngôn Lực lượng vũ trang Philippines cho biết, cuộc diễn tập lần này "không có liên quan đến tranh chấp Biển Đông, lấy huấn luyện làm mục đích".
Tàu tuần tra BRP Ramon Alcaraz lớp Hamilton của Hải quân Philippines (nguồn Tin tức Tham khảo, TQ) |
Theo bài báo, Philippines lại có một loạt động thái mới ở Biển Đông, Hải quân Philippines và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ tổ chức tập trận chung tăng cường bảo vệ chủ quyền Biển Đông do họ tuyên bố.
Người phát ngôn Lực lượng vũ trang Philippines cho biết, tàu tuần tra Ramon Alcaraz Quân đội Philippines sẽ tổ chức diễn tập liên hợp với tàu khu trục tên lửa Hatakaze của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản ở vùng biển Palawan, tây nam Philippines để bảo đảm tính đồng bộ của giao lưu, hợp tác song phương. Nhưng, ông cho biết, cuộc diễn tập này "không có liên quan đến tranh chấp Biển Đông, lấy huấn luyện làm mục đích".
Tờ “The Inquirer” Philippines ngày 24 tháng 9 cũng có bài viết dẫn lời một quan chức Hải quân Philippines cho biết, tàu chiến Philippines và Nhật Bản sẽ tiến hành diễn tập quân sự ở vùng biển đảo Palawan vào thứ Năm.
Người phát ngôn Hải quân Philippines, thiếu tá Domingo cho biết, tàu chỉ huy BRP Ramon Alcaraz của Hải quân Philippines và tàu khu trục Hatakaze Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ tham gia cuộc diễn tập này.
Theo bài báo, Alcaraz và Hatakaze đều đã tham gia diễn tập hải quân quốc tế từ ngày 25 tháng 8 đến ngày 12 tháng 9 do Hải quân hoàng gia Australia tổ chức.
Domingo còn cho biết, hai tàu chiến này sẽ tiến hành gặp nhau trên đường quay trở về các cảng của chúng. “Diễn tập gặp nhau đã đem lại một cơ hội cho chúng tôi, không chỉ tập luyện nội dung cần thực hiện của chúng tôi, đồng thời tăng cường quan hệ chuyên nghiệp với đồng minh, giúp chúng tôi trở thành một lực lượng có năng lực hơn trên biển. Tiến hành diễn tập quân sự trên biển giữa hải quân hai nước là nhằm bảo đảm cho hải quân hai nước có sự đồng bộ về giao lưu và hợp tác”.
Tàu khu trục Hatakaze DDG-171 Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản |
Bà nói thêm rằng, cuộc diễn tập hải quân lần này hoàn toàn không phải là muốn thách thức Trung Quốc. Trung Quốc và Philippines luôn có “tranh chấp lãnh thổ”.
“Cuộc diễn tập không có liên quan tới tranh chấp Biển Đông, mục đích của cuộc diễn tập lần này chủ yếu là huấn luyện”.
Bà Domingo cho hay, hai tàu chiến này chỉ là đi qua Biển Đông một cách trùng hợp. “Mục đích của cuộc diễn tập quân sự lần này là nâng cao năng lực của chúng tôi, nâng cao tính thao tác khả năng bảo vệ vùng biển của hải quân hai bên”.