Đảo đá trên Biển Đông (nguồn báo Hoàn Cầu, Trung Quốc) |
Philippines phát sóng phim tài liệu, xuất bản truyện tranh
Tân Hoa xã ngày 14 tháng 6 đưa tin, đài truyền hình quốc gia Philippines ngày 12 tháng 6 đã phát sóng một bộ phim tài liệu về vấn đề Biển Đông, hành động này bị Tân Hoa xã gọi là dựa vào nhân vật công chúng đưa ra những phát biểu "đánh lừa dư luận", công khai "kích động tinh thần chống Trung Quốc" của người dân.
Tân Hoa xã cho biết, bộ phim tài liệu này có tên là "Tự do", tổng cộng chia làm 3 phần.
17 giờ 30 phút ngày 12 tháng 6 cũng chính là thời điểm ngày kỷ niệm tròn 117 năm Philippines độc lập, kênh PTV4 đài truyền hình nhân dân Philippines lần đầu tiên phát sóng phần 1 "Quyền lợi biển" của bộ phim tài liệu, thời gian dài 22 phút.
Nội dung phần này chủ yếu tập trung vào những tác động ảnh hưởng kinh tế từ hoạt động (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông đối với người dân Philippines.
Bộ phim này cho rằng: "Sau khi Trung Quốc xâm chiếm bãi cạn Scarborough vào năm 2012, ngư dân Philippines bị cảnh sát biển Trung Quốc xua đuổi, lượng cá đánh bắt bị giảm mạnh, vì vậy đã mất đi nguồn thu nhập kinh tế chủ yếu".
Trung Quốc đang xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, dùng để áp đặt yêu sách xâm lược, bành trướng "đường lưỡi bò" bất hợp pháp, vô lý, lố bịch |
Theo bài báo, bộ phim tài liệu này do Bộ Ngoại giao, Văn phòng thông tin Phủ Tổng thống và Cục Thông tin Philippines hợp tác xây dựng, giới thiệu tranh chấp Biển Đông từ góc độ lịch sử, kinh tế, pháp lý.
Bộ phim tài liệu đã thu thập nhiều phát biểu của các nhân vật công chúng đối với vấn đề Biển Đông, có tính cổ động mạnh mẽ.
Trong phim, quan chức ngoại giao Philippines Henry Bensulto trả lời phỏng vấn cho rằng, căn cứ vào Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, các quốc đảo như Philippines có quyền tiến hành đánh bắt cá và khai thác năng lượng ở một phần lãnh thổ trên Biển Đông "do Trung Quốc kiểm soát" (yêu sách bành trướng "đường lưỡi bò").
Nhân vật truyền thông nổi tiếng Philippines Lord Willa cho rằng: "Nếu chúng ta không tham gia vào và có hành động, chúng ta sẽ không có bất cứ di sản gì để lại cho thế hệ sau. Vấn đề là, láng giềng của chúng ta đang lén lút từng bước gặm nhấm lãnh thổ của chúng ta, đã cướp đi tất cả tài nguyên. Những điều này vốn phải thuộc về chúng ta".
Hãng tin Reuters Anh dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết, Philippines xây dựng bộ phim tài liệu này nhằm tranh thủ sự ủng hộ của người dân đối với các quyết sách ngoại giao và hành động của Chính phủ Philippines.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino thăm Nhật Bản |
Hiện nay, Chính phủ Philippines còn có kế hoạch xuất bản một cuộc truyện tranh về vấn đề Biển Đông để nâng cao mức độ quan tâm của người dân Philippines đối với vấn đề này.
Tân Hoa xã nói xấu nhà lãnh đạo Philippines cho rằng, gần đây, Tổng thống Philippines "châm ngòi thổi gió" liên tục, làm cho độ nóng của vấn đề Biển Đông có xu thế "tăng vọt" trong người dân Philippines.
Trung Quốc dọa nạt
Ngày 12 tháng 6, tại Hội nghị các nước thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 25 tổ chức tại trụ sở Liên hợp quốc, đại diện Philippines đã phát biểu về các vấn đề như xây dựng đảo đá ở Biển Đông, vụ kiện trọng tài Biển Đông, mạnh mẽ chỉ trích Trung Quốc, nhưng không điểm danh.
Đối với vấn đề này, trưởng đoàn tham dự hội nghị phía Trung Quốc tên là Vương Dân đã tức tối bác bỏ.
Ông ta giở giọng (không điểm danh) cho rằng, “có quốc gia” (Philippines) nhiều lời về vấn đề Biển Đông tại hội nghị các nước thành viên lần này, có ý đồ "đánh lừa" cộng đồng quốc tế, gây sức ép với Trung Quốc, buộc Trung Quốc thỏa hiệp nhượng bộ trong vấn đề chủ quyền và lãnh thổ.
Vương Dân trịch thượng và hết sức tức tối dọa nạt: "Ở đây, tôi cảnh cáo quốc gia này, các ông đã tính toán sai lầm. Ý chí bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của Trung Quốc vững như bàn thạch. Bất kể là ở hội nghị các nước thành viên hay ở Liên hợp quốc, cho dù các ông nói một nghìn, một vạn, mưu đồ của các ông vĩnh viễn đều sẽ không đạt được".
Philippines chỉ thẳng mặt Trung Quốc: Cảnh sát biển Trung Quốc là bọn "cướp có vũ trang" ở Biển Đông |
Thực ra thì Trung Quốc làm gì có chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông (dưới đảo Hải Nam) mà nói là “bảo vệ”. Trung Quốc tham lam vô độ theo yêu sách bành trướng “đường lưỡi bò” đang bị cả cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ - PV.
Vương Dân tuyên truyền: Con đường giải quyết hòa bình tranh chấp trên biển có hiệu quả nhất là do các nước đương sự liên quan dựa trên cơ sở tôn trọng sự thực lịch sử và luật pháp quốc tế, tiến hành đàm phán và hiệp thương.
Trên thực tế, nếu Trung Quốc tôn trọng sự thực và luật pháp quốc tế thì nên thừa nhận Trung Quốc không có bất cứ bằng chứng lịch sử và pháp lý nào khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, hối lỗi về tội ác xâm lược, trao trả lại cho Việt Nam - PV.
Theo bài báo, đầu tháng này, trong thời gian thăm Nhật Bản, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã so sánh hành động của Trung Quốc ở Biển Đông giống như phát xít Đức, đồng thời nhần mạnh: "Phồn vinh ở ven bờ và trên biển của biển Hoa Đông và Biển Đông đang bị thách thức bởi rủi ro của thực thể có ý đồ vẽ lại ranh giới địa lý".
Ông và người đồng cấp Nhật Bản ra Tuyên bố chung cho rằng, Nhật Bản-Philippines bày tỏ lo ngại đối với cách làm "đơn phương làm thay đổi hiện trạng" (của Trung Quốc) ở Biển Đông, đồng thời cho biết, Nhật Bản và Philippines sẽ phối hợp yêu cầu "cộng đồng quốc tế" áp dụng hành vi có trách nhiệm.
Tân Hoa xã tuyên truyền cho rằng, Tổng thống Philippines Benigno Aquino gần đây dùng nhiều cách đề tuyên truyền vấn đề Biển Đông, một trong những mục đích là làm cho vấn đề này trở thành chủ đề của cuộc bầu cử ở Philippines năm 2016.
Căn cứ vào Hiến pháp Philippines, chức vụ Tổng thống chỉ có thể đảm nhiệm 1 khóa 6 năm, không thể tái cử. Vì vậy, ông Benigno Aquino hy vọng Tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo có thể tiếp tục chính sách "chống Trung Quốc" của ông, từ đó bảo đảm an toàn cho bản thân trong sự nghiệp chính trị tương lai.
Dư luận Philippines có quan điểm lo ngại, nếu hai gã khồng lồ Trung Quốc và Mỹ nổ ra chiến tranh nóng thì nước nhỏ như Philippines sẽ có thể bị "đè bẹp". Đồng thời, sự bất ổn của khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ đe dọa sự phát triển kinh tế của cả khu vực, từ đó gây thiệt hại cho Philippines.