Ngày 28/5/2019 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo tham vấn xin ý kiến xây dựng kế hoạch tổng thể truyền thông nguy cơ sức khỏe Việt Nam giai đoạn 2019-2020.
Tại hội thảo, đại diện Vụ Truyền thông thi đua và Khen thưởng đã trình bày “Kế hoạch Tổng thể truyền thông nguy cơ sức khỏe Việt Nam giai đoạn 2019-2020” và một số nội dung đưa ra được các đại biểu thảo luận như:
Truyền thông nguy cơ về các bệnh lây nhiễm; Truyền thông về các bệnh nguy hiểm mới nổi; Truyền thông nguy cơ liên quan đến An toàn thực phẩm; Truyền thông nguy cơ về các bệnh không lây nhiễm… và đưa ra các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể nhằm nâng cao nhận thức của người dân, các nhà lãnh đạo và quản lý, các Bộ/ Ban/Ngành đoàn thể và các tổ chức về nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và tăng cường phối hợp hành động để thay đổi hành vi, góp phần giảm thiểu nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng.
Việt Nam cũng đang phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh không lây nhiễm với bốn nhóm bệnh chính là bệnh tim mạch, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và đái tháo đường. |
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Đình Anh - Vụ trưởng Vụ Truyền thông thi đua và khen thưởng cho biết, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia phải đương đầu với gánh nặng bệnh tật kép với sự thay đổi nhanh chóng về cơ cấu bệnh tật.
Theo báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2015, các chỉ số chung như độ tuổi trung bình, tử vong bà mẹ và trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em tiếp tục được cải thiện đáng kể trong giai đoạn 2011-2015.
Bộ trưởng Y tế mong hạn chế tai nạn giao thông, đảm bảo sức khỏe người dân |
Tuy vậy, chênh lệch về các chỉ số sức khỏe giữa các vùng miền và các nhóm nguy cơ cao còn chậm được cải thiện.
Một số chỉ số giảm chậm và không đạt được mục tiêu thiên niên kỷ như giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi… Việt Nam cũng đang phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh không lây nhiễm với bốn nhóm bệnh chính là bệnh tim mạch, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và đái tháo đường cùng với tai nạn thương tích và các yếu tố nguy cơ trung gian như tăng huyết áp, béo phì, tăng cholesterol máu.
Gánh nặng do các bệnh lây nhiễm tại Việt nam cũng đã giảm rõ rệt nhưng vẫn còn nhiều thách thức và cần được ưu tiên, trong đó có những nhóm bệnh mới nổi, thiên tai dịch bệnh mới nổi gần đây đó là SARS, cúmA/H5N1, cúm A/H1N1, bệnh chân, tay miệng, dịch sởi, dịch sán dây lợn hoặc những sự kiện liên quan đến sức khỏe như nhiễm Melamin trong sữa, nhiễm chất 3-MPCD trong nước tương, nhiễm asen trong nước mắm, những vi phạm về an toàn thực phẩm… đã gây sức ép đối với Ngành Y tế cũng như lãnh đạo Trung ương và nhiều địa phương.
Ông Nguyễn Đình Anh cũng cho biết thêm, để chủ động trong việc kiểm soát, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng bao gồm dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh mới nổi, nguy cơ mất an toàn thực phẩm và các nguy cơ từ sức khỏe, thiên tai, thảm họa.
Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch tổng thể truyền thông nguy cơ giai đoạn 2020-2025 để chủ động thực hiện công tác chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các nguy cơ sức khỏe của cộng đồng, áp dụng các nguyên tắc cơ bản và những hướng dẫn của quốc tế về truyền thông nguy cơ phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.
Tại hội thảo, ông Kidong Park - Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam cũng cho biết, WHO đã phối hợp với ngành Y tế và các địa phương, các tổ chức thực thi thông tin sớm, kịp thời để giúp định hướng dư luận trong cộng đồng, hỗ trợ người dân thực hiện những hướng dẫn của ngành y tế trong phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người bị ảnh hưởng và huy động được các Ban/Ngành, các tổ chức xã hội phối hợp để giải quyết hiệu việc ứng phó với các dịch bệnh và các vụ việc liên quan…
WHO cũng đã nhận thức rõ sự cần thiết hướng dẫn các quốc gia chủ động ứng phó với những nguy cơ từ sức khỏe đang gia tăng nhanh về số lượng, mở rộng về loại hình và nguồn gốc phát sinh. Để ứng phó với những nguy cơ đó, các hướng dẫn quốc tế được ban hành, thể hiện trong Điều lệ Y tế Quốc tế được định hướng và hoàn thiện hơn.