Ông Chris George - Giám đốc tài chính của Đại học Dever (Mỹ) nhận định rằng: “Sinh viên thường lo tốt nghiệp, tìm một công việc và gần như quên chuyện trả lại các khoản vay từ nhà trường”. Nhưng khoản tiền mà sinh viên cần nộp lại cho nhà trường trong thời hạn một năm sau tốt nghiệp vấn là điều sinh viên sớm muộn cũng phải tìm cách giải quyết. Dưới đây là 6 bước sẽ giúp các bạn trẻ hoàn lại khoản vốn vay một cách dễ dàng và thuận lợi hơn.
1. Đối mặt với món tiền nợ không nhỏ
Với bước đầu tiên này, sinh viên phải nắm được tổng số tiền mình đã vay, bao gồm cả lãi xuất do quá hạn nếu có. Một giảng viên từng là sinh viên của Đại học New York với khoản vay lên tới 6 con số (đôla Mỹ) - Meghan Mitnick chia sẻ rằng: “Trước khi tra cứu thông tin về số tiền nợ của mình, tôi thậm chí còn không biết rõ khoản nợ lên tới bao nhiêu, và lãi xuất kèm theo là bao nhiêu nữa. Nhưng dù điều này có khiến bạn phải phát hoảng thì rõ ràng là bạn cũng cần biết chính xác khoản nợ đang treo lơ lửng trên đầu”.
Ảnh minh họa. (Nguồn Internet) |
2. Liên hệ với người chịu trách nhiệm quản lý thu hồi vốn vay
Một khi đã rõ mình đang nợ bao nhiêu, bước tiếp theo bạn cần biết sẽ trả tiền cho ai và ở đâu. Thầy George của Đại học Denver cho biết: “Chúng tôi thường nhận được câu hỏi tương tự từ nhiều sinh viên, rằng họ sẽ nộp tiền cho ai”. Dù bạn vay vốn chính phủ hay từ một nguồn tư nhân, người chịu trách nhiệm quản lý cho vay và thu hồi vốn luôn là đối tượng đầu tiên giải đáp các thắc mắc của bạn. Đừng ngại liên lạc với họ. Ông Erin Wolfe- Phó giám đốc tài chính của Đại học Susquehanna nói: “Lời khuyên thiết thực nhất cho mọi sinh viên mới tốt nghiệp đó là hãy chủ động trong việc thanh toán vốn vay. Nếu bạn có khúc mắc cần được giải đáp, cần liên lạc với người có trách nhiệm quản lý vốn vay cho sinh viên sớm nhất có thể. Hãy vạch ra chiến lược trả nợ một cách rõ ràng và thông minh”.
3. Lên kế hoạch trả nợ
Thời gian để sinh viên trả nợ theo chính sách vốn vay cho sinh viên lên tới nhiều năm. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể thanh toán số tiền sớm hơn rất nhiều.
Sau khi tốt nghiệp, bạn có một công việc, có lương tháng hay những khoản lãi trong kinh doanh. Việc trích dần từ những khoản thu nhập ấy để trả lại nhà trường là một chiến lược tích cực và giảm kha khá áp lực nợ nần so với trả dồn tiền trong một thời điểm.
4. Kiểm soát chặt chẽ thu nhập cá nhân
Khi đã có nguồn thu nhập ổn định, bạn cần theo dõi chặt chẽ các hoạt động chi tiêu của mình để đảm bảo việc tiêu tiền là cần thiết và hợp lý. Một sinh viên tốt nghiệp Đại học Pittsburg tên Shawn Norcross đã chia sẻ kinh nghiệm khi thanh toán khoản nợ lên tới 83.000 đôla rằng: “Việc chi tiêu lúc nào cũng rõ ràng, bạn không thể thờ ơ hay tự dối mình được. Điều này giống như một trò chơi, và bạn muốn là người thắng cuộc”.
5. Đặt nhiệm vụ trả nợ vay vốn vào mục ưu tiên hàng đầu
Trong quá trình quản lý chi tiêu, nhiều bạn trẻ dễ quên khoản trích giành riêng cho việc trả nợ. Cậu sinh viên Pitt trên đây lại đối mặt với việc trả nợ bằng sự quyết tâm tuyệt đối. Cậu coi đó là ưu tiên hàng đầu ngay khi kiếm được những khoản tiền với công việc sau khi tốt nghiệp. Cậu cũng lên kế hoạch để tránh mọi sai sót không đáng có trong việc quản lý thu nhập cá nhân. Cậu nói thêm: “Khoản vay vốn sinh viên khá ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi. Số tiền kiếm được, tôi và bạn gái định dùng để chuyển tới mảnh đất thủ đô, nhưng tôi đã không làm thế. Trả nợ khoản vốn được vay khi còn là sinh viên vẫn cứ là mục tiêu số 1”.
Việc ưu tiên trả nợ vay vốn cũng đồng nghĩa bạn phải tối thiểu hóa những khoản nợ khác. Hãy thanh toán xong số tiền này trước khi vay thêm và phải trả thêm một vài món nợ mới.
6. Tập chung vào tương lai
Nếu bạn thấy mình đang phải sống một cách tằn tiện, hay đang phải đánh đổi quá nhiều thứ để có thể trả nợ khoản vay thời sinh viên, hãy nghĩ đến việc bạn trả số tiền ấy để nhận được điều gì. Suy nghĩ này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.
Mitnick- cựu sinh viên của Đại học New York nói: “Tôi thực sự đánh giá cao nền giáo dục mà tôi đã được hưởng. Nhờ thế tôi có được một công việc tốt. Và vì thế, tôi đang trả lại số tiền tôi đã vay. Có thể bây giờ bạn miễn cưỡng và thấy còn thiếu thốn, nhưng 10 hay 15 năm nữa bạn sẽ nhận ra hết giá trị của nó”.
ĐIỂM NÓNG |
|
Châu Long (Theo US News)