LTS: Một năm bộn bề công việc đối với Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, trong năm qua nhiều hoạt động cơ bản đã được Hiệp hội thực hiện tốt trong kế hoạch đề ra trước đó.
Để có cái nhìn toàn diện công việc của Hiệp hội trong năm vừa qua và định hướng nhiệm vụ trong năm tới, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đăng Khoa – Chánh Văn phòng Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.
Tư vấn, phản biện giúp chính sách đi vào cuộc sống
PV: Năm 2015 đánh dấu bước đột phá khi Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam mở rộng quy mô, chất lượng lên thành Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.
Ông đánh giá và nhận định gì về sự đổi mới này?
Ông Nguyễn Đăng Khoa: Năm 2015 là năm đầu tiên Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam triển khai các chương trình hoạt động của mình.
Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam so với VIPUA (Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam) lớn hơn rất nhiều, số lượng hội viên tăng lên 8 đến 9 lần; số lãnh đạo cũng tăng lên nhiều lần.
Tất nhiên trong chủ trương, mục đích và sứ mệnh mà Hiệp hội đặt ra là trên cơ sở những thành tựu của VIPUA trước đây, Hiệp hội sẽ phải đóng góp được nhiều hơn, có ích hơn đối với ngành giáo dục và xã hội.
Trong năm vừa qua Hiệp hội cũng đã triển khai được nhiều công việc, nhận thức công tác tổ chức là công tác vô cùng quan trọng, nên ngay từ đầu năm lãnh đạo Hiệp hội đã chú ý lựa chọn nhân sự để bố trí vào các phòng, ban chuyên môn.
Hoàn tất tổ chức bộ máy điều hành, cùng với bộ máy như vậy thì Hiệp hội đã đi vào soạn thảo các quy chế làm việc của Ban chấp hành, quy chế của Ban tài chính và các ban chuyên môn. Từ đó, Hiệp hội đi dần vào nề nếp.
Trong năm qua, Hiệp hội đã triển khai được nhiều công việc. Vĩ mô như việc Hiệp hội đã đề nghị các cấp quản lí xây dựng tái cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân. Hiệp hội cũng bày tỏ rõ quan điểm của mình trong việc này.
Cũng rất vui mừng, khi các văn bản được trình lên Thủ tướng Chính phủ thì Chính phủ cũng đã có ý kiến và giao cho Bộ GD&ĐT làm việc với Hiệp hội để chỉnh sửa cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.
Nói như vậy để thấy rằng vai trò của Hiệp hội đã được Nhà nước mà cụ thể là Chính phủ chú ý tới.
Hiệp hội cũng có quan điểm rõ ràng về Luật Giáo dục nghề nghiệp. Sau khi góp ý lần thứ nhất thì Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có giải trình, nhưng những giải trình đó chưa thuyết phục, Hiệp hội đã có văn bản báo cáo Thủ tướng lần hai để góp ý điều chỉnh, bổ sung một số điều khoản cho phù hợp với tình hình thực tế.
Hiệp hội cũng đã có những đóng góp để tháo gỡ các khó khăn của các trường. Điển hình nhất là Trường Đại học dân lập Phú Xuân (Huế).
Trường đại học này muốn chuyển sang trường đại học tư thục không vì lợi nhuận, nhưng khi căn cứ vào thông tư hướng dẫn của Bộ GD&ĐT thì Bộ hướng dẫn là trường phải chuyển qua trường tư thục vì lợi nhuận, sau đó mới chuyển được sang trường tư thục phi lợi nhuận.
Hiệp hội thấy rằng việc đó là không cần thiết và gây khó dễ cho các trường. Do đó, Hiệp hội đã có văn bản gửi Bộ GD&ĐT, đồng thời gửi Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng đã có ý kiến gửi việc này cho Bộ GD&ĐT giải quyết, tuy nhiên Bộ vẫn hướng dẫn theo “công thức” như trên.
Ông Nguyễn Đăng Khoa trao đổi với phóng viên. Ảnh Xuân Trung |
Trước tình hình đó, trường đại học dân lập Phú Xuân đã hỏi ý kiến của Hiệp hội, Hiệp hội đã tư vấn nhà trường nên có văn bản gửi Thủ tướng. Thủ tướng Chính phủ đã can thiệp và trường được chuyển đổi sang loại hình trường tư thục không vì lợi nhuận.
Tôi chỉ nói một ví dụ, còn những khó khăn của các trường khác Hiệp hội cũng đã góp thêm tiếng nói.
Cũng trong năm qua Hiệp hội cũng đã chú ý phát triển mối quan hệ quốc tế. Ban hợp tác quốc tế đã mở rộng được các mối quan hệ tốt với một số hiệp hội các nước như Nhật Bản, một số tổ chức chính phủ khác như ở Canada để tranh thủ sự giúp đỡ của họ với Hiệp hội của chúng ta.
Hiệp hội cũng rất chú ý tới công tác phát triển của Hiệp hội, rất nhiều các đơn vị tiếp tục làm đơn xin ra nhập Hiệp hội, đó là dấu hiệu tốt vì uy tín của Hiệp hội đã lan tỏa ra xã hội và tới các trường.
Năm 2015 là năm Hiệp hội đã triển khai được những công việc theo kế hoạch. Riêng có một công việc để dành cho năm tới, đó là hội thảo về tự chủ đại học. Vì sao phải chuyển sang năm sau?
Vì trước đây Hiệp hội đã có tiếng nói đề nghị Chính phủ can thiệp để mở rộng quyền tự chủ cho các trường theo Luật giáo dục đại học.
Nhưng cho tới cuối năm 2015 thì quyền tự chủ đã trở thành chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhưng quyền tự chủ đó đã trở nên là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện đổi mới giáo dục đại học, và yêu cầu các trường thực hiện nghiêm túc chủ trương này.
Giáo dục đại học năm tới không thể không đổi mới, nếu không đổi mới thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Tự chủ là một trong những giải pháp quan trọng như vậy cho nên phải lui lại để làm kĩ hơn, tốt hơn, dự kiến trong tháng 4/2016.
Hiệp hội được nâng tầm quy mô và chất lượng lên một bậc trong năm qua, ông nhận thấy động thái của các trường phản ứng như thế nào đối với tầm vóc của Hiệp hội?
Ông Nguyễn Đăng Khoa: Việc Hiệp hội có tầm vóc mới đây là một thuận lợi. Thuận lợi lớn nhất là sức mạnh của Hiệp hội được nâng lên, ví như bài toán về kinh phí, nếu như trước đây có 57 trường ở ngoài công lập thì kinh phí nhỏ, muốn làm việc lớn không làm được.
Đâu phải lúc nào học sinh cũng là trung tâm?(GDVN) - Dù có đổi mới phương pháp và hình thức dạy học thế nào thì mục đích cuối cùng cũng là nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. |
Nhưng hiện nay có tới 400 trường, cho dù có 50% số trường đóng thì cũng được 200 trường. Số kinh phí đó cho phép Hiệp hội làm được những việc lớn hơn.
Các công việc như tổ chức nhiều hội thảo, họp Ban chấp hành, đặc biệt sẽ đầu tư cho hội thảo tự chủ đại học được tổ chức tại Phú Yên trong tháng 4 tới. Mở rộng được trụ sở Hiệp hội, sẽ tổ chức các hoạt động của Hiệp hội phong phú và đa dạng hơn.
Từ những việc làm như thế thì các trường biết tới Hiệp hội nhiều hơn.
Tôi tin với những thông tin của Hiệp hội được rộng khắp hơn, đầy đủ hơn, phong phú hơn thì các trường hội viên sẽ biết đến Hiệp hội nhiều hơn, công việc từ đó được khả quan hơn.
Trong năm 2016 chủ trương của lãnh đạo Hiệp hội sẽ là; văn phòng hiệp hội, thường trực hiệp hội sẽ phải gắn kết nhiều hơn, sâu hơn, rộng hơn đối với các trường hội viên. Công việc của Hiệp hội không ai khác chính là các trường hội viên.
Triển khai nhiệm vụ mới
Như vậy, ngoài chủ trương lãnh đạo Hiệp hội đã xác định như ông nói thì năm 2016 này sẽ còn ưu tiên những nhiệm vụ gì?
Ông Nguyễn Đăng Khoa: Các ban chuyên môn sẽ căn cứ vào Nghị quyết của đại hội, Nghị quyết của thường vụ cũng như phương hướng của nhiệm kỳ để xây dựng kế hoạch cho từng ban.
Cuộc họp đầu xuân cũng sẽ là cuộc họp bàn định về những kế hoạch, chương trình hoạt động trong năm 2016. Nhưng xu hướng sẽ tập như vào những nhiệm vụ như:
Chú ý tới hoạt động của các cụm. Trong năm qua khi làm việc với Hiệp thì Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhắc chuyện này, công việc của Hiệp hội không chỉ có những người trong thường trực, mà công việc của Hiệp hội chính là các trường làm.
Thứ hai, sẽ đi sâu vào những hoạt động chuyên môn. Cụ thể là chỉ đạo Trung tâm Kiểm định chất lượng sẽ hoạt động ngay, đi tư vấn,kiểm định cho các trường. Để công việc kiểm định, đánh giá, phân tầng đại học đi vào thực tiễn hơn, giúp cho xã hội biết được những trường nào đảm bảo được chất lượng.
Ông Nguyễn Đăng Khoa trao đổi với phóng viên. Ảnh Xuân Trung |
Thứ ba, Hiệp hội tiếp tục củng cố các ban chuyên môn, ngay cẩ văn phòng, xây dựng văn phòng miền Bắc là đầu mối, nắm các hoạt động của ban chuyên môn, đồng thời xây dựng văn phòng đại diện phía Nam để đôn đốc công việc phía nam.
Thưa ông, năm 2015 cũng là năm kết thúc nhiệm kỳ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Trong nhiệm kỳ tới, ông sẽ kỳ vọng gì ở người đứng đầu ngành giáo dục?
Ông Nguyễn Đăng Khoa: Tôi là người cũng công tác ở Hiệp hội đã lâu, và đã 2 lần (năm 2010 và 2015) là người được giao làm việc với những bộ phận chức năng của Bộ GD&ĐT để xây dựng chương trình phối hợp giữa hai cơ quan.
Nhiều gia đình vay nợ cho con vào đại học lấy danh hão, để rồi... thất nghiệp(GDVN) - PGS.TS Nguyễn Văn Nhã bình luận: "Con người ta có trí thì phải học, nhưng thời gian thì có hạn nên phải tập trung vào mục tiêu cụ thể". |
Nhưng đến thời điểm này nghĩ lại thì kết quả của sự phối hợp đó cũng đã có, nhưng chưa xứng tầm với kỳ vọng của mỗi bên. Tôi hy vọng với Bộ trưởng mới thì mối quan hệ giữa Hiệp hội và Bộ GD&ĐT sẽ trở nên gần gũi hơn, thân mật hơn, các công việc phối hợp sẽ tốt hơn.
Hiệp hội với phương châm là “Hiệp hội là cánh tay nối dài của Bộ”, Hiệp hội luôn luôn tôn trọng bộ, động viên các trường thực hiện chủ trương mà Bộ đưa ra, tất nhiên những chủ trương tạo ra những vướng mắc thì Hiệp hội đã có những trao đổi cụ thể với Bộ để tìm cách tháo gỡ.
Những công việc phản biện của Hiệp hội trong những năm tới sẽ tốt hơn, hy vọng Bộ cũng sẽ lắng nghe Hiệp hội nhiều hơn.
Đối với các trường hội viên, đại đa số ủng hộ chủ trương của Hiệp hội, nhưng không phải không có còn thờ ơ. Một tổ chức lớn thì không thể tránh khỏi chuyện này.
Uy tín của Hiệp hội trong những năm tới sẽ tăng lên và các trường sẽ gắn bó với Hiệp hội được nhiều hơn.
Cám ơn ông về cuộc trao đổi này.