Đừng để con trẻ phải chịu áp lực

21/10/2019 06:00
An Nhiên (tổng hợp)
(GDVN) - Đã có những trường hợp vì học hành căng thẳng hoặc áp lực tâm lý gia đình khiến trẻ bị trầm cảm.

Trầm cảm là một bệnh lý, không phải là sự yếu đuối về nhân cách hay thiếu ý chí và nó cần được nhìn nhận cũng như điều trị giống các bệnh lý thông thường khác. 

Đáng chú ý là các chứng trầm cảm cần điều trị lâu dài, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì cũng như cần có sự thấu hiểu, hỗ trợ, động viên từ người thân.

Thường xuyên thèm ăn hay đau đầu kéo dài đều là những dấu hiệu của hội chứng trầm cảm (Ảnh minh họa: Brilio.net)
Thường xuyên thèm ăn hay đau đầu kéo dài đều là những dấu hiệu của hội chứng trầm cảm (Ảnh minh họa: Brilio.net)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm trung bình khoảng 850.000 mạng người. Trầm cảm hiện là căn bệnh xếp hạng phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc phải, nhưng chỉ khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm có thể gây ra do những nguyên nhân khác nhau hoặc do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân trầm cảm phổ biến bao gồm:

- Gen: nếu bạn có người thân trong gia đình từng bị trầm cảm thì bạn có thể có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm hơn người bình thường.

- Các chất hóa học trong não: theo một số nghiên cứu, thành phần các chất hóa học trong não người mắc bệnh trầm cảm khác với người bình thường.

- Stress: người thân qua đời, những khó khăn trong mối quan hệ công việc, tình cảm hay bất kì tình huống gây stress nào (bao gồm cả áp lực học tập) cũng có thể gây ra bệnh trầm cảm.

Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Những dấu hiệu của trầm cảm khá đa dạng và khác nhau ở mỗi người, chẳng hạn như khi bị trầm cảm, có người sẽ ngủ nhiều hơn, có người lại rất khó ngủ hoặc có người ăn nhiều hơn, trong khi một số người lại mất cảm giác ngon miệng khi ăn. 

7 loại vitamin có thể làm giảm triệu chứng trầm cảm tự nhiên

Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu trầm cảm nhẹ thường xuất hiện như:

- Mất hứng thú khi làm việc hay hoạt động

- Không thể tập trung

- Cảm thấy vô vọng, dễ bị kích động, lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi

- Cảm thấy vô cùng mệt mỏi, buồn hoặc trống rỗng

- Nhức đầu, đau bụng hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa

- Trầm cảm nghiêm trọng có thể dẫn đến ý định tự tử, hoặc cố tìm cách tự tử.

Phương pháp điều trị bệnh trầm cảm

Để có phác đồ điều trị bệnh trầm cảm thì đầu tiên phải thông qua khám lâm sàng và thực hiện theo chỉ định bác sĩ. Trong quá trình này gia đình không tự ý dùng thuốc mà phải tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu của bác sĩ.

Bị trầm cảm nên ăn gì?

Tâm lý trị liệu: Các phương pháp tâm lý trị liệu sẽ dạy cho bạn những cách suy nghĩ và cư xử mới, thay đổi các thói quen từng góp phần khiến bạn bị trầm cảm. 

Liệu pháp này còn giúp bạn vượt qua những khó khăn trong các mối quan hệ hoặc những tình huống khiến bạn bị trầm cảm hoặc làm cho bệnh bớt trầm trọng hơn.

Liệu pháp sốc điện: Đối với bệnh trầm cảm nghiêm trọng, không thể chữa trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý, các bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp sốc điện.

Tuy nhiên, liệu pháp này có thể gây ra các tác dụng phụ như lú lẫn hoặc mất trí nhớ, thường là chỉ trong ngắn hạn.

Ngoài ra, bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày như: không tự cô lập mình, tập thể dục thường xuyên, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, thư giãn và kiểm soát căng thẳng, thường xuyên chia sẻ với bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân…

An Nhiên (tổng hợp)