Những dấu hiệu "đáng ngờ" từ cơ thể (P2)

12/04/2012 05:52
Theo Tr. Thu - TTVN
Cơ thể là một thể thống nhất. Bất kể khi nào, một bộ phận nào trong cơ thể gặp trục trặc hoặc rắc rối thì cơ thể sẽ phát ra những tín hiệu cảnh báo.
Cơ thể là một thể thống nhất. Bất kể khi nào, một bộ phận nào trong cơ thể gặp trục trặc hoặc rắc rối thì cơ thể sẽ phát ra những tín hiệu cảnh báo.
Nếu thấy những dấu hiệu dưới đây, chị em nên lưu ý hơn nhé.
Đó có thể là dị ứng hoặc không dung nạp sulphite. Sulfit là chất bảo quản được sử dụng trong một số thực phẩm, đồ uống và đôi khi trong thuốc. Phản ứng sulphites có thể từ nhẹ cho tới khả năng đe dọa cuộc sống. Trong khi các triệu chứng này có nhiều khả năng xảy ra ở những người bị bệnh hen suyễn khó kiểm soát, thì chúng cũng có thể xảy ra ở những người không có tiền sử hen suyễn.
Phải làm gì: Nếu bạn bị dị ứng hoặc không dung nạp sulphite bạn sẽ cần phải tránh sulphites để tránh phản ứng nó mang lại cho cơ thể. Lưu ý rằng bia và rượu vang thường có chứa sulphites.
Hoặc có thể là do nhiễm trùng phổi hoặc do chất gây dị ứng khác có thể gây ra các triệu chứng giống như bệnh hen suyễn. Nhưng dù vì bất kỳ nguyên nhân, các triệu chứng này cần được xét nghiệm làm rõ.
 
Đó có thể là bệnh gút, viêm khớp và thường gặp hơn ở nam giới. Bệnh gút được gây ra bởi các tinh thể axit uric tích tụ lại gây sưng và đau. Bệnh có thể gây sưng ngón chân cái hoặc các khớp khác nhưng chủ yếu là xung quanh các ngón chân, bàn chân, đầu gối, ngón tay, bàn tay và khuỷu tay.
Phải làm gì: Giảm tiêu thụ các loại thịt, hải sản và tránh đường, đồ ngọt, nước giải khát, bia và rượu mạnh. Nếu bạn đang thừa cân, hãy lên kế hoạch để giảm cân vì thừa cân cũng là một trong những yếu tố nguy cơ. Có những loại thuốc để giúp đỡ giảm cơn đau và sưng, nhưng tránh uống aspirin vì nó có thể làm giảm bài tiết axit uric.
Hoặc có thể là một dạng khác của bệnh thấp khớp hay nhiễm trùng, do đó, bạn cần được chẩn đoán đúng.
7. Tim đập nhanh
Đó có thể là do uống quá nhiều cà phê và sô-cô-la hoặc căng thẳng hoặc lo âu.
Phải làm gì: Cắt giảm uống cà phê, trà, ca cao, sô-cô-la... sau đó thì loại bỏ các yếu tố được coi là nguyên nhân khiến bạn lo lắng và căng thẳng.
Hoặc cũng có thể là một tình trạng nghiêm trọng hơn xảy ra với trái tim hoặc tuyến giáp. Do đó, nếu triệu chứng không giảm, hãy nói chuyện ngay với bác sĩ.

8. Giảm cân không rõ lý do
Nó có thể là bệnh celiac - giảm cân có thể xảy ra khi lớp niêm mạc của ruột non bị hư hỏng và các chất dinh dưỡng từ thức ăn không được hấp thu.
Phải làm gì: Những người được chẩn đoán mắc bệnh celiac cần phải tìm hiểu làm sao để tránh tất cả các gluten trong chế độ ăn uống để ngăn chặn thiệt hại cho niêm mạc ruột.
Hoặc có thể là do rối loạn tiêu hóa khác, một số trường hợp nhiễm trùng nặng, rối loạn nội tiết, thuốc men, thay đổi cảm giác ngon miệng liên quan đến tuổi tác và một số bệnh ung thư có thể dẫn đến giảm cân không chủ ý và không giải thích được.
9. Rối loạn trong dạ dày, đầy hơi
Đó có thể là do cơ thể không dung nạp lactose, tức là không có khả năng tiêu hóa lactose, một loại đường tự nhiên trong sữa.
Phải làm gì: Nếu bạn không chắc chắn những gì gây ra sự khó chịu này, hãy ghi lại nhật kí những gì mình ăn để xác định loại thực phẩm nào khiến bạn khó chịu. Các loại thực phẩm với lượng lactose cao nhất thường là sữa, sữa chua và kem.
Hoặc có thể là do hội chứng ruột kích thích (IBS). Các triệu chứng không dung nạp lactose và IBS có thể rất giống nhau và lnhững người bị IBS thường có vấn đề hấp thụ với lactose. Trong trường hợp này bạn nên hỏi ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn.
Theo Tr. Thu - TTVN