Tác giả SGK hướng dẫn học sinh thực hành kĩ năng nói và nghe môn Ngữ văn 10

22/10/2023 07:26
Phan Thế Hoài (ghi)
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Thầy giáo Trần Lê Duy, tác giả sách giáo khoa Ngữ văn - bộ Chân trời sáng tạo, hướng dẫn học sinh thực hành kĩ năng nói và nghe khi học môn Ngữ văn 10.

Điểm mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn bậc phổ thông là học sinh phải thực hành kĩ năng nói và nghe trong quá trình học tập.

Nhiều học sinh có học lực khá, giỏi nhưng các em vẫn gặp không ít khó khăn khi thực hành bài nói vì cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp khác với việc viết một bài văn.

Nhằm giúp học sinh khắc phục khó khăn này, thầy Trần Lê Duy, tác giả sách giáo khoa Ngữ văn - bộ Chân trời sáng tạo, hướng dẫn các em thực hành kĩ năng nói và nghe khi học môn Ngữ văn 10 một cách hiệu quả.

1. Quy trình thực hiện bài nói

Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

Với các yêu cầu này, học sinh cần sử dụng những bước nào để có một bài nói hoàn chỉnh, thuyết phục?

Bước 1: Xác định đề tài, mục đích, người nghe, không gian, thời gian nói

Ảnh: Trần Lê Duy.

Ảnh: Trần Lê Duy.

Thao tác cần làm: Xác định các thành tố giao tiếp khi thực hiện bài nói bằng cách đặt câu hỏi: Đề tài của bài nói là gì? Mục đích của bài nói là gì? Người nghe là ai? Họ mong chờ nhận được điều gì từ bài nói? Bài nói được thực hiện trong không gian nào? Trong thời gian bao lâu? Tôi sẽ dành bao nhiêu thời gian cho phần trao đổi sau bài nói?

Lưu ý: Có thể sử dụng kĩ thuật 5W1H (what: cái gì; where: ở đâu; when: khi nào; who: ai; why: tại sao; how: thế nào) để xác định các thành tố giao tiếp khi thực hiện bài nói.

Việc xác định đề tài, mục đích, người nghe, không gian và thời gian nói giúp học sinh lựa chọn được cách nói phù hợp, dễ dàng thuyết phục người nghe.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Ảnh: Trần Lê Duy.

Ảnh: Trần Lê Duy.

Tìm ý: Ghi lại các ý tưởng liên quan đến đề tài bài nói, đánh dấu vào các ý tưởng bản thân thấy tâm đắc.

Lập dàn ý: Sắp xếp các ý tìm được theo trình tự hợp lí. Đánh dấu các ý quan trọng, cần được nhấn mạnh.

Lưu ý: 1) Dàn ý đảm bảo phần mở đầu, phần chính, kết thúc. 2) Dự kiến các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ hỗ trợ và cách kết hợp với bài nói. 3) Dự kiến phần đặt câu hỏi, phản biện của người nghe và chuẩn bị trước câu trả lời.

Bước 3: Luyện tập và trình bày

Ảnh: Trần Lê Duy.

Ảnh: Trần Lê Duy.

Thao tác cần làm: 1) Luyện nói cho đến khi nhuần nhuyễn, lưu loát, làm chủ được bài nói. 2) Trình bày bài nói dựa vào dàn ý đã chuẩn bị, kết hợp với phần trình chiếu và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ hỗ trợ.

Lưu ý: 1) Có thể luyện nói trước gương, tự thu âm, ghi hình bài nói để xem lại, luyện nói theo nhóm,… 2) Lưu ý sử dụng ngôn ngữ nói. 3) Phong thái tự tin, làm chủ không gian và thời gian nói. 4) Tương tác tích cực với người nghe trong quá trình nói.

Ảnh: Trần Lê Duy.

Ảnh: Trần Lê Duy.

Thao tác cần làm: 1) Luyện nói cho đến khi nhuần nhuyễn, lưu loát, làm chủ được bài nói. 2) Trình bày bài nói dựa vào dàn ý đã chuẩn bị, kết hợp với phần trình chiếu và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ hỗ trợ.

Lưu ý: 1) Có thể luyện nói trước gương, tự thu âm, ghi hình bài nói để xem lại, luyện nói theo nhóm,… 2) Lưu ý sử dụng ngôn ngữ nói. 3) Phong thái tự tin, làm chủ không gian và thời gian nói. 4) Tương tác tích cực với người nghe trong quá trình nói.

Bước 4: Trao đổi và đánh giá

Ảnh: Trần Lê Duy.

Ảnh: Trần Lê Duy.

Thao tác cần làm: 1) Trao đổi với những câu hỏi, ý kiến của người nghe. 2) Trong vai trò người nói, tự đánh giá bài nói của bản thân. Trong vai trò người nghe, nghe và đánh giá bài nói của người khác.

Lưu ý: 1) Ghi chép ngắn gọn ý kiến của người nghe. 2) Phản hồi những câu hỏi quan trọng trong thời gian cho phép. 3) Sử dụng công cụ bảng kiểm để tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, ghi lại những kinh nghiệm bản thân.

Ảnh: Trần Lê Duy.

Ảnh: Trần Lê Duy.

Thao tác cần làm: 1) Trao đổi với những câu hỏi, ý kiến của người nghe. 2) Trong vai trò người nói, tự đánh giá bài nói của bản thân. Trong vai trò người nghe, nghe và đánh giá bài nói của người khác.

Lưu ý: 1) Ghi chép ngắn gọn ý kiến của người nghe. 2) Phản hồi những câu hỏi quan trọng trong thời gian cho phép. 3) Sử dụng công cụ bảng kiểm để tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, ghi lại những kinh nghiệm bản thân.

2. Một số cách mở đầu, kết thúc hấp dẫn

Ảnh: Trần Lê Duy.

Ảnh: Trần Lê Duy.

Ảnh: Trần Lê Duy.

Ảnh: Trần Lê Duy.

Ảnh: Trần Lê Duy.Ảnh: Trần Lê Duy.

Một bài nói thành công không thể thiếu cách mở đầu và kết thúc bài nói hấp dẫn, sinh động.

Mở đầu và kết thúc muốn hay, trước hết cần phải đúng. Cần đảm bảo đúng chức năng và tính chất của phần mở đầu và kết thúc của bài nói: phần mở đầu nhằm giới thiệu vấn đề, nội dung chính của bài nói; phần kết thúc khắc sâu, khẳng định lại những ý quan trọng, mở rộng, nâng cao vấn đề,…

Chính vì vậy, phần mở đầu và kết thúc của bài nói cần ngắn gọn, súc tích, tránh lan man, gây xao nhãng đối với người nghe.

Có thể sử dụng một số cách sau để mở đầu và kết thúc bài nói hấp dẫn, thuyết phục:

1) Đưa ra một đồ vật gây ấn tượng. Một đồ vật mang theo một câu chuyện ý nghĩa sẽ khơi gợi được sự tò mò và lưu lại trong trí nhớ của người nghe.

2) Trích dẫn một danh ngôn mà bản thân tâm đắc. Những lời hay ý đẹp có thể truyền cảm hứng và khơi gợi tình cảm thẩm mĩ cho người nghe.

3) Mang đến một câu chuyện có ý nghĩa của bản thân. Một câu chuyện xuất phát từ trải nghiệm của người nói tạo ra sự liên kết về cảm xúc mạnh mẽ với người nghe.

4) Sử dụng video clip, một bài hát, một đoạn nhạc, một bài thơ,… liên quan đến nội dung bài nói. Việc trình diễn, diễn xướng nghệ thuật sẽ tạo ra không khí tràn đầy cảm xúc để lôi cuốn người nghe.

5) Đặt ra một câu hỏi mở hoặc đưa ra một nghịch lí để dẫn dắt vào nội dung bài nói. Cách này sẽ thôi thúc người nghe trăn trở, tư duy về vấn đề được đặt ra trong bài nói, khơi dậy ở họ ý thức đối thoại, nhập cuộc.

3. Kết hợp phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Ảnh: Trần Lê Duy.

Ảnh: Trần Lê Duy.

Ảnh: Trần Lê Duy.Ảnh: Trần Lê Duy.
Ảnh: Trần Lê Duy.Ảnh: Trần Lê Duy.
Ảnh: Trần Lê Duy.Ảnh: Trần Lê Duy.
Ảnh: Trần Lê Duy.Ảnh: Trần Lê Duy.

4. Chuyển hóa bài viết thành bài nói

Ảnh: Trần Lê Duy.

Ảnh: Trần Lê Duy.

Bài văn đang ở dạng ngôn ngữ viết với những đoạn văn hoàn chỉnh, bây giờ các em cần chuyển hoá thành bài nói và đảm bảo ngôn ngữ nói. Cụ thể:

1) Từ bài viết, tóm tắt ý chính cần trình bày. Sắp xếp các ý chính theo trình tự hợp lí và đánh dấu vào những ý quan trọng, cần nhấn mạnh. Trình tự sắp xếp của bài nói không nhất thiết phải tuân theo trình tự sắp xếp của bài viết, em có thể linh hoạt thay đổi cho phù hợp với mục đích nói và đối tượng người nghe.

2) Từ các đoạn văn trong bài viết, học sinh cần tóm tắt nội dung thành dạng từ khoá, sơ đồ. Việc này giúp em tránh cầm giấy đọc và phụ thuộc vào nội dung bài viết, để chủ động, tự tin nói bằng ngôn ngữ của bản thân.

3) Để bài nói sinh động, học sinh cần chuẩn bị thêm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ hỗ trợ như hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, video clip,… Cần kết nối các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ này với nội dung bài nói để khai thác hiệu quả các phương tiện này.

4) Điểm khác biệt giữa bài viết và bài nói đó là sự trao đổi trực tiếp giữa người nói và người nghe. Do đó, học sinh cần dự kiến phần phản biện của người nghe và chuẩn bị trước câu trả lời. Việc này sẽ giúp em chủ động hơn trong quá trình nói.

5) Một bài nói sẽ tạo ấn tượng sâu sắc nếu có phần mở đầu và kết thúc hấp dẫn, thu hút. Khi viết, phần mở đầu và kết thúc của em chủ yếu được thể hiện bằng ngôn từ. Khi nói, học sinh có thể đa dạng các hình thức, phương tiện để phần mở đầu, kết thúc được hấp dẫn, thú vị hơn.

6) Có thể chọn cách mở đầu và kết thúc hô ứng để tạo dư âm cho bài nói.

5. Thiết kế bài trình chiếu

Ảnh: Trần Lê Duy.

Ảnh: Trần Lê Duy.

Lưu ý: Để bài nói thêm sinh động, hấp dẫn, hỗ trợ người nghe dễ dàng theo dõi, ghi chép nội dung bài nói, học sinh cần thiết kế bài trình chiếu để hỗ trợ.

Học sinh có thể thiết kế bài trình chiếu trên nhiều phần mềm, ứng dụng khác nhau như Powerpoint, Canva, Prezi,… Khi thiết kế bài trình chiếu, học sinh cần lưu ý:

1) Bài trình chiếu chỉ có vai trò hỗ trợ bài nói chứ không thay thế nội dung bài nói. Vì vậy học sinh cần tránh đưa nguyên văn bài nói lên các trang trình chiếu, tránh tình trạng đọc lại những nội dung được chiếu trên bài nói mà không có sự diễn giải, phân tích thêm.

Nội dung trên trang trình chiếu nên là các từ khoá ngắn gọn, hệ thống dàn ý và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ hỗ trợ. Học sinh có thể áp dụng quy tắc 7x7 (một trang trình chiếu tối đa bảy dòng, một dòng tối đa bảy chữ) để đảm bảo sự cô đọng, súc tích của trang trình chiếu.

2) Đảm bảo tính hệ thống của bài trình chiếu và nhấn mạnh vào hệ thống dàn ý của bài nói. Học sinh cần có một trang trình chiếu giới thiệu tổng quát bố cục bài nói, nhấn mạnh vào những ý quan trọng, trang này sẽ giúp người nghe nắm được tổng quan ý chính của bài nói và giúp họ dễ dàng nắm bắt thông tin hơn.

Bên cạnh các trang trình chiếu giới thiệu luận điểm (đề mục) của từng phần, với mỗi trang nội dung em cũng nên có thanh tiêu đề nhắc lại luận điểm (đề mục).

3) Bên cạnh kênh chữ, có thể trực quan hoá các ý tưởng bằng hình ảnh. Hình ảnh có tính chất trực quan sinh động và hàm chứa nhiều thông tin hơn kênh chữ.

Học sinh nên sử dụng các biểu tượng (icon), sơ đồ, ghi chép hình hoạ (sketchnote),… để minh hoạ thêm cho các ý tưởng.

4) Đảm bảo tính nhất quán và tính thẩm mĩ của trang trình chiếu về màu sắc, kiểu chữ, cỡ chữ, cách thiết kế, cách triển khai bố cục.

Học sinh có thể sử dụng những mẫu thiết kế trình chiếu (template) sẵn. Một số trang web có thể tải mẫu thiết kế sẵn: slidesgo.com, canva.com,…

5) Học sinh cũng cần cân nhắc đến không gian thực tế khi trình bày bài nói để căn chỉnh trang thiết kế sao cho dễ dàng theo dõi.

Chẳng hạn nếu không gian rộng, học sinh nên chỉnh cỡ chữ to. Cần đảm bảo độ tương phản về màu giữa chữ và nền, sử dụng các bố cục phù hợp (bố cục dạng lưới, bố cục cột, bố cục trung tâm,…) để thuận theo thị giác của người nghe.

6) Sử dụng các hiệu ứng trên trang trình chiếu một cách hợp lí. Cần tránh lạm dụng hiệu ứng, em chỉ nên sử dụng hiệu ứng để làm nổi bật các nội dung chính của bài nói.

Ảnh: Trần Lê Duy.

Ảnh: Trần Lê Duy.

Ảnh: Trần Lê Duy.Ảnh: Trần Lê Duy.

6. Kĩ năng thảo luận nhóm

Ảnh: Trần Lê Duy.

Ảnh: Trần Lê Duy.

Ảnh: Trần Lê Duy.Ảnh: Trần Lê Duy.

7. Kĩ năng nghe và tóm tắt bài nói

Ảnh: Trần Lê Duy.

Ảnh: Trần Lê Duy.

Ảnh: Trần Lê Duy.Ảnh: Trần Lê Duy.
Ảnh: Trần Lê Duy.Ảnh: Trần Lê Duy.
Phan Thế Hoài (ghi)