GS. Lê Ngọc Canh - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam vinh dự vừa được nhà nước phong danh hiệu giáo sư cuối năm 2014 khi ông đã ở tuổi 81.
Nhận được tin vui, bạn bè, bạn nghề, học trò khắp Bắc – Trung - Nam gọi điện chúc mừng từ sáng tới tối. Ông bảo không cò gì vui như mấy hôm nhận được danh hiệu, dẫu biết bằng để có được nó đó là cả một quá trình rèn luyện, khổ luyện từ khi 13 tuổi.
Thời binh nghiệp múa cùng bộ đội
Kể lại với chúng tôi, gia đình GS. Lê Ngọc Canh không có ai làm trong ngành múa, nhưng nói về cơ duyên dẫn ông đến với môn nghệ thuật múa là bắt đầu từ những năm học thiếu sinh quân 1946. Đến năm 1947 ông bắt đầu học điệu múa đầu tiên từ các chú bộ đội.
Đến nay khi kể lại câu chuyện này, ông vẫn khẳng định những động tác múa đầu tiên là do các chú bộ đội dạy, năm đó GS. Canh mới 13 tuổi. Khi đó các động tác múa, bài múa chỉ mang tính chất phong trào, nghiệp dư. Từ đó đến nay ông đã gắn bó với nghệ thuật múa được gần 70 năm tuổi nghề.
GS. Lê Ngọc Canh rất vui mừng về thành quả mà mình đã có được, đó là sức lao động bền bỉ, vất vả trong nhiều năm qua. Ảnh Xuân Trung |
GS. Canh vẫn bảo, thời đó bản thân ông múa máy cũng không giỏi gì, còn nhiều người giỏi hơn ông, nhưng do vóc dáng nhỏ bé không tham gia chiến đấu được nên các chú bộ đội quyết định cho ông đi theo múa. Tham gia vào đoàn văn công phục vụ bộ đội trong kháng chiến chống Pháp 9 năm tại các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang, có thời gian tiếp xúc với đồng bào dân tộc nhiều, thấy những điệu múa của đồng bào hay, đẹp và ông bắt đầu thấy ngấm cảm xúc hơn.
Trong 9 năm làm công tác phong trào văn công phục vụ bộ đội kháng chiến chống Pháp, có nhiều nỗi nhớ, nhiều kỷ niệm khiến GS. Canh đến tận bây giờ vẫn không quên. Ông kể, năm 1948 lúc đó bộ đội trước khi ra trận được các thiếu sinh quân như ông múa hát cho nghe, bởi ai cũng biết ra trận có người về, có người không.
Lúc chia tay nhau các cháu thiếu sinh quân và bộ đội ôm nhau khóc, lúc đó mới chỉ 14 tuổi, trong giây phút lưu luyến đó ông bất chợt sáng tác 1 bài hát tặng các chú bộ đội trước khi ra trận. Nghe được những lời tâm sự bằng giọng hát của ông, các chú bộ đội rất sung sướng và cảm động, coi đó là một lời nhắn nhủ.
Tâm sự thêm về duyên đến với cách mạng, GS. Lê Ngọc Canh cho biết, ông quê ở Hà Đông, nhưng ra Hà Nội từ năm 11 tuổi ở với chú họ. Theo gợi ý của người chú là có thích đi bộ đội, đi cách mạng không? Và thế là ông theo cách mạng từ đó.
Quá trình theo cách mạng, đến với nghệ thuật múa từ khi còn là thiếu sinh quân, có thời gian phục vụ trong quân đội và trong kháng chiến chống Pháp. Hết kháng chiến ông được cử đi học trung cấp múa, học chuyên gia, trình độ tương đương đại học và cũng có thời gian đi nước ngoài học bổ túc đại học và làm nghiên cứu sinh, ông tốt nghiệp tiến sĩ về múa tại Bungary vào năm 1973, thời điểm đó ông là tiến sĩ đầu tiên của ngành múa Việt Nam.
Trước đó, ông cũng đã tham gia giảng dạy, sáng tác cho sinh viên trong nước về nghệ thuật múa dân gian từ những năm 1957. Cũng chính từ thời điểm này đã tạo nền móng cho ông đi theo dòng nghệ thuật thiên về múa dân gian cho tới tận bây giờ.
“Người trên từng cây số”
GS. Lê Ngọc Canh còn chia sẻ, có được niềm đam mê về nghệ thuật múa dân gian cho đến ngày nay thì ông đã bỏ công đi sưu tầm, tìm hiểu các điệu múa truyền thống của đồng bào các dân tộc trong cả nước. Hầu như nơi nào ông cũng tới để tìm hiểu về văn hóa truyền thống, từ Tây Nguyên, Tây Bắc, Việt Bắc…
Một số nội dung về đổi mới đánh giá học sinh tiểu học
(GDVN) - Đánh giá thường xuyên thực ra là những việc bình thường giáo viên vẫn làm trong quá trình dạy học và vấn đề chỉ là bây giờ làm bài bản, làm tốt hơn thôi ...
Ông đi không những tìm hiểu, khám phá mà còn nghiên cứu các điệu múa để đúc kết thành kiến thức giảng dạy cho sinh viên của mình. Thậm chí những điệu múa đó ông viết thành những chuyên đề và chuyển vào sách, một số sách đã trở thành giáo trình. Ông vẫn nói vui rằng, đó là “4 trong 1”- là những quá trình sưu tầm, nghiên cứu, giảng dạy, viết sách và giáo trình.
Có thể nói các tác phẩm sáng tác của ông, ông vẫn tự hào rằng mình được đi học ở nước ngoài nhiều, được biết nhiều điệu múa trên thế giới nhưng khi sáng tác, giảng dạy thì khuynh hướng của ông vẫn thể hiện theo một cách nhìn truyền thống, có hồn dân tộc, có chất dân tộc Việt Nam trong từng tác phẩm của mình. Do đó, cũng không lạ khi phần lớn các công trình nghiên cứu của ông là đi vào chủ đề dân gian. Các đầu sách nổi tiếng của ông có thể kể tới như Lịch sử múa Việt Nam, Lịch sử múa thế giới, Múa dân tộc Chăm, múa Chèo…
Nhiều người vẫn nói hiện người viết nhiều đầu sách nhất cho ngành múa Việt Nam là GS. Lê Ngọc Canh, thưc tế đến nay ông đã có tới 19 đầu sách viết riêng (trong đó 17 đầu sách sau khi được phong Phó giáo sư năm 1996, tức 18 năm tính từ thời điểm được phong làm giáo sư, tính ra mỗi năm viết gần 1 đầu sách), ngoài ra ông viết chung có 24 đầu sách.
Với số lượng công trình như vậy đối với một ngành nghệ thuật ít được quan tâm thì đó là khối lượng đồ xộ. Kiến thức của ông có được cũng do quá trình tìm tòi, khám phá và sáng tạo mà nên. Chính vì vậy, bạn nghề vẫn gọi ông với “danh” là “người trên từng cây số” hoặc “chuyên gia đánh bắt xa bờ”.
Cho tới bây giờ khi được nhà nước phong là Giáo sư, bản thân ông cũng không nghĩ mình được điều đó, bởi trong quá trình làm việc ông luôn nghĩ mình làm không vì danh hiệu đó, mà nguồn gốc đó là sự say mê nghiên cứu.
Bằng cấp là rất quan trọng nếu học thật, thi thật
Nói về nghệ thuật múa, nhất lại là máu dân gian hiện nay cũng không có nhiều người thích và say mê với nó. Làm thế nào để giữ được niềm say mê? GS. Canh chia sẻ, trong quá trình giảng dạy sinh viên của mình ông luôn nhắc học trò rằng, tất cả tương lai là phụ thuộc vào các em, các em thử nghĩ xem ngành múa giờ có bao nhiêu người, tuổi đến đâu?
Cánh diều mơ ước trên những triền đồi Lán Tranh
(GDVN) - Nhìn những nụ cười trong sáng khi được chơi đùa, chúng tôi mới hiểu rằng, những món quà nhỏ bé kia mới đáng quý với các em biết bao nhiêu.
Hiện Giáo sư, tiến sĩ về múa cả nước chỉ có 2 người. “Các em phải tự vận động, tự phấn đấu, tự rèn luyện bằng cách viết các chuyên đề, tích lũy, tích tiểu thành đại, rồi sẽ có những công trình” GS. Canh chia sẻ với học trò của mình.
Hiện trong làng múa Việt Nam có tên tuổi nhiều nghệ sĩ giỏi, thành danh, nhưng đối với GS. Canh, ông vẫn không khỏi lo lắng bởi có thực tiễn nhưng cũng phải có lí luận. Trong khi đó, phần lí luận rất khó nên cũng giống như người đốt đuốc đi tìm trong màn đêm vậy. Hơn nữa, dấn thân vào nghiên cứu sẽ mất nhiều thời gian, bước đầu chưa đem lại lợi ích kinh tế nên rất ít người bỏ công.
GS. Lê Ngọc Canh cho rằng, khâu đào tạo đội ngũ về lí luận múa của chúng ta đang ít hoặc không đào tạo. Có thể những môn phải đào tạo ở nước ngoài mới có điều kiện. Do đó không thể có chuyên gia đầu ngành về lí luận múa. Vì vậy, lí luận múa đang tụt hậu so với sáng tác và thực hành.
Cho biết quan điểm về danh hiệu có phản ảnh đúng với trình độ hay không? GS. Canh bày tỏ, nếu học thật, thi thật, làm thật thì bằng cấp đó là chứng tỏ sự ghi nhận. Do đó, bằng cấp ở hoàn cảnh này biểu hiện sự ghi nhận, không thể coi nhẹ. Tuy nhiên, từ những bằng giấy đó mà ra được những sản phẩm cụ thể là một khoảng cách rất xa, khoảng cách đó phải có đầy nghị lực, đầy tâm huyết, đầy trí tuệ.