Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 5 tháng 8 dẫn tạp chí "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 3 tháng 8 có bài viết cho rằng, khác với các nước khác ở khu vực Biển Đông, Philippines tìm đến "cuộc chiến kiện tụng" để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đồng thời Philippines cũng gia tăng chi tiêu quân sự, hy vọng tăng cường xây dựng hiện đại hóa lực lượng vũ trang.
Philippines để tàu đổ bộ xe tăng cũ Sirah Madre trên bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Tranh chấp Biển Đông đã trở thành vấn đề quan trọng được bàn luận sôi nổi ở Philippines, đây là điều chưa từng có. Một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew Mỹ cho biết, có tới 93% người Philippines lo ngại Biển Đông nổ ra chiến tranh, hơn nữa hầu hết người Philippines (58%) cho rằng Trung Quốc đe dọa an ninh quốc gia của họ.
Chính quyền Benigno Aquino kích thích tinh thần dân tộc, coi những nỗ lực phản đối láng giềng phương Bắc của Manila là cuộc chiến giữa "David và Goliath" trong Kinh Thánh.
Tổng thống Philippinese Benigno Aquino ít nhất đã 2 lần công khai ví Trung Quốc như phát xít Đức, đồng thời tiếp tục từ chối lấy con đường ngoại giao làm phương thức để làm dịu tình hình.
Từ năm 2013 đến năm 2014, có 60% người Philippines trở lên ủng hộ biện pháp đối với Trung Quốc của ông Benigno Aquino, nhưng, cuộc khảo sát gần đây cho thấy, hiện nay liên tục có người (46%) nghi ngờ hiệu quả của các biện pháp đối phó Trung Quốc của chính phủ.
Bãi Cỏ Mây |
Điều mọi người đặc biệt quan tâm là, chính quyền Benigno Aquino không có năng lực bảo vệ thực sự chủ trương của Philippines, trong khi đó Trung Quốc lại luôn tìm mọi cách để xây dựng (bất hợp pháp và) nhanh chóng mạng lưới căn cứ lưỡng dụng (quân dụng-dân dụng) khổng lồ ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Philippines không chỉ đã mất đi quyền kiểm soát thực tế đối với bãi cạn Scarborough vào năm 2012, mà còn, người dân ngày càng cho rằng chính phủ chưa thể tăng cường xây dựng các trạm tiền tiêu đầy đủ, đồng thời trong "cuộc chiến kiện tụng" lâu dài với Trung Quốc cũng không thể bảo vệ lập trường của mình.
Đi đầu
Trong thời kỳ chuyên chính Marcos (1965-1986), Philippines là một trong những nước đầu tiên xây dựng đường băng máy bay và công trình quân sự tiên tiến ở Biển Đông.
Sau khi ý thức được tranh chấp chủ quyền của các nước ven Biển Đông thích hợp với quy luật sinh tồn của Darwin, để "thực thi chủ quyền thực tế" đối với quần đảo Trường Sa (Philippines nhảy vào tranh chấp), Manila đã mở ra con đường dùng tòa án trọng tài để phân xử.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ở Tòa án trọng tài thường trực tại Hà Lan |
Xuất phát từ tự tin đối với thực lực quân sự của mình, đồng thời cũng dựa vào sự hiện diện quân sự của Mỹ, chính quyền Marcos tìm cách chiếm lấy nhiều hòn đảo ở quần đảo Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ - hòn đảo lớn thứ hai rất có giá trị của khu vực này (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Được lợi từ đây, Philippines chiếm lấy ưu thế chiến thuật to lớn so với các nước chủ trương chủ quyền khác.
Tuy nhiên, các nước chủ trương chủ quyền khác đã nhanh chóng “bắt chước” chiến lược của Philippines, cũng đã xây dựng đường băng máy bay của mình, đã mở rộng hiện diện quân sự ở khu vực này.
Đồng thời, Chính phủ Philippines sau đó cũng dần dần coi nhẹ tầm quan trọng của việc bảo vệ, nâng cấp các công sự phòng ngự mặt đất. Sau khi Quân đội Mỹ rút khỏi Philippines (năm 1992) không lâu, Trung Quốc nắm lấy cơ hội chiếm đoạt quyền kiểm soát đá Vành Khăn (thuộc chủ quyền của Việt Nam), điều này đã bộc lộ đầy đủ tình hình dễ bị tấn công của Manila ở khu vực này.
Theo bài báo, hiện nay, Philippines vẫn chưa coi trọng tầm quan trọng của tăng cường vị trí đứng ở khu vực này.
Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam |
Cựu Cố vấn an ninh quốc gia Philippines Roilo Greuze cho rằng: "Nhà lãnh đạo Philippines còn đang tiếp tục coi nhẹ giá trị chiến lược của chuỗi đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), trong khi đó, những địa hình này có thể xây dựng thành căn cứ quân sự mạnh, từ đó kiểm soát vùng biển xung quanh lớn hơn".
Tranh thủ thời gian
Trạm tiền tiên tan tành của Philippines ở bãi cạn Scarborough đã phản ánh sâu sắc tính mất cân bằng của chiến lược Biển Đông của nước này. Năm 1999, để bảo vệ tuyên bố đảo tranh chấp, Philippines đã để tàu đổ bộ xe tăng Sirah Madre - di vật của Chiến tranh thế giới lần thứ hai ở lại bãi Cỏ Mây (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Trong 16 năm qua, có một phân đội Philippines đã chịu đói khát, cô độc, thời tiết khắc nghiệt, nóng bức, thay phiên đóng quân chiếm giữa (bất hợp pháp) ở tiền tiêu cũ nát này.
Từ năm 2013 trở đi, tàu cảnh sát biển Trung Quốc luôn bao vây tấn công tàu Sirah Madre và tìm cách chặt đứt tiếp tế hậu cần của nó (những hoạt động này của Trung Quốc cũng bất hợp pháp, vì bãi Cỏ Mây không thuộc chủ quyền của Trung Quốc - PV). Nghe nói, thiết bị của một số tàu cảnh sát biển còn tốt hơn tàu thông thường của Hải quân Philippines.
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc dọa nạt tàu cá Philippines ở vùng biển bãi Cỏ Mây |
Theo bài báo, binh sĩ Philippines đóng ở tiền tiêu chỉ có dựa vào máy bay trinh sát P-8A Poseidon của Lầu Năm Góc mới có thể đột phá sự phong tỏa của Trung Quốc.
Mặc dù không ngừng bị Trung Quốc đe dọa, nhưng chính quyền Benigno Aquino vẫn mập mờ trong vấn đề tăng cường vị trí đứng chân, trái lại đã lựa chọn tiến hành đối đầu về mặt pháp lý với Trung Quốc.
Cuối năm 2014, Chính phủ Philippines quyết định hoãn lại công tác sửa chữa cơ sở quân sự ở đảo Thị Tứ, trong khi đó những công trình này từng là bản mẫu của trí tuệ chiến lược Manila.
Bài báo cho rằng, để bảo vệ tính chính đáng của quyết định "ngu xuẩn" này, quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Philippines lại tuyên bố vụ kiện Trung Quốc do họ đang tiến hành là để chiếm lấy "ưu thế về đạo đức".
Có lẽ, Manila cũng cho rằng, so với tăng cường vị trí đứng chân, con đường pháp lý là cách làm tương đối ôn hòa. Nhưng, vụ kiện qua trọng tài vẫn bị Trung Quốc phản đối quyết liệt.
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa ở các hòn đảo, đá ngầm đã xâm chiếm của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. |
Đồng thời, trong các nước chủ trương chủ quyền khác như Trung Quốc, Việt Nam không có nước nào không đang đẩy nhanh mở rộng hiện diện quân sự ở khu vực này. Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu mở rộng công trình, mở rộng diện tích đảo đá để có được năng lực quân sự hiệu quả hơn.
Lưu ý, cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, nên không có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Trung Quốc tiến hành quân sự hóa các quần đảo này là bất hợp pháp - PV.
Sau khi ý thức được việc coi nhẹ chiến lược ở khu vực này, Philippines cuối cùng quyết định cần nâng cấp cơ sở quân sự ở đây, đặc biệt là đối với tàu Sirah Madre. Tuy nhiên, cùng với việc Trung Quốc từng bước xây dựng cấu trúc của Vùng nhận dạng phòng không, Philippines còn phải làm rất nhiều việc mới có thể đuổi kịp.
Mặc dù Chính phủ Philippines đã bắt đầu sửa chữa công trình quân dụng ở đảo Thị Tứ một cách do dự, đặc biệt là dự án thi công đường băng máy bay, nhưng còn phải tân trang sàn tàu, thân tàu và hệ thống thông gió của tàu Sirah Madre.
Mặc dù vậy, Manila xem ra vẫn do dự chưa quyết đối với việc kiểm tra triệt để trạm tiền tiêu. Nói theo ngôn ngữ chính thức, họ đang lo ngại "ưu thế đạo đức" và cam kết tuân thủ "con đường ngoại giao dựa trên quy tắc".
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa ở các hòn đảo, đá ngầm đã xâm chiếm của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. |
Tuy nhiên, sự do dự của Manila hầu như là lo ngại về những khó khăn và rủi ro trong việc nâng cấp công trình, bởi vì, điều này rất có thể sẽ kích thích phản ứng mang tính đe dọa của Trung Quốc.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết trên báo Mỹ, được tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc đăng lại. Báo GDVN đăng toàn văn nội dung để độc giả nhìn thấy dư luận đang nghĩ gì về tranh chấp Biển Đông, thấy thêm thực trạng tranh chấp hiện nay ở quần đảo Trường Sa - PV.