Thách thức của cuộc cách mạng 4.0 và tầm quan trọng của kiến thức Luật Kinh tế

08/08/2024 10:55
Hà An
0:00 / 0:00
0:00

GDVN -Khung chương trình đào tạo thạc sĩ Luật Kinh tế của Học viện Ngân hàng được xây dựng với những học phần chuyên sâu về pháp luật tài chính, pháp luật ngân hàng.

Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu. Sự phát triển của một số công nghệ mang tính đột phá như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ sinh học, công nghệ mạng 5G… đã tác động mạnh mẽ tới mọi khía cạnh của xã hội, trong đó có các hoạt động kinh tế, làm thay đổi nền tảng, thúc đẩy các nền kinh tế truyền thống chuyển đổi sang kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo, mang lại nhiều cơ hội cho nền kinh tế.

image001.jpg

Internet, điện toán đám mây… tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận với những ứng dụng khoa học công nghệ tiện ích, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp phải tìm cách thích ứng với khoa học kỹ thuật hiện đại, tìm các giải pháp quản lý phù hợp, ứng dụng công nghệ mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh. Môi trường mới này sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề mới, phức tạp đòi hỏi các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, đánh giá, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp, tạo hành lang pháp lý phục vụ hoạt động kinh tế.

Vì sao kiến thức về Luật kinh tế trở nên quan trọng?

Tiến sĩ Vũ Hải Anh - Giảng viên Khoa Luật, Học viện Ngân hàng cho biết, Luật Kinh tế là một ngành luật chuyên sâu trong lĩnh vực pháp luật, trang bị cho người học những kiến thức pháp lý trong lĩnh vực kinh tế để giải quyết những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực này cũng như góp phần đảm bảo cho các hoạt động kinh tế được duy trì trong trật tự chung phù hợp.

image002.jpg

"Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng chịu tác động lớn trong xu hướng toàn cầu hóa, phát triển không biên giới, hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra nhiều thay đổi trong phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành các tổ chức nói chung và doanh nghiệp nói riêng, thúc đẩy nhu cầu học tập và nâng cao trình độ nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực nòng cốt, chất lượng cao. Việc am hiểu về các vấn đề phức tạp liên quan đến pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh sẽ là lợi thế lớn của các chủ thể khi tham gia vào các hoạt động này", Tiến sĩ Vũ Hải Anh nhận định.

Cơ hội và thách thức với nhân lực ngành Luật Kinh tế

Luật Kinh tế hiện nay được xác định là một trong những ngành nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội với nhu cầu học ngày càng tăng cao. Trước sự biến đổi không ngừng của môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế, việc trang bị kiến thức về Luật Kinh tế là nền tảng, điều kiện tiên quyết để có chính sách phát triển doanh nghiệp phù hợp cũng như hạn chế được những rủi ro trong hoạt động này.

Ngoài ra, việc trang bị các kiến thức về Luật Kinh tế sẽ là hành trang vững chắc tạo nhiều cơ hội việc làm mới cho người học. Các nhu cầu cần có chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá các vấn đề phát sinh trong kinh doanh cũng như hỗ trợ các thủ tục pháp lý cần thiết phát sinh đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm, tìm kiếm với mức thu nhập khá cao.

Hiểu được điều này, Học viện Ngân hàng đã mở ngành đào tạo Luật Kinh tế trình độ thạc sĩ. Với thế mạnh đào tạo trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, khung chương trình đào tạo thạc sĩ Luật Kinh tế của Học viện Ngân hàng được xây dựng với những học phần chuyên sâu về pháp luật tài chính, pháp luật ngân hàng tạo nên điểm đặc trưng và khác biệt so với các cơ sở đào tạo khác.

image003.jpg
Học viện Ngân hàng mở và tuyển sinh ngành đào tạo Luật Kinh tế trình độ thạc sĩ

Khi học chương trình đào tạo này, người học không chỉ được cung cấp các kiến thức lý thuyết và thực tế sâu, rộng, hiện đại về pháp luật kinh tế mà còn được trang bị các kiến thức liên ngành có liên quan, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng với các học phần như: Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp; Thẩm định dự án đầu tư; Kỹ năng giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, Kỹ năng lãnh đạo và quản lý…

Bên cạnh đó, Học viện Ngân hàng đặc biệt quan tâm các hoạt động thực tế hỗ trợ hoạt động đào tạo. Học viện Ngân hàng đã xây dựng và củng cố mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với nhiều đơn vị đào tạo, cơ quan nhà nước, nhà tuyển dụng trong lĩnh vực pháp lý. Điều này giúp chương trình đào tạo thạc sĩ Luật Kinh tế tại Học viện có sự gắn kết chặt chẽ giữa kiến thức lý luận và các kinh nghiệm thực tế.

Trong thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang có những tác động mạnh mẽ lên mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động kinh tế thì việc trang bị các kiến thức pháp lý về kinh tế sẽ giúp các nhà đầu tư tự tin, chủ động và thành công. Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật Kinh tế tại Học viện Ngân hàng sẽ trang bị cho người học không chỉ kiến thức mà còn trang bị các kỹ năng, giúp người học sau tốt nghiệp có năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm để thực hiện, quản lý và cải tiến các hoạt động chuyên môn, thích ứng tốt với môi trường làm việc trong nước và quốc tế.

Thông tin tuyển sinh chương trình Thạc sĩ Luật kinh tế của Học viện Ngân hàng năm 2024, thí sinh xem TẠI ĐÂY.

Hà An