LTS: Thực tế để nâng cao chất lượng giáo viên, thầy giáo Sông Trà nhận thấy rằng việc bỏ biên chế giáo viên có thể sẽ khiến giáo viên có động lực để làm việc tốt hơn.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Tại Hội thảo giáo dục 2017 về chất lượng giáo dục phổ thông do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức (ngày 22/8), một thầy giáo phụ trách giáo dục phổ thông ở Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho biết có 70% giáo viên đứng lớp không có năng khiếu sư phạm.
Theo thầy, giáo viên có năng khiếu sư phạm chiếm tỉ lệ rất ít trong khi số lượng học sinh phổ thông rất đông.
Không có năng khiếu cộng thêm với việc giáo viên lại không tích cực rèn luyện dẫn đến chất lượng, năng lực yếu kém. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới chất lượng giáo dục yếu kém.
Chưa hết, những năm học gần đây, với hàng loạt vụ bạo lực học đường như vụ việc cô giáo dạy toán ở huyện Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh) không giảng bài trong suốt gần bốn tháng lên lớp;
Thầy giáo Khôi, dạy văn ở Phú Nhuận (thành phố Hồ Chí Minh) nhục mạ học sinh; một cô giáo tiểu học ở Hải Phòng bắt học sinh lớp 3 uống nước giẻ lau bảng, vì lỗi nói chuyện ở trong lớp từng gây bức xúc, phẫn nộ dư luận cả nước.
Việc bỏ biên chế giáo viên có thể khiến giáo viên tránh chây ỳ trong công việc. Ảnh minh họa: Chinhphu.vn |
Mới nhất là vụ 3 giáo viên Trường Mầm non tư thục Cầu Vồng, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình cũng đã bị cho nghỉ việc vì thiếu kỹ năng sư phạm khi để các bạn cùng lớp xúm lại đánh một học sinh.
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông công lập và ý thức, đạo đức, trách nhiệm công vụ của đội ngũ nhà giáo, thời gian qua có một số giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đã mạnh dạn đưa ra ý kiến, đề xuất, giáo dục phổ thông công lập nên bỏ biên chế giáo viên vĩnh viễn, thay vào đó là cơ chế hợp đồng lao động ngắn hạn hoặc dài hạn và phân cấp, giao quyền lớn hơn cho Hiệu trưởng được phép trực tiếp tuyển dụng và sa thải giáo viên.
Nói thật, giảm biên chế toàn diện hưu sớm khó loại người "ngồi chơi xơi nước" |
Qua Báo Người Lao động, một nữ giáo viên có thâm niên và uy tín trong nghề ở Hà Nội bày tỏ sự ủng hộ với quan điểm này.
Chị cũng chia sẻ câu chuyện về một giáo viên đồng nghiệp của chị.
Cô giáo này dạy tiểu học nhưng không yêu nghề, yêu trò, trình độ sư phạm yếu, luôn có những hành vi xúc phạm học trò và bất đồng với ban giám hiệu nhưng cuối năm khi bình xét thi đua, không đạt danh hiệu tiên tiến thì tỏ ra bất mãn, phản ứng tiêu cực.
Thiết nghĩ nếu mọi giáo viên chỉ ký hợp đồng lao động, khi không đạt các tiêu chí trong giảng dạy và đạo đức nghề nghiệp thì có thể bị chấm dứt hợp đồng, chứ nếu nằm trong biên chế thì giải quyết phức tạp hơn nhiều.
Trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) cho rằng nên bỏ biên chế vĩnh viễn với cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên công lập, thay bằng chế độ hợp đồng dài hạn để khích lệ sự sáng tạo, vươn lên.
Cái khó nhất hiện nay là giải quyết hậu quả của hàng chục năm trước để lại: biên chế công chức, viên chức quá lớn, người làm được việc thì ít, người yếu kém thì nhiều, tâm lý bám vào Nhà nước đang còn nặng nề.
Theo ông khó đến mấy cũng phải làm bằng được. Cần có những điều luật để làm căn cứ giải quyết vấn đề này.
Trên cơ sở đó, Chính phủ xây dựng lộ trình triển khai thực hiện trong 5 - 10 năm tới. Thấy một số giáo viên ỳ ạch, thiếu tâm huyết với nghề, có nhiều giáo viên trẻ ở các cơ sở giáo dục thẳng thắn kiến nghị:
“Họ làm không được thì cho nghỉ. Yếu kém thì phải nhận mức lương thấp, còn giáo viên giỏi phải được hưởng chế độ thỏa đáng. Có như vậy mới hy vọng giáo dục mới phát triển.”
Những yêu cầu mới nhất về tinh giản biên chế giáo viên của Bộ Giáo dục |
Hiện nay, cả nước có hàng chục ngàn giáo viên chấp nhận dạy hợp đồng với đồng lương ít ỏi (từ 1 đến vài triệu đồng) để chờ cơ hội vào biên chế nhà nước.
Song có một thực tế đáng buồn là, khi còn hợp đồng, các giáo viên đều làm việc, dạy dỗ rất hăng say, nhiệt tình nhưng đến lúc vào được biên chế rồi thì không còn giữ được “phong độ” như trước nữa, có những dấu hiệu: mệt mỏi, cầm chừng, thiếu động lực phấn đấu, sáng tạo, đổi mới…
Theo các quản lý đó là điều vô cùng tai hại cho ngành giáo dục, cần phải xây dựng một cơ chế mới về đội ngũ giáo viên.
Việc sáp nhập, sắp xếp lại các trường lớp không đủ quy mô, số lượng và tinh giản biên chế ngành giáo dục đang diễn ra ở các địa phương.
Số lượng cán bộ, giáo viên trong diện tinh giản biên chế ở 4 năm nay, theo Nghị định 108/2014-NĐ của Thủ tướng Chính phủ, cũng hầu hết là do sức khỏe không đảm bảo, chứ không có mấy người vì phẩm chất, năng lực sa sút, yếu kém.