Hãng thông tấn địa phương NISD gần đây đưa tin: "Để có thể quản lý học sinh sinh viên của mình mọi lúc mọi nơi, một số trường học ở bang Texas của Mỹ đã cho ra đời loại chip theo dõi điện tử, được gắn vào ngay trong chiếc thẻ sinh viên".
Như một nhà giáo tại đây mô tả, việc ra đời của thiết bị được cho là thông minh này sẽ giúp các thầy cô giáo có thể biết chính xác được học trò của mình đang ở đâu.
Thẻ sinh viên theo dõi |
Hiện các nhà chức trách giáo dục bang Texas đang cho thí điểm dự án này tại Trường trung học Jay và Trường trung học Jones, với tổng số học sinh của cả 2 trường là gần 4.200 em.
Tuy nhiên, dự án đưa ra thí điểm không lâu nhưng đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ phía phụ huynh và học sinh.
Theo đó, hầu hết các em học sinh đều cảm thấy rất khó chịu vì lúc nào cũng bị giáo viên quản lý. Một số phụ huynh cũng đồng tình quan điểm với con em họ.
Điển hình như ông Steven Hernandez, một ông bố có con gái đang theo học tại trường Trung học Jay, cho biết: "Chúng tôi không muốn con cái của mình trở thành một đối tượng bị theo dõi 24/24".
Không đi học thêm, học sinh bị lưu ban
Theo phản ánh của gia đình ông Lưu Văn Ven (thôn Ngọc Đỉnh, xã Hoằng Hà, Hoằng Hoá, Thanh Hoá), năm học 2011 – 2012, em Lưu Văn Chiến (con trai ông) theo học tại lớp 6A1 (Trường THCS Hoằng Hà).
Theo sổ học bạ cũng như thông báo của giáo viên chủ nhiệm trong buổi họp phụ huynh cuối năm, em Chiến đủ điều kiện lên lớp.
Tuy nhiên, cuối tháng 8 vừa qua, theo lịch thông báo tập trung của nhà trường, em Chiến đến lớp đi học thì giáo viên chủ nhiệm không cho vào lớp 7 như những học sinh khác với lý do "Chiến không tham gia học hè"?
Hôm sau, ông Ven lên trường thì thấy con trai đang đứng ngoài trong khi các bạn cùng lớp đang học bài. Bức xúc, ông Ven vào gặp hiệu trưởng trình bày lý do rằng dịp nghỉ hè vừa qua, mẹ em Chiến ốm nặng phải điều trị tại bệnh viện nên Chiến phải ở nhà phụ giúp công việc gia đình do đó không thể đi học được. Thầy hiệu trưởng trả lời “theo quy định của Phòng giáo dục huyện, học sinh nào không đi học hè thì không được lên lớp”.
Ông Nguyễn Văn Vần, cùng xã Hoằng Hà cũng có hai con rơi vào trường hợp tương tự. “Năm học vừa qua, hai con trai tôi là Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Văn Thành đã hoàn thành chương trình lớp 6 và lớp 7 theo quy định.
Cuối năm gia đình được giáo viên chủ nhiệm thông báo kết quả học tập của các con khá tốt và cho biết, hai cháu được lên lớp thẳng. Tuy nhiên, đầu năm, các cháu lên trường thì nhà trường thông báo không cho lên lớp với lý do không đi học thêm đồng thời bắt các cháu phải vào học lại ở khối lớp cũ”.
“Dịp hè, nhà trường có tổ chức dạy thêm cho học sinh nhưng vì điều kiện gia đình quá khó khăn nên các con tôi không có tiền đóng học”, người cha phân trần. Hơn nữa, rõ ràng cuối năm họp phụ huynh, nhà trường có thông báo, em nào muốn học thêm thì đăng kí tự nguyện. Bây giờ, tôi mới biết, lãnh đạo trường đã ép tất cả học sinh trong trường phải học hè chứ không riêng gì học sinh có học lực yếu, kém”, ông Vần bức xúc.
Theo tìm hiểu được biết, trong xã Hoằng Hà còn có nhiều trường hợp tương tự như con trai ông Ven và ông Vần.
Ngoài ra, cũng theo phản ánh của ông Ven, năm học 2011 – 2012 vừa qua, một người con trai khác của ông là Lưu Văn Phượng kết thúc chương trình lớp 9 tại Trường THCS Hoằng Hà với học lực khá. Cháu muốn thi vào trường THPT chất lượng tốt nhưng nhà trường cũng ép không bán hồ sơ cho thi với lý do “không ôn thi hè”.
Sau đó, dù không đi học hè nhưng gia đình vẫn phải đóng 50% số tiền học phí (250.000 đồng) thì nhà trường mới bán hồ sơ.
Trao đổi với PV, ông Lê Văn Phúc, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Hoằng Hoá cho biết, phòng không quy định việc học thêm, dạy thêm trong hè cho các trường. Việc đi học hay không là thoả thuận của phụ huynh, học sinh và nhà trường chứ không thể ép buộc.
“Những hiện tượng trên là rất dễ có tại các nhà trường. Ngay khi nhận được thông tin, phòng đã cử chuyên viên xuống kiểm tra tại Trường THCS Hoằng Hà. Sự việc trên là có thật, khi lập danh sách đợt 1, trường này đã không đưa một số em nói trên vào lớp nào.
Lãnh đạo nhà trường thừa nhận việc làm trên là sai. Phía phòng đã yêu cầu chấn chỉnh ngay đồng thời bổ sung danh sách để các cháu vào lớp học bình thường trong năm học mới”, ông Phúc cho hay.
Không đi học thêm, học sinh bị lưu ban
Theo phản ánh của gia đình ông Lưu Văn Ven (thôn Ngọc Đỉnh, xã Hoằng Hà, Hoằng Hoá, Thanh Hoá), năm học 2011 – 2012, em Lưu Văn Chiến (con trai ông) theo học tại lớp 6A1 (Trường THCS Hoằng Hà).
Theo sổ học bạ cũng như thông báo của giáo viên chủ nhiệm trong buổi họp phụ huynh cuối năm, em Chiến đủ điều kiện lên lớp.
Tuy nhiên, cuối tháng 8 vừa qua, theo lịch thông báo tập trung của nhà trường, em Chiến đến lớp đi học thì giáo viên chủ nhiệm không cho vào lớp 7 như những học sinh khác với lý do "Chiến không tham gia học hè"?
Đơn thư phản ánh của phụ huynh học sinh |
Hôm sau, ông Ven lên trường thì thấy con trai đang đứng ngoài trong khi các bạn cùng lớp đang học bài. Bức xúc, ông Ven vào gặp hiệu trưởng trình bày lý do rằng dịp nghỉ hè vừa qua, mẹ em Chiến ốm nặng phải điều trị tại bệnh viện nên Chiến phải ở nhà phụ giúp công việc gia đình do đó không thể đi học được. Thầy hiệu trưởng trả lời “theo quy định của Phòng giáo dục huyện, học sinh nào không đi học hè thì không được lên lớp”.
Ông Nguyễn Văn Vần, cùng xã Hoằng Hà cũng có hai con rơi vào trường hợp tương tự. “Năm học vừa qua, hai con trai tôi là Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Văn Thành đã hoàn thành chương trình lớp 6 và lớp 7 theo quy định.
Cuối năm gia đình được giáo viên chủ nhiệm thông báo kết quả học tập của các con khá tốt và cho biết, hai cháu được lên lớp thẳng. Tuy nhiên, đầu năm, các cháu lên trường thì nhà trường thông báo không cho lên lớp với lý do không đi học thêm đồng thời bắt các cháu phải vào học lại ở khối lớp cũ”.
“Dịp hè, nhà trường có tổ chức dạy thêm cho học sinh nhưng vì điều kiện gia đình quá khó khăn nên các con tôi không có tiền đóng học”, người cha phân trần. Hơn nữa, rõ ràng cuối năm họp phụ huynh, nhà trường có thông báo, em nào muốn học thêm thì đăng kí tự nguyện. Bây giờ, tôi mới biết, lãnh đạo trường đã ép tất cả học sinh trong trường phải học hè chứ không riêng gì học sinh có học lực yếu, kém”, ông Vần bức xúc.
Theo tìm hiểu được biết, trong xã Hoằng Hà còn có nhiều trường hợp tương tự như con trai ông Ven và ông Vần.
Ngoài ra, cũng theo phản ánh của ông Ven, năm học 2011 – 2012 vừa qua, một người con trai khác của ông là Lưu Văn Phượng kết thúc chương trình lớp 9 tại Trường THCS Hoằng Hà với học lực khá. Cháu muốn thi vào trường THPT chất lượng tốt nhưng nhà trường cũng ép không bán hồ sơ cho thi với lý do “không ôn thi hè”.
Sau đó, dù không đi học hè nhưng gia đình vẫn phải đóng 50% số tiền học phí (250.000 đồng) thì nhà trường mới bán hồ sơ.
Trao đổi với PV, ông Lê Văn Phúc, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Hoằng Hoá cho biết, phòng không quy định việc học thêm, dạy thêm trong hè cho các trường. Việc đi học hay không là thoả thuận của phụ huynh, học sinh và nhà trường chứ không thể ép buộc.
“Những hiện tượng trên là rất dễ có tại các nhà trường. Ngay khi nhận được thông tin, phòng đã cử chuyên viên xuống kiểm tra tại Trường THCS Hoằng Hà. Sự việc trên là có thật, khi lập danh sách đợt 1, trường này đã không đưa một số em nói trên vào lớp nào.
Lãnh đạo nhà trường thừa nhận việc làm trên là sai. Phía phòng đã yêu cầu chấn chỉnh ngay đồng thời bổ sung danh sách để các cháu vào lớp học bình thường trong năm học mới”, ông Phúc cho hay.
ĐIỂM NÓNG |
|
Đỗ Quyên (Tổng hợp từ VTC, VNN)