Thứ trưởng có thể cho biết những đổi mới của môn Ngữ văn trong thời gian tới, đặc biệt là trong kỳ thi tốt nghiệp TPHT sắp tới?
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Chúng ta đang thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá với vai trò như là giải pháp đột phá đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Đối với từng môn, việc kiểm tra, đánh giá đầu tiên là phải hướng tới đánh giá năng lực người học, trong đó có năng lực chung và yêu cầu riêng cho từng lĩnh vực, từng môn học.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trả lời báo chí. Ảnh Xuân Trung |
Với môn Ngữ văn chúng ta đã đổi mới theo hướng chung, xác định năng lực chung mà học sinh cần đạt tới, với môn Ngữ văn đã đóng góp được những gì? Những gì đòi hỏi đánh giá riêng với học sinh? Việc đánh giá thực hiện trong cả quá trình dạy học cũng như kết thúc từng giai đoạn, trong đó kết thúc tiểu học, THCS, THPT và liên quan tới việc xét, thi, tuyển sinh vào ĐH, CĐ.
Lâu nay chúng ta đã nói đề Ngữ văn đã hướng tới năng lực và có kết quả bước đầu, nhưng tổng quát lại đề vẫn nặng về kiểm tra học sinh học được những gì, vẫn nặng về cho điểm, học sinh vẫn có thể học bằng bài văn mẫu để tới khi kiểm tra, khi thi rồi viết ra. Trong chương trình dạy tác phẩm nào thì lúc thi cũng chỉ kiểm tra, đánh giá tác phẩm đó, như vậy là kiểm tra học vẹt nhiều hơn là kiểm tra năng lực thật.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Chúng ta sẽ thay đổi, trước hết nhằm vào đánh giá toàn diện nhất những năng lực cần được đánh giá. Thứ nữa, có thể trong năng lực đọc - hiểu không chỉ kiểm tra trong tác phẩm đã học mà có thể dùng tác phẩm khác có kết cấu nội dung, có mức độ khó, dễ tương đương với tác phẩm đã học.
Như vậy là thay đổi ma trận đề thi môn Ngữ văn giống như những môn khác sang ma trận có đặc trưng riêng, do đó từ đề mở thì đáp án cũng phải mở. Phải thay đổi cả quá trình dạy và học cũng như trong suốt quá trình kiểm tra, đánh giá dạy và học.
Cũng không thể nói là đang dạy như hiện tại mà chỉ kiểm tra như vậy, như vậy thì tác dụng đột phá của kiểm tra, đánh giá sẽ không còn, mà chính muốn kiểm tra đánh giá để định hướng cho việc dạy và học thì phải hướng tới mục tiêu dạy học.
Như vậy có thể hiểu môn Ngữ văn sắp tới sẽ được dạy một cách thực tế hơn, tăng tỷ lệ bài học?
Định hướng của Bộ GD&ĐT trong đề thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ như thế nào thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Thật ra không có thay đổi mà Bộ quán triệt đúng hơn với mục tiêu dạy học, quán triệt sát hơn những điều mà Bộ đã hướng dẫn lâu nay. Kiểm tra đọc – hiểu là một yêu cầu bắt buộc môn Ngữ văn, việc này đã được thực hiện từ cấp Tiểu học, đến trung học thì việc dạy năng lực đọc – hiểu đã chiếm tỷ trọng lớn trong thời gian và kết cấu nội dung.
Nhiều thầy, cô giáo đến từ các tỉnh trong cả nước dự Hội thảo về kiểm tra, đánh giá việc học môn Ngữ văn ở trường phổ thông sáng nay. Ảnh Xuân Trung |
Việc hiểu về đề thi môn Ngữ văn không thoát khỏi các tác phẩm được đưa vào trong nhà trường là không đúng, là hạn chế. Chương trình yêu cầu học sinh phải đạt được năng lực, kỹ năng như thế nào, chương trình không có nghĩa là học tác phẩm nào thì thi tác phẩm đó, mà thông qua những tác phảm đó thì năng lực đọc hiểu của học sinh tới đâu, năng lực cảm thụ văn học tới đâu, chứ không phải kiểm tra nhớ được tác phẩm đó tới đâu.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Thay đổi ở đây chính là quán triệt mục tiêu dạy học, không có thay đổi lớn. Về ma trận đề thi cũng không có gì thay đổi cơ bản.
Với đề thi môn Ngữ văn ở các khối xã hội trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 cũng sẽ được thay đổi theo hướng này. Những tác phẩm được ra đề có thể nằm ngoài sách giáo khoa, nhưng không được vượt quá yêu cầu năng lực muốn đạt tới.