Thương dân, dân lập đền thờ

04/04/2016 08:46
Ngọc Việt
(GDVN) - Mọi thủ đoạn chính trị thấp hèn đều không thể chiến thắng được niềm tin của nhân dân. Và khi có được niềm tin nhân dân thì mọi thủ đoạn đều trở nên vô hiệu.

Cuộc khủng hoảng chính trị tại Cộng hoà Haiti sau một thời gian hỗn loạn bởi mâu thuẫn chính trị gây nên mâu thuẫn và xung đột xã hội, đã tạm thời lắng xuống. Thượng nghị sĩ Privert Jocelerme, thành viên của đảng chính trị cánh tả Fanmi Lavalas, được Quốc hội nước này bầu làm Tổng thống lâm thời và tuyên thệ nhậm chức ngày 15/2 vừa qua, theo Telesurtv.net.

Sóng gió trên chính trường tại quốc gia nghèo nhất vùng Trung Mỹ này diễn ra trong bối cảnh hết sức đặc biệt. Hiến pháp không bị đình chỉ, hệ thống chính trị vẫn vận hành và người dân vẫn được đảm bảo quyền lợi chính trị của mình.

Nhưng một cuộc bầu cử nhằm tìm ra người thay thế cho Tổng thống mãn nhiệm Michel Martelly thì lại không tổ chức được.

Cuộc khủng hoảng chính trị bắt đầu từ việc vòng hai cuộc bầu cử Tổng thống Haiti không thể tiến hành được sau khi ứng cử viên đối lập tẩy chay cuộc bầu cử, với cáo buộc có gian lận trong vòng bầu cử đầu tiên.

Tổng thống Michel Martelly mãn nhiệm và tạo ra khoảng trống quyền lực. Theo sau là  tình trạng biểu tình và bạo lực tại trên khắp đất nước Haiti, nhất là tại thủ đô Port-au-Prince.

Cựu Tổng thống Haiti Jean-Bertrand Aristide. Ảnh: Reuters.
Cựu Tổng thống Haiti Jean-Bertrand Aristide. Ảnh: Reuters.

Có rất nhiều vấn đề nêu ra được cho là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng tại quốc gia nhỏ bé này. Trong những nguyên nhân đó, người ta nhấn mạnh đến vai trò của cựu Tổng thống Jean-Bertrand Aristide – người đã bị lật đổ cách đây 12 năm – được cho là đứng sau những xung đột chính trị tại Haiti.

Nhiều người nghi hoặc, bởi lẽ ông Jean-Bertrand Aristide – người đã hai lần được bầu làm Tổng thống Haiti năm 1991 và năm 2004 và cả 2 lần đều bị đảo chính lật đổ, phải sống lưu vong tại Cộng hoà Trung Phi xa xôi từ 2004 đến 2011. Rồi khi trở về tổ quốc thì lại bị quản thúc tại gia từ 2011 đến 2014 – làm sao có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ như vậy tại Haiti.  

Tuy nhiên, khi ông Privert Jocelerme – thành viên đảng chính trị cánh tả Fanmi Lavalas, đảng do ông Aristide sáng lập và hiện đóng vai trò nòng cốt - được bầu làm Tổng thống lâm thời tại Haiti thì những nghi vần về vai trò của ông Aristide đối với chính trường Haiti đã được làm sáng tỏ. 

Điều gì đã giúp cho ông Jean-Bertrand Aristide, một người bị tước quyền lực và phong toả hơn chục năm trời lại có ảnh hưởng lớn như vậy?

Nắm quyền lực thông qua cơ chế uỷ nhiệm nhân dân

Jean-Bertrand Aristide được bầu làm Tổng thống Haiti trong một cuộc bầu dân cử chủ đầu tiên năm 1991- khi ông mới chỉ là một thanh niên ngoài 30 tuổi và cũng là một trong số nguyên thủ quốc gia trẻ nhất thế giới lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, ông đã bị quân đội nước này đảo chính lật đổ và ông phải sống lưu vong tại Mỹ. Năm 1994, Washington đã can thiệp và đưa ông trở lại nắm quyền tại Haiti và ông hoàn tất nhiệm kỳ Tổng thống của mình vào năm 1996.

Thương dân, dân lập đền thờ ảnh 2

Những người tự trọng

(GDVN) - Người thắng kẻ thua trong cuộc bầu cử tự do dân chủ tại Myanmar đều tôn trọng Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo việc chuyển giao quyền lực theo đúng trình tự.

Trong cuộc bầu cử năm 2001 Jean-Bertrand Aristide trúng cử Tổng thống Haiti lần thứ hai, tuy nhiên vào ngày 29/2/2004, một cuộc đảo chính – được cho là do Hoa Kỳ thực hiện - lật đổ chính quyền của Tổng thống Aristide.

Ngay trong đêm đó ông Aristide được đưa lên máy bay từ Port-Au-Prince, Haiti đến nước Cộng hòa Trung Phi bởi quân đội Canada, được sự hỗ trợ của Mỹ.

Ông Aristide sống lưu vong tại Cộng hoà Trung Phi trong gần một thập kỷ và chỉ được trở lại Haiti vào năm 2011. Song ông lại bị quản thúc tại gia đến năm 2014 vì cáo buộc tham nhũng.

Tuy nhiên, những người ủng hộ ông Aristide cho rằng đó sự vu khống mà mục đích là cố tình ngăn nhà lãnh đạo nổi tiếng của họ tham gia vào đời sống chính trị tại Haiti. 

Có thể thấy rằng, ít nhà lãnh đạo nào trên thế giới lại lận đận trong việc nắm, giữ quyền lực như ông Aristide. Tuy nhiên, ông đều nắm quyền lực thông qua bầu cử dân chủ - cơ chế uỷ nhiệm quyền lực nhân dân – và đều bị tước quyền bởi những hành động phản dân chủ.

Vì vậy có thể nói rằng, ông bị mất quyền nhưng không mất lực. Bởi lẽ ấy hiện tại ông "vẫn là biểu tượng mạnh mẽ cho người nghèo khổ tại Haiti” theo Telesurtv.net. .
 
Như người viết đã từng phân tích, trong hoạt động chính trị thì "quyền" được quy định bởi luật pháp, còn "lực" là sức mạnh của lòng dân. Do đó, những cá nhân hay lực lượng cầm quyền nắm giữ quyền lực thông qua bầu cử dân chủ thì đều đảm bảo có quyền lực vì họ được sự uỷ thác của nhân dân.

Vì vậy nếu họ bị tước quyền bởi một lực lượng chính trị nào khác, chứ không phải bởi định chế đại diện quyền lực nhân dân, thì họ chỉ mất quyền chứ không mất lực.

Và lực lượng nào cầm quyền thông qua việc tước quyền lực một cách phản dân chủ thì chỉ nắm được quyền chứ không thể có lực vì họ không được nhân dân uỷ thác quyền lực. Nghĩa là những chính quyền hình thành sau những hành động phản dân chủ thì không bao giờ có được sức mạnh của lòng dân.

Tổng thống lâm thời Haiti Privert Jocelerme - người từng là Bộ trưởng Nội vụ dưới thời cựu Tổng thống Jean-Bertrand Aristide, nhậm chức ngày 14/2. Ảnh: Reuters.
Tổng thống lâm thời Haiti Privert Jocelerme - người từng là Bộ trưởng Nội vụ dưới thời cựu Tổng thống Jean-Bertrand Aristide, nhậm chức ngày 14/2. Ảnh: Reuters.

Những chính quyền phản dân chủ ấy có thể bị nhân dân tước bỏ quyển lực bất cứ lúc nào khi “thế vào thời đến”. Do đó, cơ chế uỷ nhiệm quyền lực nhân dân luôn là nguyên tắc đảm bảo cho việc nắm giữ quyền lực một cách bền vững nhất và tiến bộ nhất.

Mọi tổ chức thực hiện hành động nắm giữ quyền lực không phù hợp với cơ chế uỷ nhiệm quyền lực nhân dân như đảo chính quân sự, bạo loạn lật đổ hay gian lận bầu cử để cướp quyền thì chỉ nắm được quyền chứ không bao giờ thật sự có lực – trong lòng dân không tồn tại những thứ “quyền không lực” ấy.

Chính quyền Haiti trong hơn chục năm qua gần như là một định chế chính trị “quyền không lực”, khi lòng dân Haiti luôn hướng về cựu Tổng thống Jean-Bertrand Aristide  - người được nhân Haiti bầu lên và trao quyền lực.

Vì vậy, dù “tên của ông không có trên bất kỳ lá phiếu nào và dù ông bị lật đổ khỏi quyền lực đã 12 năm, nhưng cái bóng của ông vẫn phủ lên chính trường Haiti và ông vẫn sống trong lòng những người dân Haiti”, theo home.bt.com, 24/12/2015

Bà Maryse Narcisse, một bác sĩ, một thành viên của Fanmi Lavalas tham gia tranh cử Tổng thống Haiti, cho biết: "Ông Aristide từng đóng vai trò như một đội trưởng, bây giờ chúng tôi hy vọng ông ấy sẽ đóng vai trò một huấn luyện viên. Ông Aristide tôn trọng người dân Haiti và người dân Haiti đang hành động vì ông ấy", theo Reuters ngày 20/12/2015.

Sức mạnh của niềm tin nhân dân

Thương dân, dân lập đền thờ ảnh 4

Bài học quý cho Việt Nam từ Singapore

(GDVN) - Tham nhũng là hệ quả mờ ám trong quan hệ giữa cơ quan công quyền với người dân và doanh nghiệp. Tham nhũng chỉ có thể xảy ra trong mối quan hệ ...

Có thể thấy rằng, niềm tin của người dân Haiti dành cho cựu Tổng thống Jean-Bertrand Aristide là rất lớn. Điều đó được chứng minh qua vai trò của ông ấy trong đời sống chính trị tại Haiti hiện nay, dù đã bị hạn chế rất nhiều bởi thời gian dài sống lưu vong và bị quản thúc tại gia khi trở về tổ quốc mình. 

Điều gì khiến cho ông Aristide giành được niềm tin của người dân Haiti lớn lao như vậy? 

Khi người dân Haiti bầu ông Aristide làm Tổng thống trong một cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên tại quốc gia này, họ tin ông có thể từng bước đưa đất nước Haiti thoát nghèo, giúp cho người dân Haiti giảm bớt khó khăn, nâng cao mức sống.

Tuy nhiên, ông đã bị lực lượng quân sự làm đảo chính lật đổ bởi chính quyền của ông có thể tước bỏ đặc ân của họ.

Rồi lần thứ hai ông bị nước ngoài đảo chính với lý do cáo buộc ông tham nhũng, tuy nhiên họ lại không tìm được bằng chứng để kết tội ông.

Chính phủ của Tổng thống Michel Martelly – một chính phủ thân Mỹ - đã cáo buộc ông Aristide tham nhũng với bằng chứng không có thật. Họ chỉ suy diễn cho hợp lý, nhưng lại là vô căn cứ, theo Reuters ngày 30/8/2014.

Còn Telesurtv.net thì nhận định: "Rất nhiều cáo buộc chống Tổng thống Aristide cả trước và sau cuộc đảo chánh, rằng ông đã có 280 triệu USD trong tài khoản ở một ngân hàng ở châu Âu.

Ngay sau cuộc đảo chính, Hoa Kỳ đã cử bảy người từ Bộ Tài chính điều tra hành vi sai trái về tài chính. 7 người này cùng một số người dân Haiti ngày đêm làm việc để tìm ra tiền số được cho là Tổng thống làm mất. Nhưng rõ ràng không thể tìm ra chứng cứ chứng minh Tổng thống lạm dụng quyền lực, lấy cắp tiền của nhà nước lo cho lợi ích riêng."

Cựu Tổng thống Jean-Bertrand Aristide tham gia bỏ phiếu bầu cử Tổng thống vòng đầu tiên. Ảnh: home.bt.com.
Cựu Tổng thống Jean-Bertrand Aristide tham gia bỏ phiếu bầu cử Tổng thống vòng đầu tiên. Ảnh: home.bt.com.

Như vậy là, những lý do mà lực lượng đảo chính đưa ra để tước quyền của ông Aristide đều không thể chứng minh được giá trị mà chỉ là những cáo buộc vô căn cứ.

Điều đó càng khiến cho người dân Haiti nhận thấy rằng, vị Tổng thống được họ bầu lên bị lật đổ bởi những mưu đồ chính trị đen tối. Điều đó đồng nghĩa với việc cơ chế uỷ nhiệm quyền lực nhân bị vô hiệu hoá.

Điều này sẽ càng chứng minh ngược lại rằng, cựu Tổng thống Jean-Bertrand Aristide là người xứng đáng với niềm tin của nhân dân Haiti khi họ uỷ thác quyển lực cho ông.

Phải thấy rằng, việc lật đổ chính quyền của Tổng thống Aristide bằng những hành động phản dân chủ là một sai lầm, nó làm thiệt hại đến lợi ích dân tộc, chủ quyền quốc gia và cuộc sống của nhân dân Haiti.

Cuộc khủng hoảng chính trị tại Haiti hiện nay cho thấy rằng, một lực lượng, một tổ chức nào đó cứ quyết tâm có bằng được quyền lực mà không phải dựa trên niềm tin của nhân dân thì mọi cố gắng ấy cũng như bèo bọt.

Thương dân, dân lập đền thờ ảnh 6

Vỡ mộng

(GDVN) - Xây dựng quan hệ với đối tác nước ngoài, nếu không tỉnh táo thì sẽ đến lúc không những “mất cả chì lẫn chài” mà còn phải “thân bại danh liệt”.

Tất cả những chế độ chính trị không tồn tại trên sức mạnh quyền lực nhân, không tồn tại trong lòng dân thì cuối cùng cũng sẽ phải nhường lại vũ đài chính trị cho những lực lượng, những cá nhân, những tổ chức được nhân dân tin tưởng và gửi trao quyền lực.

Mọi thủ đoạn chính trị thấp hèn đều không thể chiến thắng được niềm tin của nhân dân. Và khi có được niềm tin nhân dân thì mọi thủ đoạn đều trở nên vô hiệu.

Ông Jean-Bertrand Aristide dù bị vu cáo, bị tước bỏ chức vị, bị lưu đày xa xứ, bị quản thúc tại gia – nghĩa là ông đã bị tước bỏ mọi quyền lợi chính trị - song ông vai trò và hình ảnh của ông trong lòng người dân Haiti không thể bị thay thế.    

Theo Reuters, ngay cả rất nhiều người gièm pha Aristide, đều phải công nhận sự hấp dẫn của ông ấy với nhân dân Haiti. "Thật đáng tiếc, ông ấy là người nổi tiếng nhất trong cả nước", Patrick Moussignac, Giám đốc Đài phát thanh Caraibes Haiti cho biết.

Ngọc Việt