Phong trào “Kế hoạch nhỏ” thường được ban thường vụ đoàn thanh niên huyện/thị kết hợp với phòng giáo dục và đào tạo đưa thông báo về các trường học hướng dẫn cách thực hiện.
Thế nên, tìm trong cả nước trường học nào không có phong trào “Kế hoạch nhỏ”quả thật khá khó.
Mục đích "Kế hoạch nhỏ" được nêu rõ ràng:
“Nhằm xây dựng công trình, phần việc măng non trên địa bàn; gây quỹ hoạt động Đội, hỗ trợ đội viên, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.
Học sinh thu gom vỏ lon bia, nước ngọt để ủng hộ phong trào “Kế hoạch nhỏ”. (Ảnh: Dangcongsan.vn) |
Đảm nhận chăm sóc, chỉnh trang đền thờ, đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ (làm vệ sinh, sơn hoặc quét vôi, trồng cây, trồng hoa…); tổ chức thăm hỏi, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng.
Đảm nhận xây dựng mô hình về phòng chống đuối nước hoặc tai nạn thương tích trẻ em (cắm biển báo, phương tiện cứu sinh, mở lớp dạy bơi…).
Hỗ trợ xây Nhà Khăn quàng đỏ, khu vui chơi cho đội viên, thiếu nhi..."
Với những mục đích cao cả của phòng trào "Kế hoạch nhỏ" nêu trên, quả là quá sức đối với các em học sinh, đặc biệt những học sinh mới ở độ tuổi lên 6, lên 7.
Nguồn kinh phí được chi tiêu thế nào?
Nguồn kinh phí thu được từ phong trào "Kế hoạch nhỏ" sẽ do Liên đội quản lý và sử dụng theo nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước.
Cụ thể mức phân bổ được tính như sau:
Cấp Liên đội, tỷ lệ sử dụng 65% với mục đích: Xây dựng quỹ Đội; xây dựng công trình măng non; hỗ trợ cho đội viên, thiếu nhi khó khăn; mua sắm trang thiết bị, tài liệu phục vụ hoạt động Đội”
Cấp huyện/thị, tỷ lệ sử dụng 15% với mục đích: Xây dựng quỹ học bổng cho thiếu nhi, thực hiện công trình măng non cấp thị xã, khen thưởng phong trào”…
Chỉ tiêu Kế hoạch nhỏ đang biến nhiều học sinh thành đồng nát, ve chai |
Cấp Tỉnh, Trung ương tỷ lệ sử dụng 20% với mục đích: Thực hiện công trình măng non của cấp trên, khen thưởng phong trào, hỗ trợ đội viên, thiếu nhi...
Phong trào “Kế hoạch nhỏ” học sinh sẽ làm những gì?
Các kế hoạch đưa về từng trường, hướng dẫn rõ cách cho các liên đội tổ chức phát động phong trào “Kế hoạch nhỏ” trong trường.
Cụ thể: khuyến khích đội viên, thiếu niên nhi đồng thu gom các loại giấy phế liệu (sách, vở, giấy báo cũ…) không còn giá trị sử dụng tại phòng học, sân trường, gia đình.
Tùy tình hình thực tế, các đơn vị có thể phát động thu gom, quyên góp các sản phẩm khác như:
Ươm cây giống để bán, thu gom vỏ chai, vỏ nhựa, đĩa nhạc, phế liệu, nhằm tạo ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng cảnh quang sạch đẹp.
Xin hỗ trợ nguồn vật liệu đã qua sử dụng từ các cơ sở khác. Tổ chức cho học sinh tham gia thực hiện các phần việc có thể tạo ra giá trị để góp quỹ.
Có những trường học không thu gom giấy vụn, không huy động vỏ lon bia (vì mất công bán).
Họ phát động phong trào "nuôi heo đất" trong từng lớp.
Có đang làm khó nhà trường và học sinh?
Số tiền thu được từ phong trào "Kế hoạch nhỏ" theo quy định phải nộp về cấp trên 35%, còn 65% để lại tại trường làm kinh phí hoạt động.
Kinh phí để lại trường có thể ít đi nhưng kinh phí nộp lên trên không có trường nào dám thiếu. Bởi nó sẽ liên quan khá nhiều đến việc xếp loại Đoàn, Đội ở các trường.
Đâu phải trường nào cũng có khuôn viên để giúp đội viên ngoài giờ học tăng gia sản xuất, như việc ươm cây giống để bán?
Lượng giấy báo cũ trong trường có thu gom cũng không được nhiều.
Thế là cách thu duy nhất của các trường đều nhắm vào gia đình từng học sinh. Chuyện ra chỉ tiêu cũng bắt nguồn từ đấy.
Học sinh thì học suốt ngày ở trường. Về nhà, nhiều em ăn còn không có thời gian vì phải tất tả, ngược xuôi để chạy xô hết lớp học thêm này đến lớp học thêm khác.
Thời gian nào làm công việc thu gom phế liệu? Thế là các em phải dựa vào bố mẹ.
Nhà có giấy vụn, có lon bia còn đỡ. Nhà không có lại trông chờ vào cái hầu bao của cha mẹ cho nhanh.
“Kế hoạch nhỏ” khác thường của học sinh Đà Nẵng bước sang mùa thứ 2 |
Có phụ huynh đã kể lại rằng:
"Tôi có 2 cháu đi học đều về đòi nộp giấy vụn thì biết lấy đâu ra tới 4 ki lô gam? Ra tiệm tạp hóa bỏ mấy chục ngàn mua cho xong việc".
Chuyện nghịch lý xảy ra, giấy vụn nộp cho trường chỉ bán cho vựa ve chai được 2 ngàn đồng/kg.
Thế nhưng, ra ngoài tiệm sách báo cũ phải mua tới 5-7 ngàn đồng/kg. Và từ đây, lại bán lại cho họ chỉ 2 ngàn đồng/kg.
Nhưng dù có lòng vòng, có vòng vèo đường đi của giấy vụn thì người chịu thiệt thòi nhất cũng chỉ là cha mẹ học sinh.
Chuyện nuôi heo đất ở một số trường học cũng có nhiều chuyện đáng nói.
Có lớp, vì muốn thu được nhiều tiền nên tổ chức thi đua xem ai góp được nhiều. Có em không có tiền góp đành phải nhịn cả phần ăn sáng duy nhất của mình.
Với cách thức đang triển khai, phong trào "Kế hoạch nhỏ" nhận được nhiều ý kiến phản ánh trái chiều của dư luận.
Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận một cách công bằng phong trào "Kế hoạch nhỏ" có còn phù hợp với tình hình chung hiện nay?