Báo TQ: Tàu cảnh sát biển Việt Nam ngăn chặn giàn khoan 981 Trung Quốc

06/05/2014 07:46
Đông Bình (nguồn báo chí Trung Quốc)
(GDVN) - Theo bài báo, Cảnh sát biển TQ và Việt Nam đang đối đầu ở khu vực cách đảo Tri Tôn, nhiều tàu cảnh sát biển Việt Nam đang ngăn chặn hoạt động của HD-981.
Giàn khoan 981 Trung Quốc (ảnh nguồn mạng Tin tức Trung Quốc)
Giàn khoan 981 Trung Quốc (ảnh nguồn mạng Tin tức Trung Quốc)

Theo báo chí chính thống Trung Quốc ngày 5 tháng 5, Cục Hải sự Trung Quốc thông báo, giàn khoan HD-981 tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc-111o12’06” kinh Đông từ ngày 2/5 đến 15/8/2014, (vị trí này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý).

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phê phán Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền Việt Nam, Việt Nam kiên quyết phản đối.

Tập đoàn dầu khí Việt Nam cũng lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành động bất hợp pháp của Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc, kiên quyết yêu cầu phía Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Theo mạng "Quan sát" Trung Quốc, hiện nay, cảnh sát biển Trung Quốc và Việt Nam đang đối đầu ở khu vực cách đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) 17 hải lý về phía nam.

Bài báo cho rằng, Việt Nam đã điều nhiều tàu cảnh sát biển đến ngăn chặn giàn khoan 981 của Trung Quốc (đang hoạt động bất hợp pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam theo luật pháp quốc tế).

Báo Hồng Kông đăng ảnh về Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn Đại công báo, Hồng Kông)
Báo Hồng Kông đăng ảnh về Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn Đại công báo, Hồng Kông)

Trong khi đó, tờ "Đại công báo" Hồng Kông đã dẫn "báo Mỹ" không nêu đích danh cho rằng, Trung Quốc "coi thường" Việt Nam (chủ quyền, tuyên bố...) cho giàn khoan HD-981 cắm ở Biển Đông (một khu vực thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển).

Bài báo còn đăng nhiều hình ảnh về cái gọi là "đường lưỡi bò", các hình ảnh về đảo, đá ngầm trên Biển Đông, hình ảnh về việc nước khác đánh bắt hải sản... thể hiện Trung Quốc rất muốn chiếm đoạt Biển Đông, chẳng khác gì hổ đói đang thèm khát Biển Đông.

Trong chuyến thăm châu Âu mới đây, ông Tập Cận Bình đã ví Trung Quốc như "con sư tử đã tỉnh", tức là con sư tử đã sẵn sàng hành động. Mà chủ trương bất hợp pháp của "con sư tử" này là "đường lưỡi bò" bao quát hầu hết Biển Đông, bất chấp chủ quyền và quyền lợi của các nước cũng như bất chấp luật pháp quốc tế.

Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu mới đây viết bài cảnh báo, Trung Quốc muốn định nghĩa lại luật biển quốc tế, muốn dựa vào “dấu chân của Trịnh Hòa” để đòi chủ quyền, trong khi ông Trịnh Hòa được cho là đã từng đến Ấn Độ Dương và ven bờ biển châu Phi.

Gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, ông Thường Vạn Toàn tuyên bố, chủ quyền là “lợi ích cốt lõi”, Trung Quốc có chủ quyền đối với các đảo và vùng biển trên Biển Đông.

Cho nên, chắc chắn rằng, các nước ven Biển Đông không thể mơ hồ và ngày càng thấy rõ tham vọng thực sự (bành trướng lãnh thổ) của Trung Quốc và điều này cần phải tìm mọi cách để ngăn chặn, để "cắt lưỡi bò".

Đảo Trường Sa thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn Đại công báo, Hồng Kông)
Đảo Trường Sa thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn Đại công báo, Hồng Kông)
Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do Philippines chiếm đóng (nguồn Đại công báo, Hồng Kông, Trung Quốc)
Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do Philippines chiếm đóng (nguồn Đại công báo, Hồng Kông, Trung Quốc)
Đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn Đại công báo, Hồng Kông, Trung Quốc)
Đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn Đại công báo, Hồng Kông, Trung Quốc)
Đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn Đại công báo, Hồng Kông, Trung Quốc)
Đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn Đại công báo, Hồng Kông, Trung Quốc)
Đảo Cô Lin thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn Đại công báo, Hồng Kông, Trung Quốc)
Đảo Cô Lin thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn Đại công báo, Hồng Kông, Trung Quốc)
Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do Philippines kiểm soát (nguồn Đại công báo, Hồng Kông, Trung Quốc)
Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do Philippines kiểm soát (nguồn Đại công báo, Hồng Kông, Trung Quốc)
Trung Quốc tìm mọi cách để "di dời" tàu đổ bộ cũ của Philippines trên bãi Cỏ Mây - Philippines có 1 tiểu đội đóng ở đây (nguồn Đại công báo, Hồng Kông, Trung Quốc)
Trung Quốc tìm mọi cách để "di dời" tàu đổ bộ cũ của Philippines trên bãi Cỏ Mây - Philippines có 1 tiểu đội đóng ở đây (nguồn Đại công báo, Hồng Kông, Trung Quốc)
Cá trên tàu của Philippines (nguồn Đại công báo, Hồng Kông, Trung Quốc)
Cá trên tàu của Philippines (nguồn Đại công báo, Hồng Kông, Trung Quốc)
Giàn khoan HD-981 Trung Quốc (ảnh từ báo chí Trung Quốc)
Giàn khoan HD-981 Trung Quốc (ảnh từ báo chí Trung Quốc)

Một số hình ảnh về trang bị của Việt Nam cũng được báo chí Trung Quốc, Hồng Kông nhân cơ hội tranh thủ đăng tải không rõ ý đồ. Động thái cần tiếp tục được theo dõi.

Tin tức về tình hình Biển Đông sẽ được tiếp tục cập nhật tại ĐÂY.

Đông Bình (nguồn báo chí Trung Quốc)