Cơ quan nghiên cứu Mỹ đưa ra 4 kiến nghị chống TQ ở Biển Đông

29/05/2014 07:42
Đông Bình
(GDVN) - Kiến nghị đề xuất xây dựng cơ chế đa phương giải quyết tranh chấp và khủng hoảng khu vực Biển Đông, đề nghị Mỹ đưa ra tại 4 hội nghị quan trọng.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sẽ tham dự Đối thoại Shangri-La năm nay.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sẽ tham dự Đối thoại Shangri-La năm nay.

Trong 4 tháng tới, Mỹ muốn "bắn 4 mũi tên" đối với Trung Quốc. Bài viết dẫn báo cáo của Trung tâm an ninh Mỹ mới (Center for a New American Security, CNAS) cho rằng, mặc dù chính quyền Barack Obama đã áp dụng nhiều biện pháp, nhưng tranh chấp lãnh thổ và biển ở Biển Đông vẫn không dừng lại.

Báo cáo đề nghị, Mỹ cần đề xuất 4 sáng kiến tại Đối thoại Shangri-La vào cuối tháng 5, Hội nghị thượng đỉnh G-7 vào tháng 6, Đối thoại an ninh chiến lược Trung-Mỹ vào tháng 7 và Diễn đàn khu vực ASEAN vào tháng 8, gây khó khăn cho Trung Quốc.

Báo cáo cho rằng, kế hoạch "Triển vọng hành động chung đa phương" còn có thể giúp các nước ở Biển Đông ứng phó với "mối đe dọa an ninh phi truyền thống" (ví dụ: mối đe dọa cướp biển - PV). Những năm gần đây, làm thế nào để ứng phó với "mối đe dọa an ninh phi truyền thống" đã từng bước trở thành nội dung cốt lõi của hợp tác đa phương khu vực Biển Đông.

Trong khuôn khổ kế hoạch "Triển vọng hành động chung đa phương", các bên, các cơ quan có thể chia sẻ tin tức tình báo kịp thời và hiệu quả hơn, đưa ra phản ứng nhanh chóng đối với các "mối đe dọa an ninh phi truyền thống".

Trung Quốc đang đe dọa nghiêm trọng chủ quyền, an ninh của các nước ven Biển Đông, đang đe dọa nghiêm trọng hào bình, an ninh và ổn định của khu vực
Trung Quốc đang đe dọa nghiêm trọng chủ quyền, an ninh của các nước ven Biển Đông, đang đe dọa nghiêm trọng hào bình, an ninh và ổn định của khu vực

Báo cáo kiến nghị, tại Đối thoại Shangri-La tổ chức vào cuối tháng 5 này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đưa ra khái niệm "Triển vọng hành động chung đa phương".

Đồng thời, Ủy ban an ninh quốc gia Mỹ cần thành lập một tiểu ban công tác liên ngành, đưa ra tư vấn và kiến nghị về các vấn đề như vốn, yêu cầu và phương thức chia sẻ tình báo của kế hoạch "Triển vọng hành động chung đa phương".

Đồng thời, chính phủ Mỹ cần cân nhắc những nước nào có thể trở thành đối tác hợp tác hoặc đồng minh của kế hoạch "Triển vọng hành động chung đa phương".

Báo cáo cho rằng, trong tình hình này, Mỹ cần lôi kéo đối tác có ý kiến thống nhất với mình, ủng hộ xây dựng cơ chế trọng tài khu vực hoặc quốc tế, để sử dụng biện pháp hòa bình làm lặng sóng bất đồng và tranh chấp có thể xuất hiện. Nhưng, hiện nay, chỉ có Nhật Bản, Malaysia và Mỹ đã bày tỏ ủng hộ đối với cơ chế trọng tài, việc xây dựng cơ chế này sẽ còn mất nhiều thời gian.

Báo cáo kiến nghị, tại Hội nghị thượng đỉnh G-7 tổ chức vào tháng 6 tới, Tổng thống Mỹ Obama cần đề nghị đưa vào câu "ủng hộ thông qua biện pháp trọng tài quốc tế xử lý tranh chấp biển ở Biển Đông" vào Tuyên bố chung.

Đồng thời cũng nên để các nước châu Âu hiểu rõ, biện pháp trọng tài quốc tế cũng áp dụng cho xử lý vấn đề Ukraine. Các nước có liên quan cần dựa vào pháp quy quốc tế và quy định của chế độ khu vực, xây dựng cơ chế đa phương giải quyết hòa bình tranh chấp.

Trung Quốc cho tàu quân sự vào xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Trung Quốc cho tàu quân sự vào xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam

Báo cáo cho rằng, ở góc độ trật tự và an ninh, sự chiếm đóng và quản lý bãi cạn Scarborough của Trung Quốc là bất hợp pháp. Trung Quốc sử dụng các thủ đoạn như kinh tế, quân sự, ngoại giao chiếm đóng cưỡng ép từ tay Philippines, đã làm tổn hại tới tất cả các điều khoản nêu trên, là "xâm hại trên thực tế" lợi ích quốc gia của Mỹ.

Báo cáo khuyến nghị, tại hội nghị đối thoại an ninh chiến lược Trung-Mỹ tổ chức vào tháng 7 tới, Mỹ cần làm rõ lập trường, tức là muốn Trung Quốc rút khỏi khu vực tranh chấp đã chiếm đóng trước năm 2014, khôi phục trạng thái trước tháng 4 năm 2012.

Nếu cần thiết, Mỹ sẽ còn tái khẳng định lập trường này ở Diễn đàn khu vực ASEAN trong năm nay. Đồng thời, quân đội Mỹ cần cân nhắc thực hiện các hành động tự do hàng hải ở vùng biển lân cận bãi cạn Scarborough để nhấn mạnh Mỹ không thừa nhận sự chiếm đóng của Trung Quốc.

Báo cáo cho rằng, nhìn vào tình hình hiện nay, hy vọng giải quyết vấn đề chủ quyền Biển Đông trong ngắn hạn là không lớn. Nhưng, ngày càng nhiều máy bay, tàu chính quyền và quân sự đang đổ vào vùng biển và không gian của khu vực này, khả năng "lau súng cướp cò" (xung đột vũ lực) cũng ngày càng lớn, làm thế nào để ngăn chặn hoặc xử lý xung đột và khủng hoảng có thể xảy ra trở thành vấn đề vô cùng cấp bách.

Báo cáo kiến nghị, để đẩy nhanh hình thành cơ chế tham vấn an ninh biển đa phương, chính phủ Mỹ cần khuyến khích sách lược "vừa đàm vừa thực hiện", tức là trong tình hình đàm phán tổng thể chưa hoàn thành, thực hiện một phần các điều khoản mà các bên đã đạt được đồng thuận.

Trung Quốc luôn có hành động vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam
Trung Quốc luôn có hành động vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam
Đông Bình