Thực hiện Chỉ đạo của Bộ Chính trị, ngày 15/9, Toàn văn các Dự thảo văn kiện chuẩn bị trình Đại hội XII của Đảng được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân đóng góp ý kiến. Các dự thảo văn kiện gồm: Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Ðảng; Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020.
Việc đóng góp ý kiến vào Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Ðảng, tập trung vào các nội dung:
+ Đánh giá tổng quát kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI; 30 năm đổi mới và 5 bài học lớn.
+ Dự báo tình hình thế giới và đất nước.
+ Mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm (2016 - 2020).
+ Định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng và phương hướng, nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Phương hướng, mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; phương hướng nhiệm vụ phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường…
+ Phương hướng, nhiệm vụ đổi mới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về giáo dục, đào tạo; phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và các giải pháp thực hiện.
+ Quan điểm về quản lý phát triển xã hội; về các chính sách bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội.
+ Phương hướng, giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường, phòng chống thiên tai.
+ Quan điểm, mục tiêu, chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế; định hướng, giải pháp phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; phát huy dân chủ gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương; hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Mục tiêu và nhiệm vụ quốc phòng an ninh; kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng an ninh…
+ Đánh giá tình hình xây dựng Đảng trong 5 năm qua, nhất là việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"; phương hướng xây dựng Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo và nâng cao sức chiến đấu của Đảng.
+ Nội dung 6 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện tốt trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng…
Việc lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến nhân dân đóng góp vào dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhằm động viên, tập hợp trí tuệ, phát huy tinh thần dân chủ, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp xây dựng văn kiện Đại hội XII của Đảng; qua đó tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động trong việc học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết và các văn kiện Đại hội XII của Đảng vào cuộc sống.
Thời gian lấy ý kiến nhân dân bắt đầu từ ngày 15/9/2015 đến hết ngày 31/10/2015.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, tầng 6, Nhà 25T1, Khu N05, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội. Email: toasoan@giaoduc.net.vn
trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo Báo cáo chính trị củaBan Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứXII của Ðảng:
TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁTHUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN TỘC VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA; ĐẨY MẠNH TOÀN DIỆN,ĐỒNG BỘ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI; BẢO VỆ VỮNG CHẮC TỔ QUỐC, GIỮ VỮNG MÔI TRƯỜNGHÒA BÌNH, ỔN ĐỊNH; XÂY DỰNG NỀN TẢNG ĐỂ SỚM ĐƯA NƯỚC TA CƠ BẢN TRỞ THÀNHNƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI
(Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng)
_________
Đại hội XII của Đảng họp vào thời điểm có ý nghĩa rất quantrọng: Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện thắng lợi nhiều chủtrương, mục tiêu và nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng;trải qua 5 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011 - 2020, 2 năm thực hiện Hiến pháp năm 2013, 30 năm tiến hành côngcuộc đổi mới.
Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hộiXI của Đảng (2011-2015); nhìn lại 30 năm đổi mới; quyết định phương hướng, mụctiêu, nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020; kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa XI; đánh giá việc thi hành Điều lệ Đảng khóa XI; bầu Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa XII (nhiệm kỳ 2016 - 2020).
Đại hội diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vựcdiễn biến nhanh, rất phức tạp, khó lường; đất nước đứng trước nhiều vấn đề mới,có cả những thuận lợi, thời cơ đan xen với những khó khăn, thách thức gay gắt.Cán bộ, đảng viên và nhân dân đặt nhiều kỳ vọng vào những quyết sách đúng đắn,mạnh mẽ, phù hợp của Đảng để phát huy thuận lợi, vượt qua mọi khó khăn, tiếp tụcđưa đất nước ta phát triển nhanh, bền vững.
Vì vậy, Đại hội XII có ý nghĩa rấtquan trọng, định hướng cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong 5 năm tới:tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh và xây dựng hệ thống chính trị vữngmạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàndiện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trườnghòa bình, ổn định; xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nướccông nghiệp theo hướng hiện đại.
I- ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘIXI (2011 - 2015) VÀ NHÌN LẠI 30 NĂM ĐỔI MỚI (1986 - 2016)
1- Đánh giá tổng quát kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hộiXI; nguyên nhân và kinh nghiệm
Năm năm qua, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tình hình thếgiới, khu vực có nhiều diễn biến rất phức tạp; kinh tế thế giới phục hồi chậm,khủng hoảng chính trị ở nhiều nơi, nhiều nước; cạnh tranh về nhiều mặt ngàycàng quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực; diễn biến phức tạp trên BiểnĐông,... đã tác động bất lợi đến nước ta.
Trong nước, ngay từ đầu nhiệm kỳ,cùng với những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu,những hạn chế, khiếm khuyết vốn có của nền kinh tế chưa được giải quyết, nhữnghạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý và những vấn đề mới phát sinh đã làmcho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độtăng trưởng và đời sống nhân dân.
Thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu gâythiệt hại nặng nề. Nhu cầu bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội ngày càng cao. Đồngthời, chúng ta cũng phải dành nhiều nguồn lực để bảo đảm quốc phòng, an ninh vàbảo vệ chủ quyền đất nước trước những động thái mới của tình hình khu vực và quốctế.
Trong bối cảnh đó, nhìn tổng quát, toàn Đảng, toàn dân,toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành quả quan trọng.
Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô vàtiềm lực được nâng lên; kinh tế vĩ mô dần ổn định, lạm phát được kiểm soát;tăng trưởng kinh tế tuy thấp hơn 5 năm trước, nhưng vẫn đạt tốc độ khá và cóchiều hướng phục hồi. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thựchiện ba đột phá chiến lược được tập trung thực hiện, đạt kết quả tích cực bướcđầu; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội tiếp tục pháttriển. An sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản được bảo đảm, đời sốngcủa nhân dân tiếp tục được cải thiện. Bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phóvới biến đổi khí hậu có những chuyển biến tích cực.
Chính trị - xã hội ổn định;quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹnlãnh thổ của Tổ quốc, hòa bình, ổn định được giữ vững để phát triển đất nước.Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có hiệu quả. Vị thế, uytín quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sứcmạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được phát huy. Công tác xây dựng Đảng,xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng và đạt một số kết quả quan trọng.Quan điểm và thể chế về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiếp tục được bổsung, hoàn thiện, hiệu lực và hiệu quả được nâng lên. Đã thể chế hóa kịp thờiCương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), xây dựng và ban hành Hiến pháp năm2013. Những thành quả nêu trên tạo tiền đề quan trọng để nước ta tiếp tục pháttriển nhanh, bền vững hơn trong giai đoạn mới.
Những thành quả đạt được 5 năm qua có nhiều nguyên nhân,trong đó quan trọng nhất là sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Ban Chấp hànhTrung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp uỷ đảng trong việc triển khai thựchiện Nghị quyết Đại hội XI, giải quyết kịp thời, có kết quả nhiều vấn đề mớiphát sinh; sự đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội và các cơquan dân cử; sự quản lý, điều hành năng động trên nhiều lĩnh vực của Chính phủ,chính quyền các cấp; sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, sự nỗ lực phấn đấu, sáng tạocủa toàn Đảng, toàn dân và toàn quânta; hội nhập quốc tế sâu rộng đã đem lạinhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện. Một số chỉtiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mụctiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướnghiện đại không đạt được. Kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc; nợ côngtăng nhanh, nợ xấu đang giảm dần nhưng còn ở mức cao; sản xuất kinh doanh còn gặprất nhiều khó khăn.
Tăng trưởng kinh tế thấp hơn 5 năm trước, không đạt mụctiêu đề ra; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế cònthấp. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được hoàn thiện,chưa có cơ chế đột phá để thúc đẩy phát triển; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp;kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ, tiếp tục là những yếu tố cản trở sự phát triển.
Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm.Nhiều hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và côngnghệ, văn hóa, xã hội chậm được khắc phục. Quản lý tài nguyên, môi trường còn bấtcập. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộphận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí,... chưađược ngăn chặn và đẩy lùi. Tội phạm và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp; đạođức xã hội có mặt xuống cấp.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoànkết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ; kỷ cương, phép nước chưa nghiêm.Một số mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội chuyển biến chậm.
Công tác dự báo, hoạch định và lãnh đạo tổ chức thực hiện chính sách của Đảng,Nhà nước, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý phát triển xã hội cònnhiều bất cập. Hội nhập quốc tế có mặt chưa chủ động, hiệu quả chưa cao.
Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên có nguyên nhân kháchquan là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinhtế toàn cầu; thiên tai, dịch bệnh; những diễn biến mới phức tạp của tình hìnhthế giới và khu vực, tình hình căng thẳng do tranh chấp chủ quyền trên BiểnĐông; sự chống phá của các thế lực thù địch.
Song trực tiếp và quyết định nhất là nguyên nhân chủquan: Cuối nhiệm kỳ khóa X, kinh tế vẫn trên đà tăng trưởng, song một sốkhó khăn, hạn chế và những yếu kém vốn có của nền kinh tế đã bộc lộ, nhưng dochưa đánh giá và dự báo đầy đủ, nên Đại hội XI đề ra một số chỉ tiêu, nhiệm vụkhá cao. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa giải đáp được kịpthời một số vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới.
Nhiều hạn chế, yếu kém trongcông tác lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, của độingũ cán bộ, đảng viên chậm được khắc phục; chưa chú trọng đúng mức tháo gỡ khókhăn, hỗ trợ doanh nghiệp khi tập trung thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát,ổn định kinh tế vĩ mô; chưa quyết liệt trong việc chỉ đạo thực hiện một số chủtrương, quan điểm phát triển đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội XI về cơ cấulại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và các đột phá chiến lược,chưa tạo được cơ chế, chính sách có tính đột phá để huy động mọi nguồn lực chophát triển.
Năng lực dự báo còn hạn chế, cho nên một số chủ trương, chính sách,giải pháp đề ra chưa phù hợp.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, rút ra mộtsố kinh nghiệm sau :
Một, trước những khó khăn, thách thức trên con đường đổimới, phải hết sức chú trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nângcao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vữngmạnh; phải phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo sựnhất trí trong Đảng và đồng thuận xã hội; có quyết tâm chính trị cao với nhữngbiện pháp thiết thực, mạnh mẽ, đồng bộ, kiên quyết phòng, chống suy thoái về tưtưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức;chú trọng đổi mới công tác tổ chức - cán bộ, đẩy mạnh phòng, chống quan liêu,tham nhũng, lãng phí; phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyểnhóa" trong nội bộ; đồng thời đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt độngchống phá của các thế lực thù địch.
Hai, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nóirõ sự thật, bám sát thực tiễn của đất nước và thế giới; đồng thời nắm bắt, dựbáo những diễn biến mới để kịp thời xác định, điều chỉnh một số chủ trương, nhiệmvụ, giải pháp cho phù hợp. Phải chỉ đạo quyết liệt, kiên trì, sáng tạo để tổ chứcthực hiện thắng lợi những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Ba, gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ,trong đó: phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt;phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng và anninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên.
Bốn, kiên trì thực hiện các mục tiêu lâu dài, các nhiệmvụ cơ bản, đồng thời tập trung các nguồn lực thực hiện hiệu quả những nhiệm vụcấp bách, trước mắt, giải quyết dứt điểm những yếu kém, ách tắc, tạo đột phá đểgiữ vững và đẩy nhanh nhịp độ phát triển; chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô và cảithiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phát huy mọi nguồn lực trong và ngoài nướcđáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Năm, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữvững độc lập, tự chủ, lấy lợi ích quốc gia - dân tộc làm mục tiêu cao nhất, đápứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
2- Nhìn lại 30 năm đổi mới (1986 - 2016)
Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọngtrong sự nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt củaĐảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, làquá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớncủa toàn Đảng, toàn dân vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh".
Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhữngthành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xãhội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời cũng còn nhiều vấn đề lớn, phứctạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết, khắc phụcđể đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạngkém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Kinh tế tăng trưởngkhá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành,phát triển. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường.Văn hóa - xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dâncó nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng.
Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng,xây dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Sức mạnh vềmọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹnlãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Quan hệ đối ngoại ngày càngmở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tếđược nâng cao.
Những thành tựu đó tạo tiền đề quan trọng để nướcta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới; khẳng định đườnglối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội củanước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịchsử.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng tacòn nhiều hạn chế, khuyết điểm.
Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận còn bất cập,chưa làm rõ một số vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới để định hướng trong thựctiễn, cung cấp cơ sở khoa học cho hoạch định đường lối của Đảng, chính sách vàpháp luật của Nhà nước. Lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủnghĩa xã hội còn một số vấn đề cần phải qua tổng kết thực tiễn để tiếp tục làmrõ.
Kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềmnăng, yêu cầu và thực tế nguồn lực được huy động. Trong 10 năm gần đây, kinh tếvĩ mô thiếu ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, phục hồi chậm. Chấtlượng, hiệu quả, năng suất lao động xã hội và năng lực cạnh tranh của nền kinhtế còn thấp. Phát triển thiếu bền vững cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môitrường.
Nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh, nhất là các vấn đề xã hội và quản lý xãhội chưa được nhận thức đầy đủ và giải quyết có hiệu quả; còn tiềm ẩn nhữngnhân tố và nguy cơ mất ổn định xã hội.
Trên một số mặt, một số lĩnh vực, một bộphận nhân dân chưa được thụ hưởng đầy đủ, công bằng thành quả của công cuộcđổi mới. Đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế; năng lực và hiệuquả hoạt động của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ.
Việc tạo nền tảng để cơ bản trở thành một nước công nghiệptheo hướng hiện đại không đạt được mục tiêu đề ra.
Bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳkhóa VII của Đảng (năm 1994) nêu lên vẫn tồn tại, có mặt diễn biến phức tạp,như nguy cơ "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch với nhữngthủ đoạn mới, nhất là triệt để sử dụng các phương tiện truyền thông mạngInternet để chống phá ta và những biểu hiện "tự diễn biến", "tựchuyển hóa" trong nội bộ. Niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng,chế độ có mặt bị giảm sút.
Những hạn chế, khuyết điểm trên đây đòi hỏi toàn Đảng, toàndân, toàn quân ta phải nỗ lực phấn đấu không ngừng để khắc phục, tiếp tục đưa đấtnước phát triển nhanh, bền vững theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Nhìn lại 30 năm đổi mới, từ những thành tựu cũng như những hạnchế, khuyết điểm, rút ra một số bài học sau :
Một là, trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừngsáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vậndụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừavà phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụngkinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.
Hai là, đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm"dân là gốc", vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vaitrò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân;phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc.
Ba là, đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phùhợp; tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn,coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tập trung giải quyết kịp thời,hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Bốn là, phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết;kiên định độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trêncơ sở bình đẳng, cùng có lợi; kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thờiđại để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Năm là, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn,nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ,nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệmvụ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổchức chính trị - xã hội và của cả hệ thống chính trị; tăng cường mối quan hệ mậtthiết với nhân dân.
II- MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ TỔNG QUÁT PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC 5 NĂM2016 - 2020
1- Dự báo tình hình thế giới và đất nước những năm sắp tới
Trên thế giới, trong những năm tới tình hình sẽ còn nhiềudiễn biến rất phức tạp, nhưng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác vàphát triển vẫn là xu thế lớn. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tụcđược đẩy mạnh. Hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa cácnước, nhất là giữa các nước lớn ngày càng tăng.
Cuộc cách mạng khoa học - côngnghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sựphát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối vớimọi quốc gia.
Tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng,diễn biến rất phức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia,tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ,khủng bố, chiến tranh mạng, chiến tranh cục bộ,... tiếp tục diễn ra gay gắt ởnhiều khu vực.
Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ranhanh hơn. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnhtranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh đến cục diện thế giới và cáckhu vực.
Những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyềnáp đặt, chủ nghĩa thực dụng ngày càng nổi lên trong quan hệ quốc tế. Các thể chếđa phương đứng trước những thách thức lớn.
Các nước đang phát triển, nhất là nhữngnước vừa và nhỏ đang đứng trước những cơ hội và khó khăn, thách thức lớn trêncon đường phát triển. Trong bối cảnh đó, tập hợp lực lượng, liên kết, cạnhtranh, đấu tranh giữa các nước trên thế giới và khu vực vì lợi ích của từng quốcgia tiếp tục diễn ra phức tạp.
Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng,an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnhcó nhiều diễn biến phức tạp. Cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng quyết liệthơn với các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, đặc biệt là anninh mạng và các hình thái chiến tranh kiểu mới.
Kinh tế thế giới phục hồi chậm, gặp nhiều khó khăn, thách thứcvà còn có nhiều biến động khó lường. Các quốc gia tham gia ngày càng sâu vào mạngsản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
Biến động của giá cả thế giới, sự bất ổn vềtài chính, tiền tệ và vấn đề nợ công tiếp tục gây ra những hiệu ứng bất lợi đốivới nền kinh tế thế giới.
Tương quan sức mạnh kinh tế giữa các quốc gia, khu vựcđang có nhiều thay đổi. Hầu hết các nước trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược,cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới thể chế kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học -công nghệ để phát triển.
Cạnh tranh kinh tế, thương mại, tranh giành các nguồntài nguyên, thị trường, công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các nước ngàycàng gay gắt. Xuất hiện nhiều hình thức liên kết kinh tế mới, các định chế tàichính quốc tế, khu vực, các hiệp định kinh tế song phương, đa phương thế hệ mới.
Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, tiếptục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa kinh tế - chính trị chiếnlược ngày càng quan trọng trên thế giới. Đồng thời, đây cũng là khu vực cạnhtranh chiến lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn.
Tranh chấp lãnhthổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt,phức tạp. ASEAN trở thành cộng đồng, tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trongduy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế trong khu vực,nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cả bên trong và bên ngoài.
Ở trong nước, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nướctăng lên, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiềnđề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Năm năm tới là thời kỳ Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kếttrong Cộng đồng ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới,hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn nhiều so với giai đoạn trước, đòi hỏiĐảng, Nhà nước và nhân dân ta phải nỗ lực rất cao để tận dụng thời cơ, vượt quanhững thách thức lớn trong quá trình hội nhập.
Kinh tế từng bước ra khỏi tình trạng suy giảm, lấy lại đàtăng trưởng, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô ổn địnhchưa vững chắc; nợ công tăng nhanh, nợ xấu đang giảm dần nhưng còn ở mức cao,năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh kinh tế thấp.
Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra tiếp tục tồn tại, nhất lànguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới,nguy cơ "diễn biến hòa bình" của thế lực thù địch nhằm chống phá nướcta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểuhiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phận cánbộ, đảng viên, công chức, viên chức và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễnbiến phức tạp; khoảng cách giàu - nghèo, phân hóa xã hội ngày càng tăng, đạo đứcxã hội có mặt xuống cấp đáng lo ngại, làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viênvà nhân dân vào Đảng và Nhà nước.
Bảo vệ chủ quyền biển, đảo đứng trước nhiềukhó khăn, thách thức lớn. Tình hình chính trị - xã hội ở một số địa bàn còn tiềmẩn nguy cơ mất ổn định.
Tình hình thế giới và trong nước tạo ra cả thời cơ, thuận lợivà khó khăn, thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới to lớn,phức tạp hơn đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ độc lập,chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đòi hỏi Đảng, Nhà nước vànhân dân ta phải nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ hơn.
2- Mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước trong5 năm tới
Kế thừa và phát huy những thành tựu, bài học kinh nghiệm của30 năm đổi mới, nhất là 10 năm gần đây, tiếp tục thực hiện có kết quả cácphương hướng, nhiệm vụ đúng đắn đã được đề ra trong các nghị quyết của Đảng, đồngthời đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, có bước đi phù hợp trên các lĩnh vực,nhất là giữa kinh tế và chính trị.
Tiếp tục đổi mới tư duy, hoàn thiện các cơchế, chính sách, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc nhằm khơi dậy mọitiềm năng và nguồn lực của đất nước, tạo động lực mới cho sự phát triển.
Nhậnthức đúng và xử lý tốt các nhân tố tạo thành động lực: hài hoà lợi ích;phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoànkết toàn dân tộc; phát huy nhân tố con người, vai trò của khoa học - công nghệ...,tạo thành động lực tổng hợp để đổi mới và hội nhập.
Mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới:
Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng caonăng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chínhtrị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Đẩymạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, xâydựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướnghiện đại.
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Bảo vệ vữngchắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng,Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hòa bình, ổn định đểphát triển đất nước.
Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực vàtrên thế giới.
Nhiệm vụ tổng quát trong 5 năm tới :
(1) Tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước trên cơ sở giữ vữngổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế trithức, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của các ngành, lĩnh vực; nâng caonăng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng nềnkinh tế độc lập, tự chủ, phát triển nhanh, bền vững, tham gia có hiệu quả vào mạngsản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
(2) Tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương,tính công khai, minh bạch trong quản lý kinh tế, năng lực quản lý của Nhà nướcvà năng lực quản trị doanh nghiệp.
(3) Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng caochất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ;phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục - đào tạo và khoa học - côngnghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước.
(4) Xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầuphát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
(5) Phát triển sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng chăm sócsức khỏe nhân dân; bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tốt chính sách lao động,việc làm, thu nhập, chính sách với người có công; xây dựng môi trường sống lànhmạnh, an ninh, an toàn, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, quản lý tốtsự phát triển xã hội.
(6) Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ độngphòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
(7) Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh. Xây dựng nền quốcphòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững chắc; xây dựng lực lượng vũ trangcách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một sốquân chủng, binh chủng, lực lượng quan trọng; giữ vững an ninh chính trị, trậttự, an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹnlãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủnghĩa.
(8) Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phươnghóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; giữ vững môi trườnghòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc; nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
(9) Hoàn thiện, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyềnlàm chủ của nhân dân; không ngừng củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoànkết toàn dân tộc; tăng cường sự đồng thuận xã hội; tiếp tục đổi mới nội dung vàphương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
(10) Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; hoàn thiện hệthống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng độingũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phát huydân chủ, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh đấu tranh phòng,chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tệ nạn xã hội và tội phạm.
(11) Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lựclãnh đạo, năng lực cầm quyền, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tínhtiên phong, sức chiến đấu của Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái vềtư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến","tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, coi trọngcông tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ; tăng cường và nâng cao chất lượngcông tác tư tưởng, lý luận, công tác kiểm tra, giám sát và công tác dân vận củaĐảng; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
(12) Tiếp tục quán triệt và xử lý tốt các quan hệ lớn: quanhệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chínhtrị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủnghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bướcquan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa;
Giữa Nhà nước và thị trường; giữa tăng trưởngkinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xâydựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủvà hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Các chỉ tiêu quan trọng phấn đấu đạt được 5 năm tới:
a) Về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%/năm.Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD; tỉ trọng côngnghiệp và dịch vụ trong GDP trên 85%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5năm bằng khoảng 32 - 34% GDP; bội chi ngân sách nhà nước không quá 4% GDP.
Yếutố năng suất tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 25 - 30%; năng suấtlao động xã hội bình quân tăng 4 - 5%/năm; tiêu hao năng lượng tính trên GDPbình quân giảm 1 - 1,5%/năm. Tỉ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt 38 - 40%.
b) Về xã hội
Đến năm 2020, tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao độngxã hội khoảng 35 - 40%; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65 - 70%, trongđó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25 - 26%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thịdưới 4%; có 10 bác sĩ và trên 26 giường bệnh trên 1 vạn dân; tỉ lệ bao phủ bảohiểm y tế đạt trên 80% dân số; tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,3 -1,5%/năm.
c) Về môi trường
Đến năm 2020, 95% dân cư thành thị, 90% dân cư nông thôn đượcsử dụng nước sạch, hợp vệ sinh và 80 - 85% chất thải nguy hại, 95 - 100% chấtthải y tế được xử lý; tỉ lệ che phủ rừng đạt 44 - 45%.
III- ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG, CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ; ĐẨYMẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
1- Tình hình
Mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng đã bước đầucó sự chuyển biến sang kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu; đã hình thành nhữngmô hình mới và cách làm mới, sáng tạo.
Với việc cơ cấu lại nền kinh tế và thựchiện ba đột phá chiến lược, nhất là trên một số lĩnh vực trọng tâm, năng suất,hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế có bước cải thiện; bảo đảm hài hòahơn giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyênvà môi trường.
Hiệu quả đầu tư xã hội, đầu tư công từng bước được cải thiện,tình trạng đầu tư dàn trải bước đầu được hạn chế. Hệ thống các tổ chức tàichính - tín dụng được cơ cấu lại một bước, không để xảy ra tình trạng đổ vỡ, mấtan toàn hệ thống.
Doanh nghiệp nhà nước đang được sắp xếp, đổi mới theo hướng tậptrung vào ngành chính, đẩy mạnh cổ phần hóa, triển khai thực hiện mô hình quảntrị doanh nghiệp hiện đại, nâng cao tính công khai, minh bạch và hiệu quả hoạtđộng.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiếp tục được đẩy mạnh, đạt mộtsố thành quả. Công nghệ sản xuất công nghiệp đã có bước thay đổi về trình độtheo hướng hiện đại. Tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong giá trị sảnxuất công nghiệp tăng, tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm dần.
Khu vực thươngmại, dịch vụ tăng trưởng khá; cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch phù hợp với tiến trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn có chuyểnbiến, mức độ cơ giới hoá trong nông nghiệp tăng; nông nghiệp phát triển toàn diệnhơn theo hướng khai thác những lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới; xây dựngnông thôn mới có nhiều tiến bộ.
Cơ cấu kinh tế vùng được quan tâm, có sự chuyểndịch theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng và thu hẹp khoảngcách phát triển giữa các vùng, địa phương. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịchtích cực; chất lượng nguồn nhân lực bước đầu cải thiện.
Đội ngũ doanh nhân tuycòn gặp nhiều khó khăn nhưng đã có những đóng góp quan trọng vào phát triểnkinh tế - xã hội. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bước phát triển;quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh.
Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trênnhiều cấp độ, góp phần thúc đẩy quá trình tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi giátrị toàn cầu, nâng cao giá trị gia tăng của nền kinh tế.
Những kết quả đạt được nêu trên chủ yếu là do Nhà nước,hệ thống chính trị và toàn dân ta đã có nhiều cố gắng trong triển khai thựchiện đường lối, chủ trương của Đảng về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lạinền kinh tế; ban hành nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp để thực hiện Nghị quyếtĐại hội XI và các nghị quyết của Trung ương phù hợp với tình hình mới.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn chủ yếu phát triển theo chiềurộng, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố về vốn, tàinguyên, lao động trình độ thấp, chưa dựa nhiều vào tri thức, khoa học và côngnghệ, lao động có kỹ năng. Năng suất lao động chậm được cải thiện, thấp hơn nhiềuso với một số nước trong khu vực.
Đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP)vào tăng trưởng kinh tế còn thấp. Chưa phát huy được lợi thế so sánh và tận dụngcác cam kết hội nhập quốc tế để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển bềnvững.
Nợ xấu đang giảm dần nhưng còn ở mức cao, nợ công tăngnhanh. Tình trạng đầu tư công dàn trải, thất thoát, lãng phí chậm được khắc phục.Việc xây dựng và thực hiện đề án cơ cấu lại tổng thể nền kinh tế thiếu đồng bộ,chưa thật sự gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, kết quả còn hạn chế. Thực hiệncông nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm, chưa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp nền tảng và công nghiệp hỗ trợ chưacó định hướng chiến lược rõ ràng, hiệu quả thấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinhtế - xã hội còn nhiều hạn chế, yếu kém, lạc hậu và thiếu tính kết nối. Phát triểnđô thị thiếu đồng bộ, chất lượng thấp.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn còn chậm, chưa đạt yêu cầu. Các ngành dịch vụ chất lượng cao chậmphát triển. Kinh tế biển phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế củađất nước.
Sự phát triển giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng còn thiếuliên kết và phối hợp; không gian kinh tế còn bị chia cắt bởi địa giới hànhchính. Chất lượng nguồn nhân lực thấp, chuyển dịch cơ cấu lao động chưa tương ứngvới chuyển dịch cơ cấu sản xuất.
Những hạn chế, yếu kém nêu trên chủ yếu là do nhận thức, nhấtlà nhận thức về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và côngnghiệp hóa, hiện đại hóa chưa đầy đủ; thể chế hoá và tổ chức thực hiện còn chậm,thiếu hệ thống và đồng bộ.
Chưa có đột phá về thể chế để huy động, phân bổ và sửdụng có hiệu quả nguồn lực phát triển theo cơ chế thị trường.
Chưa xác định rõnhững ngành, lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm cần ưu tiên trong chính sách côngnghiệp quốc gia cho từng giai đoạn; thiếu gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa côngnghiệp hóa, hiện đại hóa với đô thị hóa, giữa phát triển nông nghiệp và kinh tếnông thôn với xây dựng nông thôn mới.
Chưa nhận thức đầy đủ và xử lý tốt quan hệgiữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xây dựng con người, thực hiệntiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Chưa chuẩn bị thậttốt các điều kiện cần thiết và tận dụng thời cơ để hội nhập quốc tế có hiệu quả;có lúc, có việc chưa gắn chặt với đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựngnền kinh tế độc lập, tự chủ.
2- Phương hướng, nhiệm vụ
Định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinhtế
Mô hình tăng trưởng trong thời gian tới kết hợp có hiệu quảphát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng caochất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động,tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế, phát triểnnhanh và bền vững; giải quyết hài hòa giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài; giữatăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,thân thiện với môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhândân.
Đổi mới mô hình tăng trưởng chuyển mạnh từ chủ yếu dựa vàoxuất khẩu và vốn đầu tư sang phát triển đồng thời dựa cả vào vốn đầu tư, xuấtkhẩu và thị trường trong nước. Phát huy vai trò quyết định của nội lực, đồng thờithu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; phát huy đầy đủ, đúng đắnvai trò của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI vàkhu vực sản xuất nông nghiệp.
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mớisáng tạo để nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nghiên cứu và triển khai(R&D), nhập khẩu công nghệ mới; thực hiện phương thức quản lý, quản trị hiệnđại; phát huy tiềm năng con người và khuyến khích tinh thần sản xuất kinh doanhcủa mọi người để chủ động khai thác triệt để lợi thế cạnh tranh, nâng cao giátrị gia tăng, tăng nhanh giá trị quốc gia và tham gia có hiệu quả vào chuỗi giátrị toàn cầu.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại đồng bộ, tổng thể nềnkinh tế và các ngành, các lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tậptrung vào các lĩnh vực quan trọng: cơ cấu lại đầu tư với trọng tâm là đầu tưcông; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là hệ thống ngân hàngthương mại và các tổ chức tài chính, từng bước cơ cấu lại ngân sách nhà nước;cơ cấu lại và giải quyết có kết quả vấn đề nợ xấu, bảo đảm an toàn nợ công; cơcấu lại doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhànước; cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gắn với pháttriển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiệnba đột phá chiến lược, nhất là đột phá về thể chế kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa, nhằm giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, huy động, phân bổ, sử dụngcó hiệu quả các nguồn lực.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để sớm đưa nước ta cơbản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
Xác định hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướnghiện đại. Chú trọng những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế(GDP bình quân đầu người, tỉ trọng giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo, tỉ trọngnông nghiệp, tỉ lệ đô thị hóa, điện bình quân đầu người,...); những tiêu chí phảnánh trình độ phát triển về mặt xã hội (chỉ số phát triển con người, tuổi thọbình quân, chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, số bác sĩ trên 1 vạndân, tỉ lệ lao động qua đào tạo,...); và những tiêu chí phản ánh trình độ pháttriển về môi trường (tỉ lệ dân số sử dụng nước sạch, độ che phủ rừng, tỉ lệ giảmmức phát thải khí nhà kính,...).
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới là tiếptục đẩy mạnh thực hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiệnphát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắnvới phát triển kinh tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồnnhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu; huy động và phân bổ có hiệu quả mọinguồn lực phát triển.
Xây dựng cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động hợp lý, pháthuy lợi thế so sánh, có năng suất lao động và năng lực cạnh tranh cao, tham giasâu rộng vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; có văn minh công nghiệpchiếm ưu thế trong sản xuất và đời sống xã hội; phát triển nhanh và bền vữngphù hợp với điều kiện của từng giai đoạn.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tiến hành qua ba bước:tạo tiền đề, điều kiện để công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa; và nâng cao chất lượng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong5 năm tới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển nhanh, bền vững;xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướnghiện đại.
Phát triển công nghiệp
Xây dựng nền công nghiệp và thương hiệu công nghiệp quốc giavới tầm nhìn trung, dài hạn, có lộ trình cho từng giai đoạn phát triển.
Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương và có chính sách phù hợp đểxây dựng, phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, tăng hàm lượngkhoa học - công nghệ và tỉ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm, tập trung vàonhững ngành có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối vớisự phát triển nhanh, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế;có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu.
Phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp chế biến, chếtạo, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp năng lượng, cơkhí, điện tử, hoá chất, công nghiệp xây dựng, xây lắp, công nghiệp quốc phòng,an ninh.
Chú trọng phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh; công nghiệp hỗ trợ;công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; năng lượng sạch, năng lượng tái tạovà sản xuất vật liệu mới; từng bước phát triển công nghệ sinh học, công nghiệpmôi trường và công nghiệp văn hóa. Tiếp tục phát triển hợp lý một số ngành côngnghiệp sử dụng nhiều lao động.
Phân bố công nghiệp hợp lý hơn trên toàn lãnh thổ; nâng caohiệu quả các khu kinh tế, khu công nghiệp; sớm đưa một số khu công nghiệp côngnghệ cao vào hoạt động.
Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựngnông thôn mới
Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứngdụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuấtkhẩu.
Đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nôngnghiệp phát triển toàn diện cả về nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng hiệnđại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất,thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học,công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệphóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quảvà sức cạnh tranh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắtvà lâu dài; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.
Khai thác lợi thế của nềnnông nghiệp nhiệt đới, nâng cao giá trị gia tăng. Chú trọng đầu tư vùng trọngđiểm sản xuất nông nghiệp. Có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất,thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp; từng bước hình thànhcác tổ hợp nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao.
Chuyển đổi cơ cấukinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hóa mộtcách hợp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,thu hẹp khoảng cách về phát triển giữa đô thị và nông thôn, tăng cường kết nốinông thôn - đô thị, phối hợp các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thônvới phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị.
Xác định vai trò hạt nhân củadoanh nghiệp trong nông nghiệp, đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạtđộng của các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp nhà nước; phát triển hợp tác xã kiểumới; hình thành các vùng nguyên liệu gắn với chế biến và tiêu thụ.
Phát triển khu vực dịch vụ
Đẩy mạnh phát triển khu vực dịch vụ theo hướng hiện đại, đạttốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng GDP. Tậptrung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và côngnghệ cao như: du lịch, hàng hải, dịch vụ kỹ thuật dầu khí, hàng không, viễnthông, công nghệ thông tin.
Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ có giá trị giatăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, logistics và các dịchvụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh khác. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sáchgiá dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế; phát triển dịch vụ giáo dục - đào tạo, ytế chất lượng cao, dịch vụ khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể thao,dịch vụ việc làm.
Hình thành một số trung tâm dịch vụ, du lịch tầm cỡ khu vựcvà quốc tế. Chủ động phát triển mạnh hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ trongnước, tham gia vào mạng phân phối toàn cầu.
Phát triển kinh tế biển
Phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tếquốc gia và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chú trọng phát triển các ngành côngnghiệp dầu khí, đánh bắt xa bờ và hậu cần nghề cá, kinh tế hàng hải (kinh doanhdịch vụ cảng biển, đóng và sửa chữa tàu, vận tải biển), du lịch biển, đảo.
Cócơ chế tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế biển, thuhút mạnh hơn mọi nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, ứngphó với biến đổi khí hậu, khai thác tài nguyên biển, đảo một cách bền vững. Tậptrung đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế ven biển.
Phát triển kinh tế vùng, liên vùng
Thống nhất quản lý tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triểntrên quy mô toàn bộ nền kinh tế, vùng và liên vùng. Phát huy tiềm năng, thế mạnhcủa từng vùng, đồng thời ưu tiên phát triển các vùng kinh tế động lực, tạo sứclôi cuốn, lan tỏa phát triển đến các địa phương trong vùng và đến các vùngkhác.
Có chính sách hỗ trợ phát triển các vùng còn nhiều khó khăn, nhất là vùngsâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo; phát triểnkinh tế rừng. Đổi mới cơ chế phân cấp, phân quyền, gắn với phân định và nângcao trách nhiệm của trung ương và địa phương.
Thực hiện quy hoạch vùng, chínhsách vùng; sớm xây dựng và thể chế hóa cơ chế điều phối liên kết vùng theo hướngxác định rõ vai trò đầu tàu và phân công cụ thể trách nhiệm cho từng địa phươngtrong vùng.
Khắc phục tình trạng nền kinh tế bị chia cắt bởi địa giới hànhchính, hoặc đầu tư dàn trải, trùng lặp. Xây dựng một số đặc khu kinh tế để tạocực tăng trưởng và thử nghiệm thể chế phát triển vùng có tính đột phá.
Phát triển đô thị
Đổi mới cơ chế, chính sách, kiểm soát chặt chẽ quá trìnhphát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch.
Từng bước hình thành hệ thống đôthị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường, gồm một sốđô thị lớn, nhiều đô thị vừa và nhỏ liên kết và phân bố hợp lý trên các vùng;chú trọng phát triển đô thị miền núi, phát triển mạnh các đô thị ven biển.
Nângcao chất lượng, tính đồng bộ và năng lực cạnh tranh của các đô thị; chú trọngphát huy vai trò, giá trị đặc trưng của các đô thị động lực phát triển kinh tếcấp quốc gia và cấp vùng, đô thị di sản, đô thị sinh thái, đô thị du lịch, đôthị khoa học.
Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội để tiếptục tập trung đầu tư hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tươngđối đồng bộ với một số công trình hiện đại.
Ưu tiên và đa dạng hoá hình thức đầutư cho các lĩnh vực trọng tâm là: hạ tầng giao thông đồng bộ, có trọng điểm, kếtnối giữa các trung tâm kinh tế lớn và giữa các trục giao thông đầu mối; hạ tầngngành điện bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội; hạ tầng thủy lợi đáp ứng yêu cầu phát triển nôngnghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; hạ tầng đô thị lớn hiệnđại, đồng bộ, từng bước đáp ứng chuẩn mực đô thị xanh của một nước công nghiệp.
IV- HOÀN THIỆN THỂ CHẾ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNHHƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1- Tình hình
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhấtlà hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tiếp tục được hoàn thiện. Vai trò,hiệu quả, sức cạnh tranh của các chủ thể kinh tế, các loại hình doanh nghiệptrong nền kinh tế được nâng lên. Môi trường đầu tư và kinh doanh được cải thiện,bình đẳng và thông thoáng hơn.
Các yếu tố thị trường và các loại thị trường được hình thànhđồng bộ hơn, gắn kết với thị trường khu vực và quốc tế. Hầu hết các loại giá đượcxác lập theo nguyên tắc thị trường; thực hiện cơ chế giá thị trường có sự quảnlý của Nhà nước đối với một số loại hàng hóa - dịch vụ thiết yếu.
Vai trò của Nhà nước được điều chỉnh phù hợp hơn với cơ chếthị trường, ngày càng phát huy dân chủ trong đời sống kinh tế - xã hội. Việchuy động và phân bổ các nguồn lực gắn với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội đã từng bước phù hợp với cơ chế thị trường; hạn chế vàkiểm soát độc quyền kinh doanh.
Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạngvề hình thức, từng bước thích ứng với nguyên tắc và chuẩn mực của thị trườngtoàn cầu. Đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế. Tích cựcxây dựng Cộng đồng ASEAN; hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo camkết WTO; đàm phán, ký kết và thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do songphương và đa phương thế hệ mới.
Tuy nhiên, hoàn thiện thể chế kinh tế còn chậm, thiếukiên quyết; hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa hoàn chỉnh và đồng bộ,chất lượng không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, cơcấu lại nền kinh tế, thực hiện ba đột phá chiến lược.
Kết quả triển khai, thực thi thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa còn hạn chế, chưa tạo được đột phá lớn trong huy động,phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển. Quyền tự do kinh doanhchưa được tôn trọng đầy đủ; môi trường đầu tư, kinh doanh không thật sự bảo đảmcạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Giá cả một số hàng hóa,dịch vụ thiết yếu chưa thật sự tuân theo nguyên tắc thị trường.
Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, chưa thể hiệnđược vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước. Hầu hết doanh nghiệptư nhân quy mô còn nhỏ, thiếu liên kết, khả năng ứng phó với các rủi ro yếu,nhiều doanh nghiệp phải giải thể hoặc ngừng hoạt động. Doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài hoạt động chủ yếu trong các ngành sử dụng nhiều lao động, khaithác tài nguyên và còn hạn chế trong chuyển giao công nghệ và trình độ quản lýtiên tiến.
Trình độ phát triển của các loại thị trường thấp, vận hànhchưa thật sự đồng bộ, thông suốt, trong đó, thị trường lao động và thị trường dịchvụ công cơ cấu chưa hợp lý; thị trường tài chính - tiền tệ và thị trường bất độngsản tiềm ẩn nhiều rủi ro; thị trường khoa học - công nghệ phát triển chậm.
Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao; kỷ luật, kỷcương không nghiêm; Nhà nước còn can thiệp trực tiếp, quá lớn trong nền kinh tế.Vẫn còn tình trạng bao cấp, xin - cho trong xây dựng và thực hiện một số cơ chế,chính sách. Sự tham gia giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị -xã hội và nhân dân trong hoạt động quản lý nhà nước còn hạn chế.
Hội nhập kinh tế quốc tế chưa kết hợp và phát huy tốt nguồnlực bên ngoài với nguồn lực trong nước để phát triển. Các nỗ lực đổi mới kinh tếtrong nước chưa thật sự đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Nhiều bộ, ngành, địaphương, hiệp hội, doanh nghiệp thiếu chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạchtoàn diện, cụ thể, chuẩn bị các điều kiện và năng lực về mọi mặt để khắc phụckhó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội do hội nhập đem lại.
Việc tự do hóa thương mại, đầu tư trong một số thị trường,lĩnh vực chưa sát hợp với thực tế phát triển của nền kinh tế. Chậm xây dựnghàng rào kỹ thuật cần thiết và hệ thống quản lý thị trường đủ năng lực và hiệuquả để bảo vệ thị trường trong nước, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh,bình đẳng, ngăn chặn gian lận thương mại, hàng giả, hàng lậu và hàng độc hại.
Những hạn chế, yếu kém nêu trên chủ yếu là do nhận thức về nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa đủ rõ, nhất là về kinhtế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, kinh tế tập thể, cơ chế phân bổ nguồn lực,sở hữu đất đai, cơ chế giá một số hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu.
Chưa thật sựphát huy đầy đủ quyền tự do kinh doanh của người dân theo quy định của Hiếnpháp, pháp luật. Cơ chế thực thi và phối kết hợp giữa các bộ, ngành, địa phươngtrong quán triệt, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật cònkém hiệu lực, hiệu quả.
Cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát và xử lý vi phạmcòn yếu; năng lực phân tích, dự báo và điều chỉnh chủ trương, cơ chế, chínhsách còn hạn chế.
Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, đấtnước chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàncầu, trong khi đó, trình độ, năng lực nội tại của nền kinh tế và năng lực xây dựng,thực thi thể chế kinh tế còn nhiều bất cập.
2- Phương hướng, nhiệm vụ
Phương hướng, mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa
Tiếp tục thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Namlà nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường,đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn pháttriển của đất nước.
Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế;có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản ViệtNam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh".
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Namcó quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhànước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nềnkinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnhtranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổcó hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sảnxuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạchphù hợp với cơ chế thị trường.
Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng vàhoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch vàlành mạnh; sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và công cụ, chính sách để định hướngvà điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thựchiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển.Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội.
Những nhận thức trên đây có giá trị định hướng lâu dài trongsuốt thời kỳ quá độ, cần tiếp tục cụ thể hóa phù hợp với từng giai đoạn pháttriển.
Đến năm 2020, phấn đấu cơ bản hoàn thiện đồng bộ hệ thốngthể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổbiến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; bảo đảm tính đồngbộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; bảođảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển conngười, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môitrường, phát triển xã hội bền vững; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tếgắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; bảo đảm tính công khai, minh bạch,tính dự báo được trong xây dựng và thực thi thể chế kinh tế, tạo điều kiện ổn định,thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thànhphần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp
Thể chế hóa quyền tài sản (bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng,quyền định đoạt và hưởng lợi từ sử dụng tài sản) của Nhà nước, tổ chức và cánhân đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Bảo đảm minh bạch về nghĩa vụvà trách nhiệm trong thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ công để quyền tài sảnđược giao dịch thông suốt.
Bảo đảm quyền quản lý, thu lợi của Nhà nước đối vớitài sản công và quyền bình đẳng trong việc tiếp cận tài sản công của mọi chủ thểtrong nền kinh tế. Nâng cao năng lực của các thiết chế và hoàn thiện cơ chế giảiquyết tranh chấp dân sự, tranh chấp kinh tế trong bảo vệ quyền tài sản.
Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạtđộng theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Có chínhsách thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp Việt Nam thật sự trở thành lực lượngnòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bảo đảm quyền tựdo kinh doanh các lĩnh vực mà luật pháp không cấm; xây dựng, thực thi đồng bộ,hiệu quả cơ chế hậu kiểm, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh, tăng cườngtính minh bạch đối với độc quyền nhà nước và độc quyền doanh nghiệp, kiểm soátđộc quyền kinh doanh.
Hoàn thiện thể chế bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu và quyềntài sản. Hoàn thiện pháp luật phá sản doanh nghiệp theo cơ chế thị trường.
Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theohướng: doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiếtyếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.
Đẩy mạnh cổ phần hóa,bán vốn mà Nhà nước không cần nắm giữ, bao gồm cả những doanh nghiệp đang kinhdoanh có hiệu quả; hoàn thiện thể chế định giá đất đai, tài sản hữu hình và tàisản vô hình (tài sản trí tuệ, thương hiệu,...) trong cổ phần hóa theo nguyên tắcthị trường.
Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ chính trị, côngích. Tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản lýnhà nước, chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; sớm xóa bỏchức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của các bộ, Ủy ban nhân dân đối với vốn,tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp. Thành lập một cơ quan chuyên trách làm đạidiện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước.
Kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo,quản lý và nâng cao năng lực quản trị, quản lý doanh nghiệp nhà nước phù hợp vớichuẩn mực quốc tế. Tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát bảo đảmcông khai, minh bạch về đầu tư, tài chính và các hoạt động của doanh nghiệp nhànước.
Đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công theo hướngnâng cao chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sựvà tài chính; xã hội hóa lĩnh vực dịch vụ công, thu hút các thành phần kinh tếtham gia vào lĩnh vực này.
Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của kinhtế tập thể, kinh tế hợp tác xã; đẩy mạnh liên kết và hợptác dựa trên quan hệ lợi ích, áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, phù hợp vớicơ chế thị trường. Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ về tiếp cận nguồn vốn,đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, hỗ trợ phát triển thịtrường, tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác xã trên cơ sở phát triển vàphát huy vai trò của kinh tế hộ.
Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hìnhthức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanhnghiệp cổ phần.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợiphát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinhtế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗtrợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khíchhình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tậpđoàn kinh tế nhà nước.
Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp của nướcngoài, chú trọng chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý và thị trườngtiêu thụ sản phẩm; chủ động lựa chọn và ưu đãi đối với các dự án đầu tư nướcngoài có trình độ quản lý và công nghệ hiện đại, có vị trí hiệu quả trong chuỗigiá trị toàn cầu, có liên kết với doanh nghiệp trong nước.
Tăng cường liên kếtgiữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước nhằmphát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, gắn vớicác chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Trong quản lý và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế, cần phát huy mặt tích cực có lợi cho đất nước, đồng thời kiểmtra, giám sát, kiểm soát, thực hiện công khai, minh bạch, ngăn chặn, hạn chế mặttiêu cực.
Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường
Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường; bảo đảm tínhđúng, tính đủ và công khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá đối với hànghóa, dịch vụ công thiết yếu; đồng thời có chính sách hỗ trợ phù hợp cho đối tượngchính sách và người nghèo.
Không lồng ghép các chính sách xã hội trong giá.Hoàn thiện pháp luật về phí, lệ phí; rà soát, chuyển đổi chính sách phí, lệ phíđối với một số dịch vụ công sang áp dụng chế độ giá dịch vụ.
Mở rộng cơ chế đấuthầu, đấu giá, thẩm định giá. Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng, phát huy đầy đủ, đúng đắn vai trò của người tiêu dùng, các hội bảo vệquyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế.
Tiếp tục phát triển đồng bộ và vận hành thông suốt các loạithị trường. Thực hiện đa dạng hóa thị trường hàng hóa, dịch vụ theohướng hiện đại, chú trọng hình thành khung pháp lý, phát triển hệ thống phân phốithông suốt và hiệu quả.
Cơ cấu lại thị trường tài chính, bảo đảm lành mạnhhóa và ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô, loại bỏ nguy cơ mất an toàn hệ thống,phục vụ có hiệu quả phát triển sản xuất kinh doanh; bảo đảm nguyên tắc thị trườngđối với thị trường tài chính gắn với tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát củaNhà nước và giám sát của xã hội; phát triển thị trường mua bán nợ, thị trườngcác công cụ phái sinh, cho thuê tài sản.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật,cơ chế, chính sách để thị trường bất động sản vận hành thông suốt,phù hợp quy luật cung - cầu nhằm khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồnlực từ đất đai và tài sản, kết cấu hạ tầng trên đất; ngăn ngừa đầu cơ, lãngphí.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển đồng bộ, liên thông thịtrường lao động cả về quy mô, chất lượng lao động và cơ cấu ngành nghề.
Tiếptục đổi mới, phát triển mạnh mẽ và đồng bộ thị trường khoa học - công nghệ,thực hiện cơ chế thị trường và có chính sách hỗ trợ để khuyến khích các tổ chức,cá nhân, nhất là doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao côngnghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất kinh doanh.
Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
Tiếp tục nghiên cứu, đàm phán, ký kết, chuẩn bị kỹ các điềukiện thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tham gia các điều ướcquốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư,... Chủ động, tíchcực hội nhập kinh tế quốc tế; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế,tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác cụ thể; kết hợp hiệu quả ngoại lựcvà nội lực, gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sáchnhằm thực thi có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.Hoàn thiện thể chế để tận dụng cơ hội và phòng ngừa, giảm thiểu các thách thứcdo tranh chấp quốc tế, nhất là tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế. Hoàn thiệnpháp luật về tương trợ tư pháp phù hợp với pháp luật quốc tế.
Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quảnlý của Nhà nước về kinh tế - xã hội và phát huy vai trò làm chủ của nhân dântrong phát triển kinh tế - xã hội
Nâng cao năng lực hoạch định đường lối, chủ trương phát triểnkinh tế - xã hội của Đảng; tăng cường lãnh đạo việc thể chế hóa và việc tổ chứcthực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vềkinh tế - xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết thựchiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng; lãnh đạo việc bố trí cán bộ vàlãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện của đội ngũ cán bộ hoạt động trong các lĩnh vựckinh tế - xã hội. Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác tham mưu về kinh tế -xã hội ở các cấp, các ngành.
Nhà nước thể chế hóa nghị quyết của Đảng, xây dựng, tổ chứcthực hiện luật pháp, chính sách, bảo đảm các loại thị trường ngày càng hoàn thiệnvà vận hành thông suốt, cạnh tranh công bằng, bình đẳng và kiểm soát độc quyềnkinh doanh; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, cải thiệnmôi trường đầu tư, kinh doanh.
Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát huy vai tròlàm chủ của nhân dân; bảo đảm quyền tự do, dân chủ trong hoạt động kinh tế củangười dân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và sự tham gia có hiệu quả củaMặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng và giám sátviệc thực hiện thể chế kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội.
V- ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO; PHÁT TRIỂNNGUỒN NHÂN LỰC
1- Tình hình
Các nghị quyết của Đảng về giáo dục, đào tạo được lãnh đạo,chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đạt được những thành quả nhất định. Quy mô, mạng lướicơ sở giáo dục và đào tạo tiếp tục được mở rộng. Hệ thống giáo dục và đào tạocác cấp từ cơ sở đến đại học, dạy nghề được tổ chức lại một bước. Quan tâm đầutư cho giáo dục, đào tạo (bằng 20% tổng chi ngân sách nhà nước).
Chất lượnggiáo dục và đào tạo có tiến bộ. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo đượccải thiện và có bước hiện đại hóa. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dụcphát triển cả về số lượng và chất lượng. Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh.Công tác quản lý giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến. Chủ trương đầu tư chogiáo dục là đầu tư cho con người đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạothực hiện và nhận được sự ủng hộ của toàn xã hội.
Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo cònthấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thốnggiáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thứcgiáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành.
Đào tạo thiếu gắn kết vớinghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động;chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc.Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếuthực chất. Quản lý giáo dục và đào tạo có mặt còn yếu kém.
Đội ngũ nhà giáo vàcán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu. Đầu tư chogiáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục vàđào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất - kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ởvùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
2- Phương hướng, nhiệm vụ
Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạonhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quátrình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lựcvà phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Pháttriển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học và công nghệ, với quy hoạch vàphát triển nguồn nhân lực.
Phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnhmẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộcxây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Phấn đấu đến năm2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Giáo dục conngười Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năngsáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt vàlàm việc hiệu quả.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản củagiáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của ngườihọc. Đổi mới chương trình, nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại,thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề. Đa dạng hóa nội dung,tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục,đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽphương pháp dạy và học, hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kếtquả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan.
Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáodục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Quy hoạch lại mạng lướicơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinhtế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Tăng tỉ lệ trường ngoài cônglập đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảmdân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáodục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng. Giao quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; thực hiện giám sát của các chủ thểtrong nhà trường và xã hội, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quanquản lý các cấp, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.
Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứngyêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáotheo từng cấp học và trình độ đào tạo.
Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham giađóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dụcvà đào tạo. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dụcvà đào tạo, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo tối thiểu ở mức 20%tổng chi ngân sách; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Đổi mớivà hoàn thiện cơ chế, chính sách giá dịch vụ giáo dục - đào tạo. Đẩy mạnh xã hộihóa, trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Tiếp tục thựchiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học; từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất- kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học,công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý. Khuyếnkhích thành lập viện, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, doanh nghiệpkhoa học và công nghệ. Nghiên cứu sáp nhập một số tổ chức nghiên cứu khoa họcvà triển khai công nghệ với các trường đại học công lập.
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nướcnói chung và cho từng ngành, từng lĩnh vực nói riêng, với những giải pháp đồngbộ, trong đó tập trung cho giải pháp đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực trongnhà trường cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh.
VI- PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ
1- Tình hình
Trong thời gian qua, khoa học, công nghệ đã có đóng góp tíchcực cho phát triển kinh tế - xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Khoa học xã hộivà nhân văn góp phần quan trọng trong việc cung cấp luận cứ khoa học cho việchoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước;khẳng định lịch sử hình thành và phát triển dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc giavà toàn vẹn lãnh thổ, bảo tồn các giá trị và bản sắc văn hóa Việt Nam. Khoa họctự nhiên tiếp tục phát triển các ngành khoa học cơ bản, cũng như những lĩnh vựckhoa học và công nghệ liên ngành, khoa học mới, góp phần nâng cao năng suất, chấtlượng sản phẩm và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Một số ngành khoa học, côngnghệ mũi nhọn đã có đóng góp tích cực cho công tác quản lý, điều hành của Nhànước, cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường quốc phòng, an ninh của đấtnước. Hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ có chuyển biến; tiềm lực khoa học,công nghệ được nâng lên. Quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ có đổi mới. Hợptác quốc tế về khoa học, công nghệ có bước tiến bộ. Thị trường khoa học, côngnghệ đã hình thành và bước đầu phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, khoa học, công nghệ chưa thực sự gắn kết vàtrở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Việc huy động nguồn lực của xãhội cho khoa học, công nghệ chưa được chú trọng. Không hoàn thành mục tiêu xâydựng các trung tâm khoa học lớn đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, có tác độngthúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư cho khoa học, công nghệ còn thấp,hiệu quả sử dụng chưa cao. Cơ chế quản lý khoa học, công nghệ chậm đổi mới. Thịtrường khoa học và công nghệ phát triển chậm. Công tác quy hoạch, phát triểnkhoa học, công nghệ chưa gắn kết chặt chẽ với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,bảo đảm quốc phòng, an ninh. Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ còn thiếu địnhhướng chiến lược, hiệu quả thấp.
2- Phương hướng, nhiệm vụ
Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa họcvà công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để pháttriển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chấtlượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảmquốc phòng, an ninh. Đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độphát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030, có một số lĩnh vực đạttrình độ tiên tiến thế giới.
Phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ là một nội dung cầnđược ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, cáccấp. Các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội đều phải xâydựng trên những cơ sở khoa học vững chắc, xác định rõ các giải pháp công nghệhiện đại phù hợp nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Tiếp tụcđổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, côngtác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ; phương thứcđầu tư, cơ chế tài chính, chính sách cán bộ, cơ chế tự chủ của các tổ chức khoahọc và công nghệ phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ưutiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ.Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ của đất nước, chiến lược thu hút côngnghệ từ bên ngoài và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI đang hoạt độngtrên đất nước ta.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức,hoạt động khoa học và công nghệ, nhất là cơ chế quản lý, phương thức đầu tư vàcơ chế tài chính.
Có cơ chế thúc đẩy đổi mới công nghệ theo hướng ứng dụngcông nghệ mới, công nghệ hiện đại. Huy động mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nguồnvốn nước ngoài đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ.
Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ;xây dựng một số trung tâm nghiên cứu hiện đại. Phát triển, nâng cao năng lực hệthống các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, phát triển thị trường khoa họcvà công nghệ.
Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chứckhoa học và công nghệ công lập. Tăng cường liên kết giữa tổ chức khoa học vàcông nghệ với doanh nghiệp.
Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng,đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, nhất là các chuyên giagiỏi, có nhiều đóng góp. Tạo môi trường thuận lợi, điều kiện vật chất để cán bộkhoa học và công nghệ phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng vớigiá trị lao động sáng tạo của mình. Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tựdo tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, tư vấn, phản biện của các nhàkhoa học.
Kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy và đội ngũ cán bộ quảnlý nhà nước về khoa học và công nghệ. Hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ,chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm,hàng hoá theo hướng hỗ trợ hiệu quả cho việc vận hành thị trường khoa học vàcông nghệ.
Phát huy và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ quốcgia. Tập trung đầu tư phát triển một số viện khoa học và công nghệ, trườngđại học cấp quốc gia và một số khu công nghệ cao, vùng kinh tế trọng điểm theomô hình tiên tiến của thế giới.
VII- PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ, XÂY DỰNG CON NGƯỜI
1- Tình hình
Sự nghiệp phát triển văn hoá và xây dựng con người đã được Đảng,Nhà nước quan tâm trong các chính sách kinh tế - xã hội từ trung ương đến các địaphương. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng con người đáp ứng yêu cầu của thời kỳ côngnghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế có bước chuyển biến quan trọng : Gắnnhiệm vụ xây dựng con người với nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước, bướcđầu hình thành những giá trị mới về con người với các phẩm chất về trách nhiệmxã hội, ý thức công dân, dân chủ, chủ động, sáng tạo, khát vọng vươn lên. Hệ thốngthể chế và thiết chế văn hóa từng bước được tăng cường. Nhiều giá trị văn hóatruyền thống của dân tộc và của từng vùng, miền được kế thừa; nhiều di sản vănhoá được bảo tồn, tôn tạo. Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng mở rộng. Vănhọc, nghệ thuật có bước phát triển. Truyền thông đại chúng phát triển nhanh cảvề loại hình, quy mô, lực lượng, phương tiện kỹ thuật và ảnh hưởng xã hội. Đờisống văn hóa của nhân dân được cải thiện. Phong trào "Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa" đã khơi dậy được nhiều giá trị nhân văntrong cộng đồng. Việc xây dựng môi trường văn hóa đã được chú trọng hơn. Côngtác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường. Giao lưu và hợp tác quốc tế vềvăn hóa có nhiều khởi sắc.
Chủ trương của Đảng gắn tăng trưởng kinh tế với phát triểnvăn hóa, phát triển, xây dựng con người và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hộiđã trở thành tư tưởng chỉ đạo cho nhiều chương trình, kế hoạch phát triển. Sựvào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng với sự đầu tư của Nhà nước, sự tham giacủa nhân dân là những nhân tố quyết định tạo ra những chuyển biến của sự nghiệpphát triển văn hóa, xây dựng con người.
Tuy nhiên, so với những thành quả trên lĩnh vực chínhtrị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành quả trong lĩnh vực văn hóachưa tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi trườngvăn hóa lành mạnh. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sốngtrong Đảng và trong xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Đời sống văn hóa tinhthần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu; khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa miềnnúi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng lớp nhân dân chậm được rútngắn. Môi trường văn hóa còn tồn tại những biểu hiện thiếu lành mạnh, ngoạilai, trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội và một số loại tội phạm có chiềuhướng gia tăng. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đạt hiệu quả chưacao. Hệ thống thông tin đại chúng phát triển thiếu quy hoạch khoa học, gây lãngphí nguồn lực và quản lý không theo kịp sự phát triển. Một số cơ quan truyềnthông có biểu hiện thương mại hoá, xa rời tôn chỉ, mục đích. Hệ thống thiết chếvăn hóa và cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động văn hóa còn thiếu và yếu, cónơi xuống cấp, thiếu đồng bộ, hiệu quả sử dụng thấp. Tình trạng nhập khẩu, quảngbá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa nước ngoài đã tác độngtiêu cực đến đời sống văn hóa của một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ.
Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên đây chủ yếu làdo nhiều cấp uỷ, chính quyền chưa quan tâm đầy đủ lĩnh vực này; lãnh đạo, chỉ đạochưa thật quyết liệt. Việc cụ thể hóa, thể chế hóa nghị quyết của Đảng còn chậm,thiếu đồng bộ. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa chậm được đổi mới, có lúc,có nơi bị xem nhẹ, thậm chí buông lỏng. Đầu tư cho lĩnh vực văn hóa chưa tươngxứng và còn dàn trải.
2- Phương hướng, nhiệm vụ
Các cấp, các ngành phải nhận thức đầy đủ và thực hiện có kếtquả mục tiêu: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện,hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ vàkhoa học. Văn h hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội,là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vữngchắc Tổ quốc vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh".
Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Hoànthiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điềukiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất,tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật. Tạochuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người ViệtNam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc. Đúc kếtvà xây dựng hệ giá trị chuẩn của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa và hội nhập quốc tế. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực,cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn. Đấu tranh phê phán, đẩylùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái,tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hoá con người. Có giảipháp ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, khắc phục những mặt hạnchế của con người Việt Nam.
Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bốicảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốctế. Xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa lành mạnh trong hệ thốngchính trị, trong mỗi địa phương, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơquan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình, góp phần giáo dục, rèn luyện conngười về nhân cách, đạo đức, lối sống. Thực hiện chiến lược phát triển gia đìnhViệt Nam. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiếnbộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng mỗi trường học thật sự là một trung tâm vănhóa giáo dục, rèn luyện con người. Xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư,các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh,nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả cáccuộc vận động văn hóa, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa ". Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữathành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền và các giai tầng xã hội. Phát huycác giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng.
Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế. Chútrọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và cácđoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch,vững mạnh. Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế. Xây dựng vănhóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức thượng tôn pháp luật, giữ chữtín, cạnh tranh lành mạnh vì sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần xâydựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa. Huyđộng sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống dân tộc; khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa vănhóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc. Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý,hài hoà giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội.Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi,sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ. Đổi mới phương thức hoạt động của các hội vănhọc, nghệ thuật. Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống báo chí đáp ứng yêu cầu pháttriển, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Chú trọng công tác quản lý các loại hìnhthông tin trên Internet để định hướng tư tưởng và thẩm mỹ cho nhân dân, nhất làcho thanh niên, thiếu niên. Các cơ quan truyền thông phải thực hiện đúngtôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ chủ yếu, nâng cao tính tư tưởng, nhân vănvà khoa học, đề cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựngvăn hóa và con người Việt Nam.
Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng,hoàn thiện thị trường văn hóa.Có cơ chế khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất,trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩmvăn hóa. Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịchthu hút các nguồn lực xã hội để phát triển. Đổi mới, hoàn thiện thể chế, tạomôi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng, phát triển thị trường văn hóa lành mạnh;đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa; tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam.Nâng cao ý thức thực thi các quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyềnliên quan trong toàn xã hội.
Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoavăn hóa nhân loại. Chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước,thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế vềvăn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực; tiếp nhận có chọn lọc tinhhoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc. Chủ động đón nhận cơhội phát triển, vượt qua các thách thức để giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóadân tộc; hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóavề văn hóa.
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và nâng caohiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa. Đổi mớiphương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng vừa bảo đảm để văn hóa, văn học - nghệthuật, báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảođảm quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo trên cơ sở phát huy trách nhiệmxã hội, nghĩa vụ công dân với mục đích đúng đắn; khắc phục tình trạng buông lỏngsự lãnh đạo hoặc mất dân chủ, hạn chế tự do sáng tạo.
Tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhànước về văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Đẩy nhanh việc thể chếhóa, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa. Hoàn thiện cácthiết chế văn hóa và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách vềvăn hóa, về quyền tác giả và các quyền liên quan, phù hợp với chuẩn mực quốc tếvà thực tiễn Việt Nam.
Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa. Coitrọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa,cán bộ làm công tác khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ ở cơ sở.
Mức đầu tư của Nhà nước cho văn hóa phải tương ứng với mứctăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư, tài trợ,hiến tặng cho phát triển văn hóa, xây dựng con người.
VIII- QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI; THỰC HIỆN TIẾN BỘ, CÔNG BẰNGXÃ HỘI
1- Tình hình
Trong những năm qua, đời sống và thu nhập của người dânkhông ngừng được nâng lên. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm xây dựng và tổ chứcthực hiện các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, dân tộc, tôn giáo đểgiải quyết các vấn đề xã hội. Nhận thức của toàn xã hội về tăng trưởng kinh tếđi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội được nânglên. Hệ thống luật pháp và chính sách được bổ sung nhằm điều tiết các quan hệxã hội. Ngân sách nhà nước dành cho các chương trình quốc gia nhằm thực hiện tiếnbộ và công bằng xã hội tăng. Việt Nam đã hoàn thành hầu hết và cơ bản các chỉtiêu Thiên niên kỷ. Đặc biệt là đã thực hiện tốt chỉ tiêu giảm nghèo, nâng caochất lượng nguồn nhân lực, thực hiện nhiều chính sách để ổn định, từng bướcnâng cao đời sống nhân dân. Đã thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách đối vớingười cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số ởvùng cao, vùng sâu, vùng xa, giảm nghèo bền vững, chăm sóc sức khỏe cho ngườidân đồng thời tạo điều kiện để người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiểu và khắcphục rủi ro trong đời sống, kinh tế, xã hội và môi trường. Quan tâm thực hiệnchính sách chăm sóc người có công.
Mặc dù vậy, quản lý phát triển, thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội còn nhiều hạn chế, khuyết điểm. Sự phát triển các lĩnh vực,các vùng, miền thiếu đồng bộ. Việc giải quyết một số vấn đề xã hội chưa hiệu quả;mục tiêu xây dựng quan hệ hài hòa giữa các lĩnh vực, ngành nghề, vùng, miềnchưa đạt yêu cầu; giảm nghèo chưa bền vững, chênh lệch giàu - nghèo và bất bìnhđẳng có xu hướng gia tăng. Chưa nhận thức đầy đủ vai trò của phát triển xã hộihài hòa, chưa có chính sách, giải pháp kịp thời, hiệu quả đối với vấn đề biến đổicơ cấu, phân hóa giàu - nghèo, phân tầng xã hội, kiểm soát rủi ro, giải quyếtmâu thuẫn xã hội, bảo đảm an toàn xã hội, an ninh cho con người.
Nhiều lĩnh vực của phát triển bền vững chưa được nghiên cứuđầy đủ. Quản lý phát triển xã hội chưa xác định rõ định hướng và những nhiệm vụmang tính tổng thể, đồng bộ, liên vùng, liên ngành, liên lĩnh vực, còn bị chiacắt theo vùng, lĩnh vực quản lý. Hệ thống chính sách, pháp luật chưa đồng bộ.Chưa thể chế hóa và chưa có sự quản lý thống nhất ở cấp vĩ mô về phát triển xãhội bền vững. Hệ thống văn bản pháp lý về phát triển của từng ngành, địa phươngchưa đồng bộ, thiếu nhất quán; nhiều kế hoạch phát triển của từng lĩnh vực, địaphương chưa chú ý đúng mức đến phát triển xã hội bền vững của vùng, liên vùngvà quốc gia.
2- Phương hướng, nhiệm vụ
Nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của phát triển xã hộibền vững và quản lý phát triển xã hội đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.Xây dựng, thực hiện các chính sách phù hợp với các giai tầng xã hội; có các giảipháp quản lý hiệu quả để giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội, ngăn chặn, giảiquyết có hiệu quả những bức xúc, mâu thuẫn có thể dẫn đến xung đột trong xã hội.Trong xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quantâm thích đáng đến các tầng lớp, bộ phận yếu thế trong xã hội, đồng bào các dântộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, khắc phục xu hướng gia tăng phânhóa giàu - nghèo, bảo đảm sự ổn định và phát triển xã hội bền vững.
Thực hiện các giải pháp, chính sách và quản lý để khắc phụctừng bước sự mất cân đối về phát triển đối với từng lĩnh vực, từng vùng, bảo đảmsự hài hòa cả trong phát triển, hưởng thụ; bảo đảm cơ cấu giai tầng xã hội, dâncư, ngành nghề hợp lý. Kịp thời kiểm soát và xử lý các rủi ro, mâu thuẫn, xungđột xã hội. Đẩy mạnh các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xãhội; giảm thiểu tai nạn giao thông. Gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế vớichính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống củanhân dân, bảo đảm để nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn thành quả củacông cuộc đổi mới. Mọi người dân đều có cơ hội và điều kiện phát triển toàn diện.Thực hiện tốt chính sách chăm sóc người có công trên cơ sở huy động mọi nguồn lựcxã hội kết hợp với nguồn lực của Nhà nước; bảo đảm người có công có mức sống từtrung bình trở lên.
Giải quyết tốt lao động, việc làm và thu nhập cho người laođộng
Tạo cơ hội để mọi người có việc làm và cải thiện thu nhập. Bảođảm tiền lương, thu nhập công bằng, đủ điều kiện sống và tái sản xuất sức lao động.Huy động tốt nhất nguồn lực lao động để phục vụ công cuộc xây dựng, phát triểnđất nước. Chú trọng giải quyết việc làm cho lao động dôi dư từ khu vực nôngnghiệp do việc tích tụ, tập trung ruộng đất hoặc thu hồi đất phát triển côngnghiệp, đô thị và các công trình công cộng. Khuyến khích đầu tư xã hội tạo ranhiều việc làm, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng và hoàn thiệnhệ thống chính sách về tiền lương, tiền công, khắc phục cơ bản những bất hợplý. Điều chỉnh chính sách dạy nghề, gắn đào tạo với sử dụng. Điều chỉnh chínhsách xuất khẩu lao động hợp lý. Hoàn thiện và thực hiện chính sách bảo hộ lao động.
Bảo đảm an sinh xã hội. Tiếp tục hoàn thiện chính sáchan sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng đốitượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội đến mọi người dân; tạođiều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc nhữngngười gặp rủi ro trong cuộc sống. Phát triển và thực hiện tốt các chính sách bảohiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,...Chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh xã hội của công dân. Đổi mớichính sách giảm nghèo theo hướng tập trung, hiệu quả và tiếp cận phương pháp đolường nghèo đa chiều nhằm bảo đảm an sinh xã hội cơ bản và tiếp cận các dịch vụxã hội cơ bản. Tổ chức tốt hơn việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản thiết yếu.Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách, người nghèo,nhân dân sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; phát triển nhà ở xã hội chongười thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất và sinh viên,...Phát triển đa dạng các hình thức từ thiện, đẩy mạnh phong trào toàn dân thamgia giúp đỡ những người yếu thế.
Coi trọng chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác dân số - kếhoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; xây dựng giađình hạnh phúc
Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách dân số - kế hoạchhóa gia đình, chế độ thai sản, nghỉ dưỡng, khám chữa bệnh, bình đẳng giới. Thựchiện tốt chiến lược dân số, gia đình, chương trình hành động vì trẻ em..., đầutư nâng cao chất lượng dân số, chỉ số phát triển con người, bảo đảm cân bằng tỉlệ giới tính khi sinh và quyền trẻ em. Huy động các nguồn lực, tiếp tục xây dựng,phát triển hệ thống bệnh viện, trạm y tế, phòng khám bệnh. Phát triển hệ thốngy tế dự phòng và các dịch vụ y tế hiện đại. Phát triển y học dân tộc; có chínhsách khuyến khích thích đáng sản xuất và chữa bệnh bằng thuốc nam. Tiếp tục bảođảm công bằng, giảm chênh lệch mới trong tiếp cận chính sách chăm sóc sức khỏenhân dân giữa các địa bàn, các nhóm đối tượng. Ngân sách nhà nước dành cho y tếphải được điều chỉnh theo hướng đầu tư tập trung cho các tỉnh miền núi, vùngsâu, vùng xa, vùng ven biển và hải đảo nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng, trang thiếtbị y tế, nhân lực, bảo đảm cơ hội tiếp cận bình đẳng về chăm sóc sức khỏe chongười dân. Có lộ trình khắc phục tình trạng quá tải tại các bệnh viện lớn ở HàNội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn. Tiếp tục thực hiện tốt chínhsách bảo hiểm y tế cho toàn dân và từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng dịchvụ y tế.
Có chính sách hợp lý trong đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyểnvà đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ y tế. Tiếp tục thực hiện chiến lượcphát triển con người, chính sách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Pháttriển thể dục, thể thao toàn dân để góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân, đồngthời làm cơ sở để phát triển thể thao thành tích cao.
IX- TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN; BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG; CHỦ ĐỘNGPHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI, ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1- Tình hình
Nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên, khai thác và quảnlý tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biếnđổi khí hậu được nâng lên và đã thu được một số kết quả bước đầu quan trọng.Nhà nước và các cơ quan quản lý đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách quảnlý và tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực này. Đã thành lập được các cơ quannghiên cứu và dự báo, quản lý rủi ro. Hợp tác quốc tế về quản lý tài nguyên, ứngphó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai được đẩy mạnh; đã tham gia nhiềutổ chức của thế giới về các lĩnh vực này.
Tuy nhiên, tài nguyên chưa được quản lý, khai thác, sửdụng có hiệu quả và bền vững; một số loại tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn tớisuy thoái, cạn kiệt. Ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, có nơi nghiêm trọng;việc khắc phục hậu quả về môi trường do chiến tranh để lại còn chậm. Đa dạngsinh học suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng, ảnhhưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khỏe và đời sống nhân dân.Chất lượng công tác dự báo và quy hoạch còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầuphát triển, tính tổng thể, liên ngành, liên vùng; chưa rõ trọng tâm, trọng điểmvà nguồn lực thực hiện. Việc ứng phó với biến đổi khí hậu còn bị động, lúngtúng; thiên tai ngày càng bất thường, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản.
2- Phương hướng, nhiệm vụ
Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường,chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững theo hướng bảođảm tính tổng thể, liên ngành, liên vùng, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâudài, trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp vớitừng giai đoạn. Tài nguyên là tài sản quốc gia, nguồn lực quan trọng của đất nước,phải được đánh giá đầy đủ, hạch toán trong nền kinh tế, được quản lý, bảo vệ,khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và bền vững, gắn với mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Chú trọng sử dụng năng lượngmới, năng lượng tái tạo, vật liệu mới. Ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuốngcấp của môi trường tự nhiên do chủ quan con người, nhất là do các dự án pháttriển kinh tế gây ra. Bảo vệ môi trường tự nhiên vừa là nội dung, vừa là mụctiêu phát triển bền vững. Hạn chế, tiến tới khắc phục căn bản tình trạng hủy hoại,làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khucông nghiệp, khu đô thị. Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phục hồi môi trườngsau khai thác khoáng sản. Đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường tự nhiên với môitrường sống ở các khu công nghiệp, đô thị, dân cư. Phát triển kinh tế - xã hộiđi đôi với bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên. Tăng cườngphổ biến pháp luật và tuyên truyền trong xã hội về bảo vệ môi trường, bảo vệtài nguyên và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu. Tích cực hợp tác quốc tếtrong việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đến năm 2020, có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sửdụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ giatăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môitrường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiệnvới môi trường; về cơ bản, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránhthiên tai, giảm phát thải khí nhà kính.
Về quản lý tài nguyên
Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụngtài nguyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đẩy mạnh điều tra, đánhgiá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thực trạng và xu hướng diễn biến củacác nguồn tài nguyên quốc gia, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước,tài nguyên biển. Từng bước xác định, đánh giá các giá trị, thiết lập tài khoản,hạch toán trong nền kinh tế đối với các loại tài nguyên quốc gia. Quy hoạch, quảnlý và khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quốcgia. Hạn chế tối đa, từng bước tiến tới chấm dứt xuất khẩu khoáng sản thô và chỉqua chế biến sơ, thúc đẩy chế biến sâu. Đối với loại khoáng sản chiến lược đặcthù như than, dầu khí,... cần có chính sách cụ thể, cân đối giữa nhập khẩu vàxuất khẩu. Đổi mới công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng cơ sởdữ liệu về đất đai; thúc đẩy sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả; kếthợp bảo vệ diện tích, độ phì nhiêu của đất canh tác nông nghiệp. Quy hoạch khaithác, bảo vệ nguồn nước, tăng cường quản lý nguồn nước theo lưu vực sông; chủ độnghợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ nguồn nước xuyênquốc gia. Kiểm soát các hoạt động khai thác; đấu tranh, ngăn chặn tình trạngđánh bắt mang tính hủy diệt nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là vùng gầnbờ. Thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các nguyênliệu, nhiên liệu, vật liệu mới thay thế các nguồn tài nguyên truyền thống.
Về bảo vệ môi trường
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các chế tài đủ mạnhđể bảo vệ môi trường, ngăn chặn, xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạnggây ô nhiễm môi trường, tăng cường phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễmmôi trường. Ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tựnhiên. Hạn chế tiến tới khắc phục căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường của cáccơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu đô thị, làng nghề, các lưu vực sông, khôngđể phát sinh thêm những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đẩy mạnh xãhội hóa cùng với việc bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước đầu tư cho cáccông trình trọng điểm phục hồi môi trường dân sinh.
Về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu
Chủ động xây dựng, triển khai và kiểm tra, giám sát việc thựchiện các chương trình, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chốngthiên tai cho từng giai đoạn. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai,giám sát biến đổi khí hậu và tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ. Đầu tư thích đáng chocác công trình trọng điểm quốc gia, các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu.Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động phòng, chống, hạn chế tác động củatriều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng đối với vùng ven biển, nhấtlà vùng đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng, duyên hải miền Trung, trướchết là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau và các thành phố ven biểnkhác. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm mức phát thải khí nhà kính.
X- TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH, BẢO VỆ VỮNG CHẮC TỔ QUỐCVIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1- Tình hình
Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều phức tạp, chúngta vẫn giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Nhận thức về mục tiêu,yêu cầu bảo vệ Tổ quốc; về vị trí, vai trò của quốc phòng, an ninh trong tìnhhình mới; về quan hệ đối tác, đối tượng có bước phát triển. Chủ động, kiênquyết đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền, biển, đảo,vùng trời và giữ được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Chủ trương, giảipháp trong chiến lược quốc phòng, quân sự, chiến lược an ninh quốc gia, trật tự,an toàn xã hội tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện. Thế trận quốc phòng toàn dângắn kết chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân tiếp tục được tăng cường, củng cố,nhất là trên các địa bàn chiến lược quan trọng; sức mạnh về mọi mặt của Quân độinhân dân và Công an nhân dân được tăng cường. Kết hợp có hiệu quả giữa nhiệm vụxây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giữakinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Đấu tranh làm thất bại âm mưu"diễn biến hòa bình", hoạt động phá hoại, gây rối, bạo loạn lật đổ củacác thế lực thù địch; bước đầu đối phó có hiệu quả với mối đe dọa an ninh phitruyền thống, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm.
Tuy nhiên, nhận thức của một số cán bộ các cấp, cácngành về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới chưa thật đầy đủ, sâu sắc.Kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh trên mộtsố lĩnh vực, địa bàn có lúc, có nơi chưa chặt chẽ. Việc quán triệt và triểnkhai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, các nghị quyết của Đảng, pháp luật củaNhà nước về quốc phòng, an ninh của một số cấp ủy, chính quyền có nơi, có lúcchưa kiên quyết, triệt để; còn thiếu những giải pháp mang tính chiến lược, tổngthể. Cơ chế, chính sách, pháp luật về quốc phòng, an ninh chưa hoàn thiện.
2- Phương hướng, nhiệm vụ
Mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh là: Phát huy mạnhmẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị để bảo vệ vữngchắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng,Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệnền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninhquốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chínhtrị, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhànước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Côngan nhân dân là nòng cốt. Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng thếtrận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Chủ động đấutranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch;ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tộiphạm; sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống; bảo đảm anninh, an toàn thông tin, an ninh mạng. Kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, thốngnhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo,vùng trời của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để pháttriển bền vững đất nước. Giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháphòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, anninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng chiến lược,quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng vùng sâu, vùng xa,biên giới, biển, đảo. Khắc phục triệt để những sơ hở, thiếu sót trong việc kếthợp kinh tế và quốc phòng, an ninh tại các địa bàn, nhất là địa bàn chiến lược.Kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại; tăng cường hợp tác quốctế về quốc phòng, an ninh. Xây dựng "thế trận lòng dân", tạo nền tảngvững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân. Có kế sáchngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; chủ động phòng ngừa,phát hiện sớm và triệt tiêu các nhân tố bất lợi, nhất là các nhân tố bên trongcó thể gây ra đột biến. Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng,chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng,binh chủng, lực lượng quan trọng; vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổnghợp sức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nướcvà nhân dân. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cầntăng cường nguồn lực cho quốc phòng, an ninh. Đẩy mạnh phát triển công nghiệpquốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng; tăng cường nguồn lực, tạo cơ sở vậtchất - kỹ thuật hiện đại cho lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đápứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tích cực, chủ động chuẩn bị lựclượng đủ mạnh và các kế hoạch, phương án tác chiến cụ thể, khoa học, sẵn sàng bảovệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổquốc trong mọi tình huống. Nâng cao chất lượng công tác dự báo tình hình. Kiênquyết giữ vững ổn định chính trị, ổn định kinh tế - xã hội trong mọi tình huống.Xây dựng, củng cố đường biên giới trên bộ hòa bình, hữu nghị; nâng cao năng lựcthực thi pháp luật của các lực lượng làm nhiệm vụ ở biên giới, biển, đảo.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, anninh, phải tiếp tục giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọimặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân độinhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh công tác thôngtin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn Đảng, toàndân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của mỗi cán bộ, đảng viên và từng ngườidân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kếttoàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, lựclượng vũ trang làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Hoàn thiện hệ thốngpháp luật, cơ chế, chính sách về quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu lực, hiệuquả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
XI- NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI, CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCHCỰC HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1- Tình hình
Thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, trong thờigian qua, hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế của nước ta đã đạt được nhữngkết quả quan trọng. Môi trường hòa bình thuận lợi cho phát triển, độc lập, chủquyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ tiếp tục được giữ vững. Quan hệ đối ngoạiđược mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu. Quan hệ với các nước láng giềng vàcác nước trong ASEAN được củng cố. Đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đốitác toàn diện với nhiều đối tác quan trọng. Hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, gópphần quan trọng vào việc tăng cường nguồn lực cho phát triển, thực hiện côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chủ động, tích cực tham gia các công việcchung của cộng đồng quốc tế, các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế, nâng caovị thế của đất nước. Đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhândân được triển khai đồng bộ, có bước phát triển mới.
Nhận thức đúng về xu thế của thời đại và cục diện thế giới,khu vực, Đảng, Nhà nước đã có định hướng chỉ đạo và các chính sách đúng đắn, kịpthời trên cơ sở lợi ích quốc gia - dân tộc. Nhiều chủ trương, giải pháp xử lýcác vấn đề phức tạp, trong đó có vấn đề Biển Đông, đã tạo được sự đồng thuậncao trong toàn Đảng, toàn dân và được dư luận quốc tế ủng hộ.
Tuy nhiên, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế có mặtchưa chủ động và hiệu quả chưa cao. Chưa có giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để hạnchế các tác động tiêu cực trong quá trình đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Trong nhậnthức và chỉ đạo thực tiễn có lúc chưa theo kịp những chuyển biến mau lẹ, phức tạpcủa tình hình thế giới và khu vực. Sự phối hợp, kết hợp giữa các ngành, các địaphương còn thiếu chặt chẽ. Công tác nghiên cứu chiến lược, dự báo tình hình cònhạn chế.
2- Phương hướng, nhiệm vụ
Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơsở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thựchiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và pháttriển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cựchội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộngđồng quốc tế. Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, hoạt động đối ngoại nhằmphục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa cácnguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; bảo vệvững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảovệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tíncủa đất nước và góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiếnbộ xã hội trên thế giới.
Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa cácmối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu. Chủ động và tích cực đóng góp xây dựng, địnhhình các thể chế đa phương. Kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hànhđộng can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất,toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị của đất nước. Tiếp tụchoàn thành việc phân định biên giới trên bộ, thúc đẩy giải quyết các vấn đềtrên biển trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Công ước củaLiên hợp quốc về Luật Biển 1982 và quy tắc ứng xử của khu vực. Chú trọng pháttriển quan hệ hợp tác, hữu nghị, truyền thống với các nước láng giềng, thúc đẩyquan hệ với các đối tác lớn, đối tác quan trọng. Chủ động, tích cực và có tráchnhiệm cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng vững mạnh. Mở rộng, làm sâu sắchơn và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và ngoạigiao nhân dân.
Triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích cựchội nhập quốc tế. Bảo đảm hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và cả hệthống chính trị, đẩy mạnh hội nhập trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, gắn kếtchặt chẽ và thúc đẩy quá trình nâng cao sức mạnh tổng hợp, năng lực cạnh tranhcủa đất nước; hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khácphải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế; hội nhập là quá trình vừa hợp tác vừađấu tranh, chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi vào thếbị động, đối đầu.
Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủcác cam kết quốc tế, xây dựng và triển khai chiến lược tham gia các khu vực mậudịch tự do với các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng, ký kết và thực hiệnhiệu quả các hiệp định thương mại song phương, đa phương mới trong một kế hoạchtổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích của đất nước. Đẩy mạnh và làmsâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược và các nướclớn có vai trò quan trọng đối với phát triển và an ninh của đất nước, đưa khuônkhổ quan hệ đã xác lập vào thực chất. Chủ động tham gia và phát huy vai trò tạicác cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc. Chủ động, tích cựctham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh, trong đó có việc tham giacác hoạt động hợp tác ở mức cao hơn như hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợpquốc, diễn tập chung và các hoạt động khác. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế tronglĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và các lĩnhvực khác.
Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tham mưuvề đối ngoại; đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền đối ngoại; chăm lo đàotạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại; bồi dưỡng kiến thức đốingoại cho cán bộ chủ chốt các cấp.
Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tậptrung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt độngđối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giaochính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốcphòng, an ninh.
XII- PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
1- Tình hình
Khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được mở rộng, củng cốvà tăng cường trong bối cảnh đất nước có nhiều khó khăn, thách thức.
Mặt trận Tổquốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có nhiều đổi mới cả về nội dung vàphương thức hoạt động; phát huy ngày càng tốt hơn vai trò tập hợp, xây dựng khốiđại đoàn kết toàn dân tộc; cùng Đảng, Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp, chính đáng của nhân dân; tham gia xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quảnlý xã hội, góp phần tích cực vào những thành tựu chung của đất nước.
Đạt được kếtquả trên là do Đảng và Nhà nước luôn chủ trương nhất quán, phát huy cao độ sứcmạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tuy nhiên, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa đượcphát huy đầy đủ, có lúc, có nơi chưa phát huy được vai trò, sức mạnh của nhândân. Chưa đánh giá và dự báo chính xác những diễn biến, thay đổi cơ cấu xã hội,tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để có chủ trương phù hợp.
Chủtrương, quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, về quyền và lợi ích hợppháp của các giai cấp, tầng lớp nhân dân chưa được kịp thời thể chế hóa, hoặcđã thể chế hóa nhưng chưa được thực hiện nghiêm túc. Hoạt động của Mặt trận Tổquốc và các đoàn thể nhân dân có lúc, có nơi chưa sâu sát các tầng lớp nhân dânvà cơ sở, còn có biểu hiện hành chính hóa, chưa thiết thực, hiệu quả.
Những hạnchế, khuyết điểm đó là do: Một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức chưa thật sựtôn trọng, lắng nghe ý kiến để giải quyết kịp thời, có hiệu quả những yêu cầu,nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đểthể chế hóa đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng về Mặt trận Tổ quốc vàcác đoàn thể nhân dân còn thiếu và chưa đồng bộ.
2- Phương hướng, nhiệm vụ
Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạngViệt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp côngnhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo.
Phát huy mạnhmẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổquốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất,toàn vẹn lãnh thổ, "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh" làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợiích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhânnghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam, tăng cường quan hệmáu thịt của nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kếttoàn dân tộc.
Tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa các quan điểm, đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện và thựchiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát huy vai trò của nhân dân trong việcquyết định những vấn đề lớn của đất nước; khắc phục những hạn chế, bảo đảm tácdụng, hiệu quả thực chất hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổquốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hàihòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân, bảo đảm mỗi người dân đều được thụ hưởng những thành quả củacông cuộc đổi mới. Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựngkhối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Các cấp ủy đảng và chính quyền phải thườngxuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn,vướng mắc và yêu cầu chính đáng của nhân dân; tin dân, tôn trọng, lắng nghe nhữngý kiến khác; có hình thức, cơ chế, biện pháp cụ thể, thích hợp để nhân dân bàytỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua Mặt trậnTổ quốc và các đoàn thể nhân dân; trân trọng, tôn vinh những đóng góp, cống hiếncủa nhân dân.
Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giaicấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị,trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luậtlao động của công nhân; bảo đảm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiệnlàm việc, nhà ở cho công nhân; sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về tiềnlương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,... để bảo vệ quyềnlợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân.
Xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân, chủthể của quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ, khuyếnkhích nông dân học nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, tiếp nhận và ứng dụng tiếnbộ khoa học - công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân chuyển sang làmcông nghiệp và dịch vụ.
Nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, mở rộngvà nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ cơ bản về điện, nước sạch, y tế,giáo dục, thông tin..., cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; thựchiện có hiệu quả, bền vững công cuộc xoá đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp.
Xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh,có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Tôn trọng và phát huy tựdo tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo. Trọng dụng trí thức trên cơ sởđánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến.
Bảo vệ quyền sở hữu trítuệ, đãi ngộ và tôn vinh xứng đáng những cống hiến của trí thức. Có cơ chế,chính sách đặc biệt để thu hút nhân tài của đất nước. Coi trọng vai trò tư vấn,phản biện, giám định xã hội của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong việc hoạchđịnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và cácdự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Xây dựng, phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh,có trình độ quản lý, kinh doanh giỏi, có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xãhội cao. Phát huy tiềm năng và vai trò tích cực, sáng tạo của đội ngũ doanhnhân. Có cơ chế, chính sách bảo đảm quyền lợi của đội ngũ doanh nhân. Tôn vinhnhững doanh nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục chính trị, tư tưởng,lý tưởng, truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, xây dựng đạo đức, lối sốnglành mạnh cho thế hệ trẻ. Có cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiệnhọc tập, nghiên cứu, lao động, giải trí, phát triển trí tuệ, thể lực cho thế hệtrẻ.
Khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, xung kích,sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại. Phát huy vai trò của thế hệ trẻtrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thu hút rộng rãi thanh niên, thiếuniên và nhi đồng tham gia các tổ chức do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minhlàm nòng cốt và phụ trách.
Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụnữ. Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các luật pháp, chính sách đối vớilao động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm củamình. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và xử lý nghiêm minh theopháp luật các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại nhân phẩm phụ nữ.
Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách tạo điều kiện, đồng thờiđộng viên cựu chiến binh tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng,Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giúp nhau làm kinh tế, cải thiệnđời sống, tích cực tham gia giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ; tích cực tham gia đấu tranh phòng, chốngquan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm và các tệ nạn xã hội; góp phần xây dựngvà củng cố cơ sở chính trị, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Quan tâm chăm sóc sức khoẻ, tạo điều kiện để người caotuổi hưởng thụ văn hóa, tiếp cận thông tin, sống vui, sống khoẻ, sống hạnhphúc. Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, học tập của người cao tuổitrong xã hội và gia đình. Tiếp tục xây dựng gia đình "ông bà, cha mẹ mẫu mực,con cháu thảo hiền, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêunhau"; giúp đỡ người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa.
Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sựnghiệp cách mạng của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tạochuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội vùng dân tộc thiểusố, nhất là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây duyên hải miền Trung.
Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm loxây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. Tăng cường kiểm tra, giám sát,đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhànước ở các cấp. Chống kỳ thị dân tộc; nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ,phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng,tôn giáo, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo.Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương,điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của phápluật.
Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợidụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặcnhững hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật.
Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách để hỗ trợ, giúp đỡ đồngbào định cư ở nước ngoài ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, góp phầntăng cường hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước; được bảo hộtính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng; tạo điều kiện để đồng bàogiữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; có cơ chế, chính sách thu hút đồngbào hướng về Tổ quốc, đóng góp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Tiếp tục tăng cường củng cố tổ chức, đổi mới nội dung,phương thức hoạt động củaMặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Mặt trận Tổquốc đóng vai trò nòng cốt trong tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàndân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát và phản biệnxã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động ngoại giao nhân dân góp phầnxây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
XIII- PHÁT HUY DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, BẢO ĐẢM THỰC HIỆNQUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN
1- Tình hình
Đảng và Nhà nước tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách,pháp luật nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làmchủ của nhân dân.
Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đượcxác định đầy đủ hơn trong Hiến pháp năm 2013 và trong hệ thống pháp luật. Khẳngđịnh rõ các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, vănhóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và phápluật; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm đối với xã hội.
Ý thức vềquyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của nhândân, ý thức về dân chủ trong xã hội được nâng lên. Việc thực hiện Quy chế dânchủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn có tiến bộ.
Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn trong cáclĩnh vực của đời sống xã hội bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nhấtlà trong lĩnh vực chính trị và kinh tế. Nhiều cấp ủy đảng, chính quyền đã lắngnghe, tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, tôn trọng các loại ý kiếnkhác nhau.
Coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện củacon người, bảo vệ và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người,tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta ký kết.
Đạt được kết quả trên là do Đảng và Nhà nước coi trọngviệc đề ra và tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật,quy chế, quy định mới nhằm phát huy hơn nữa dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảmquyền làm chủ của nhân dân.
Hiến pháp năm 2013 quy định rõ: Nhà nước bảo đảm vàphát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảmquyền con người, quyền công dân.
Tuy nhiên, nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ,đảng viên và nhân dân còn hạn chế. Tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữadân chủ và kỷ cương pháp luật trong xây dựng và thực hiện dân chủ còn tồn tại ởnhiều nơi.
Quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm.Có lúc, có nơi, việc thực hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức; cótình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnhhưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên do nhiều nguyên nhân: Hệthống pháp luật, cơ chế, quy chế, tổ chức và các điều kiện để thực thi dân chủ,quyền làm chủ của nhân dân còn thiếu và chưa đồng bộ. Không ít cấp ủy đảng, cơquan nhà nước, cán bộ, đảng viên chưa là tấm gương về phát huy dân chủ trong xãhội.
2- Phương hướng, nhiệm vụ
Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cảquyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước đều xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi íchchính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến.
Dân chủ phải được thựchiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm đểnhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liênquan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân, từ nêu sáng kiến, tham gia thảo luận,tranh luận đến giám sát quá trình thực hiện. Tập trung xây dựng những văn bảnpháp luật liên quan trực tiếp đến quyền làm chủ của nhân dân.
Cụ thể hoá và nâng cao chất lượng các hình thức thực hiệndân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Thực hiện quyền con người, quyền vànghĩa vụ cơ bản của công dân, theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013; gắn quyềnvới trách nhiệm, nghĩa vụ, đề cao đạo đức xã hội. Tiếp tục thực hiện tốt Quy chếdân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Đảng vàNhà nước có cơ chế, chính sách bảo vệ và bảo đảm thực hiện tốt quyền con người,quyền công dân.
Thể chế hóa và thực hiện tốt phương châm "Dân biết, dânbàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát".
Để thực hiện dân chủ trong xã hội, trước hết phải bảo đảmphát huy dân chủ trong Đảng là hạt nhân để phát huy đầy đủ dân chủ trongxã hội. Đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vaitrò chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Tổ chứcthực hiện tốt Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và cáctổ chức chính trị - xã hội; Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc, các tổ chứcchính trị - xã hội và nhân dân góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Quy địnhvề giám sát đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý vàcác quy định, quy chế khác.
Phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế, đềcao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương và đề cao đạo đức xã hội.Phê phán những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức. Xử lý nghiêm nhữnghành vi lợi dụng dân chủ để làm mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hộivà những hành vi vi phạm quyền dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân.
XIV- HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1- Tình hình
Quan điểm và thể chế về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩađược bổ sung, hoàn thiện một bước quan trọng và cơ bản. Nhận thức của các cấp,các ngành, của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân có bước phát triển.
Hiếnpháp năm 2013 đã khẳng định: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhândân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liênminh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước được quy định đầy đủhơn trong Hiến pháp năm 2013: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phâncông, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện cácquyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và cơchế hoạt động của tổ chức bộ máy nhà nước được xác định rõ hơn và có những bướctiến trong hoạt động.
Vai trò của pháp luật trong tổ chức và hoạt động của Nhànước, trong quản lý xã hội ngày càng được đề cao. Cơ chế phân công, phối hợpvà kiểm soát quyền lực trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước được xác định rõhơn và trong tổ chức thực hiện đã có những bước tiến nhất định.
Quốc hội có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động. Hệthống pháp luật tiếp tục được hoàn thiện. Hoạt động giám sát của Quốc hội đã tậptrung vào những vấn đề bức thiết, quan trọng nhất của đất nước.
Việc thảo luận,quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước,các dự án, công trình trọng điểm quốc gia có chất lượng và thực chất hơn. Ủyban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội có nhiều đổimới về nội dung, phương pháp công tác; trách nhiệm các đại biểu Quốc hội đượcnâng cao hơn.
Quản lý, điều hành của Chính phủ, các bộ tập trung hơn vàoquản lý vĩ mô và năng động giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng. Cải cáchhành chính tiếp tục được chú trọng và đạt kết quả tích cực bước đầu. Tổ chứcthí điểm đổi mới về tổ chức chính quyền địa phương (không tổ chức Hội đồng nhândân quận, huyện, phường, chính quyền đô thị) được tập trung chỉ đạo và tổng kết,rút kinh nghiệm.
Nhiều chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp đượcthể chế trong Hiến pháp, pháp luật và được triển khai thực hiện nghiêm túc, đạtkết quả quan trọng. Tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân,các cơ quan bổ trợ tư pháp tiếp tục được kiện toàn; chất lượng hoạt động có tiếnbộ, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, hạn chế tìnhtrạng oan, sai.
Tuy nhiên, chưa chế định rõ, đồng bộ, hiệu quả cơ chếphân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở các cấp. Tổ chức bộ máyvà cơ chế hoạt động của các thiết chế cơ bản trong bộ máy nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, hệ thống tư pháp cònnhững điểm chưa thực sự hợp lý, hiệu lực, hiệu quả.
Chưa khắc phục được sự chồngchéo, vướng mắc về chức năng, nhiệm vụ giữa các thiết chế, làm ảnh hưởng tới sựthống nhất quyền lực nhà nước và hiệu quả hoạt động của Nhà nước.
Hệ thống phápluật còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, nhiều nội dung chưa đáp ứng yêu cầu xây dựngNhà nước pháp quyền; tính công khai, minh bạch, khả thi, ổn định còn hạn chế. Kỷcương, kỷ luật trong quản lý nhà nước, thực thi công vụ còn nhiều yếu kém.
Cảicách hành chính còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu; thủ tục hành chínhcòn phức tạp, phiền hà, đang là rào cản lớn đối với việc tạo lập môi trường xãhội, môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, hiệu quả cho sự phát triển.
Tổchức và hoạt động của chính quyền địa phương chậm đổi mới; hiệu lực, hiệu quả ởnhiều nơi chưa cao. Tính dân chủ và pháp quyền, trách nhiệm giải trình của cáccấp chính quyền chưa được quy định rõ ràng.
Việc triển khai một số nhiệm vụ cảicách tư pháp còn chậm; vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, oan, sai, tồnđọng án, bỏ lọt tội phạm. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong cáccơ quan nhà nước, trong đội ngũ cán bộ, công chức chưa đạt yêu cầu đề ra. Thamnhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng.
Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên do nhiều nguyên nhân,trong đó nổi bật là: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là vấn đề mớiđối với nước ta. Sự phân định giữa vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò quảnlý, điều hành của Nhà nước còn những nội dung chưa rõ; phương thức và cơ chếlãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ở các cấp còn nhiều điểm chưa được chế địnhrõ và phù hợp với nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền.
2- Phương hướng, nhiệm vụ
Tiếp tục xác định xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị
Trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phải thực hiện dânchủ, tuân thủ các nguyên tắc pháp quyền và phải tạo ra sự chuyển biến tích cực,đạt kết quả cao hơn. Xây dựng Nhà nước pháp quyền phải tiến hành đồng bộ cả lậppháp, hành pháp, tư pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới kinh tế.
Hoàn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương thức và cơchế vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa
Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Nhànước theo quy định của Hiến pháp năm 2013, đáp ứng các đòi hỏi của Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Nhà nước được tổ chức và hoạt độngtheo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thựchiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Phân định rõ hơn vai trò và hoàn thiện cơ chếgiải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.
Lãnh đạo việc đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thựchiện hệ thống pháp luật theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp năm2013. Bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là côngcụ để nhân dân kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước. Quản lý đất nước theopháp luật, đồng thời coi trọng xây dựng nền tảng đạo đức xã hội.
Xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp thực thi quyền lựcnhà nước, nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việcthực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở quyền lực nhà nướclà thống nhất; xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của mỗi quyền.
Đồng thời,quy định rõ hơn cơ chế phối hợp trong việc thực hiện và kiểm soát các quyền ởcác cấp chính quyền. Tiếp tục phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm giữa cáccơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địaphương.
Hoàn thiện tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt độngcủa bộ máy nhà nước
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hộithực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nướccao nhất. Quốc hội thực hiện tốt chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quantrọng của đất nước và giám sát tối cao, nhất là đối với việc quản lý, sử dụngcác nguồn lực của đất nước.
Tổ chức thực hiện tốt Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểuHội đồng nhân dân, bảo đảm cơ cấu, nâng cao chất lượng đại biểu, tăng số lượngđại biểu chuyên trách một cách hợp lý.
Hoàn thiện cơ chế để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động,nhất là hoạt động lập pháp của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, cơ chế giám sát,đánh giá đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Tăng cườnghơn nữa sự gắn kết giữa giám sát của Quốc hội với kiểm tra, giám sát của Đảng,Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của nhân dân.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức Chính phủ, xác định rõ hơn chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất,thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chínhnhà nước theo hướng xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp,năng động, phục vụ nhân dân, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Hoàn thiện thể chếhành chính dân chủ - pháp quyền, quy định trách nhiệm và cơ chế giải trình củacác cơ quan nhà nước; giảm mạnh và bãi bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hàcho người dân và doanh nghiệp.
Đề cao trách nhiệm và đạo đức công vụ, trách nhiệmxã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công vụ của cán bộ,công chức; đẩy nhanh việc áp dụng chính phủ điện tử.
Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tưpháp, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệcông lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợiích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.Phân định rành mạch thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tưpháp trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp.
Tổ chức Tòa án theo cấp thẩm quyền xét xử; bảo đảm nguyên tắcđộc lập, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, bảo đảm quyền bào chữa của bị can,bị cáo, của đương sự.
Viện Kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sáthoạt động tư pháp và được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án; tăngcường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra.
Kiện toàn tổ chức cơ quan điều tra, xác định rõ chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan điềutra.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của luật sư và các tổchức bổ trợ tư pháp.
Về chính quyền địa phương: Trên cơ sở bảo đảm tính thốngnhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính quốc gia, xác định rõthẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước của mỗi cấp chính quyền địa phương.
Việchoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương gắn kếthữu cơ với đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chứcchính trị - xã hội ở các cấp. Hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phươngphù hợp với đặc điểm ở nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tếđặc biệt theo luật định.
Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
Đảng tập trung lãnh đạo về đường lối, chủ trương, xây dựngtiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế, chính sách cụ thể. Đẩy mạnh dân chủ hóa công táccán bộ, quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi tổ chức, mỗi cấp trong xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ,năng lực chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.
Thực hiện thíđiểm dân trực tiếp bầu một số chức danh ở cơ sở và ở cấp huyện; mở rộng đối tượngthi tuyển chức danh cán bộ quản lý. Hoàn thiện tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểmtra, giám sát, kiểm soát việc thực thi công vụ; xác định rõ quyền hạn, tráchnhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách đối với cán bộ, công chứctheo hướng khuyến khích cán bộ, công chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệpvụ, đạo đức công vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ; khắc phục chế độ đãi ngộ theo kiểu"bình quân".
Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thựchành tiết kiệm trong các cơ quan nhà nước và trong đội ngũ cán bộ, công chức.
XV- XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH, NÂNG CAO NĂNG LỰCLÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG
1- Tình hình
Cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về côngtác xây dựng Đảng,Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đãthảo luận và thống nhất rất cao việc ban hành Nghị quyết "Một số vấn đề cấpbách về xây dựng Đảng hiện nay" (sẽ có báo cáo chuyên đề việc thực hiệnNghị quyết Trung ương 4 khoá XI gửi đại biểu Đại hội XII).
Nhìn chung, các cấp ủy, tổ chức đảng từ Trung ương đếncơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ và giảipháp được đề ra trong Nghị quyết Trung ương 4. Quá trình thực hiện Nghịquyết Trung ương 4 đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, gópphần siết lại kỷ luật, kỷ cương, có tác dụng cảnh báo, răn đe, cảnh tỉnh vàngăn chặn các hành vi tiêu cực, tạo tiền đề đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng,đưa tự phê bình và phê bình trở thành công việc thường xuyên trong Đảng.
Độingũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã chú trọng nâng cao tinh thần trách nhiệm,năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn, đổi mới lề lối làm việc; nghiêm khắc vớimình hơn, giữ gìn đạo đức, lối sống; bước đầu tự sửa chữa khuyết điểm, tự điềuchỉnh hành vi và các hoạt động trong công tác và trong cuộc sống của mình, củagia đình, vợ con và người thân.
Đã nhận dạng rõ hơn, sâu sắc hơn, cảnh báo và bước đầu ngănchặn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trongcán bộ, đảng viên. Bước đầu kiềm chế, ngăn chặn tình trạng tham nhũng, lãngphí.
Một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đã được tập trung chỉ đạođiều tra, xét xử nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật, được cán bộ, đảngviên và nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ.
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồidưỡng, luân chuyển cán bộ được đẩy mạnh hơn. Quá trình triển khai thực hiện Nghịquyết Trung ương 4 đã có tác động thúc đẩy đất nước vượt qua khó khăn, giữ vữngổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin trong Đảng và nhândân.
Đạt được kết quả nói trên là do Nghị quyết Trung ương 4 khoáXI là chủ trương đúng đắn và kịp thời, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; đã được BộChính trị, Ban Bí thư và cấp ủy, tổ chức đảng các cấp tập trung chỉ đạo thực hiệnvới quyết tâm chính trị cao, chặt chẽ, cán bộ, đảng viên đồng tình, thống nhấtcao và thực hiện nghiêm túc.
Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 chưa đạt kếtquả như mong đợi.Trong quá trình chuẩn bị kiểm điểm, nhiều cấp ủy, tổ chức đảngvà tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị góp ý cho cấp trên (nhất là cho cá nhân),chất lượng còn hạn chế.
Một số đồng chí chưa nhìn nhận đúng mức khuyết điểm vàtrách nhiệm của mình trước những hạn chế, khuyết điểm trong lĩnh vực được giaophụ trách. Nhìn chung, khuyết điểm khá phổ biến là tình trạng nể nang, nétránh, ngại va chạm.
Trên một số vấn đề, qua kiểm điểm của cấp ủy, tổ chức đảngcác cấp từ Trung ương đến cơ sở vẫn chưa làm rõ thực chất, mức độ nghiêm trọngcủa tình hình, xảy ra ở đâu, ai chịu trách nhiệm, như: tình trạng suy thoái tưtưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tình trạng chạy chức, chạy tội, lợi íchnhóm... Một số quy định, quy chế để triển khai thực hiện Nghị quyết chậm đượcban hành, một số vụ việc phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân chậm được xemxét, xử lý.
Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của mộtbộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên bước đầu được ngăn chặn, nhưng chưa bị đẩylùi. Công tác thông tin, tuyên truyền về thực hiện Nghị quyết có lúc, có nơichưa đầy đủ, kịp thời, chưa định hướng được dư luận.
Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên chủ yếu là do các vấn đềcấp bách về xây dựng Đảng hiện nay là những vấn đề quan trọng, khó và đã kéodài nhiều nhiệm kỳ, chưa có những giải pháp đủ mạnh phù hợp để khắc phục, giảiquyết.
Đánh giá chung, công tác xây dựng Đảng 5 năm qua đã đạt đượcnhững kết quả quan trọng:
Công tác xây dựng Đảng về chính trị trước tình hình mới tiếptục được coi trọng. Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiênđịnh mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới;chống giáo điều, bảo thủ, trì trệ hoặc chủ quan, nóng vội.
Coi trọng giữ vững bảnchất giai cấp công nhân và các nguyên tắc hoạt động của Đảng. Năng lực hoạch địnhđường lối, chính sách có bước tiến bộ.
Chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận có bước đượcnâng lên. Công tác tư tưởng được coi trọng và tăng cường, góp phần tạo sự thốngnhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.
Tích cực đấu tranh với hoạt động"diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch; chủ động phòng ngừa, đấutranh phê phán, ngăn chặn những biểu hiện "tự diễn biến", "tựchuyển hóa" trong nội bộ. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luậnđược đẩy mạnh hơn.
Trong nhiệm kỳ đã tiến hành tổng kết 20 năm thực hiện Hiếnpháp năm 1992; tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới vàtổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá VII vềcông tác lý luận,...
Coi trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủnghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên. Việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của BộChính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đạt kết quả bướcđầu quan trọng.
Tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốcvà các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục được sắp xếp, kiện toàn theo yêu cầunhiệm vụ mới.
Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của các tổ chức trong hệthống chính trị được phân định, điều chỉnh phù hợp hơn.
Chỉ đạo việc thực hiệnthí điểm một số mô hình đổi mới về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương.
Chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị từng bướcđược nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Công tác xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức cơ sở đảng, việcphát triển và nâng cao chất lượng đảng viên đã được các cấp ủy, tổ chức đảngtập trung chỉ đạo thực hiện, nhất là đối với những tổ chức cơ sở đảng yếu kém,có nhiều khó khăn, những địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới;thu hẹp đáng kể tình trạng chi bộ sinh hoạt ghép hoặc chưa có chi bộ ở cácthôn, ấp, bản, làng.
Số đảng viên mới kết nạp là đoàn viên thanh niên Cộng sảnHồ Chí Minh, nữ, trí thức, học sinh, sinh viên, dân tộc thiểu số, tôn giáo, ngườilao động trong các thành phần kinh tế và chủ doanh nghiệp tư nhân tăng hơn so vớikhóa trước. Tuổi bình quân kết nạp Đảng trong nhiệm kỳ này trẻ hơn so với trước.
Nhiều chủ trương, nguyên tắc, quan điểm, giải pháp lớn vềcông tác cán bộ được thể chế, cụ thể hóa bằng quy chế, quy định, quy trình bảođảm dân chủ, chặt chẽ hơn.
Thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ, trọng tâmlà đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, được dư luận đồng tình, có tác dụng,hiệu quả. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ vềcơ bản đã thực hiện theo quy hoạch.
Tiến hành xây dựng quy hoạch Ban Chấp hànhTrung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh chủ chốt của Đảng, Nhà nước.Quy định và thực hiện chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới đối với cán bộlãnh đạo, quản lý các cấp và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo chức danh có tác dụngtốt. Việc thực hiện chính sách cán bộ trong hệ thống chính trị tiếp tục đượcquan tâm.
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được các cấp ủy, tổ chức đảngquan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đạt nhiều kết quả, góp phần xây dựng, bảovệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo đảm an ninh chính trị.
Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng được tăng cường,có hiệu lực, hiệu quả hơn, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tácxây dựng Đảng; tham mưu, đề xuất, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bảncủa Đảng đồng bộ, phù hợp. Tiếp tục quan tâm củng cố, kiện toàn ủy ban kiểmtra, cơ quan ủy ban kiểm tra và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra cáccấp.
Đảng và Nhà nước đã thể hiện quyết tâm chính trị trong côngtác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nhận thức về đấu tranh phòng,chống tham nhũng, lãng phí được nâng lên trong các cấp ủy, các ngành, các cấp,các tổ chức trong hệ thống chính trị, trong cán bộ, đảng viên, công chức, viênchức và nhân dân.
Tiếp tục ban hành các quy định của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước; tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo và các đơn vị chuyên tráchphòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng đặc biệtnghiêm trọng, phức tạp được phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm minh, được dư luậnđồng tình, ủng hộ, tạo sức mạnh răn đe, phòng ngừa tham nhũng.
Công tác dân vận được quan tâm và có bước đổi mới cùng vớiviệc ban hành, thực hiện nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế,bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo; nâng cao đời sống vật chất, tinhthần của nhân dân.
Áp dụng nhiều hình thức vận động, tập hợp nhân dân thực hiệncác chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tích cực thamgia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cácphong trào thi đua yêu nước, các hoạt động ngoại giao nhân dân và công tác vậnđộng người Việt Nam ở nước ngoài.
Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị tiếptục được đổi mới. Đã ban hành nhiều quy chế, quy định, quy trình công tác để thựchiện, bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò,tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị,nhất là vai trò của Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc.
Việc đổi mới phong cách, lề lốilàm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương tới cơ sở có bước tiếnbộ. Thực hiện chế độ tập thể lãnh đạo đi đôi với phát huy tính chủ động, sáng tạovà trách nhiệm của cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Coi trọngviệc phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đảng, đảng viên, cấp ủy viênhoạt động trong các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội; nói đi đôi với làm.
Có những đổi mới trong việc ra nghị quyết, coi trọngviệc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kếtviệc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Tiếp tục cải cách thủ tục hànhchính trong Đảng theo hướng giảm bớt thủ tục, giấy tờ, hội họp.
Với những kết quả quan trọng nêu trên, Đảng ta giữ vững đượcbản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học, kiên định mục tiêu, lý tưởngđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định đường lối đổi mới. Đảng ta xứngđáng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Đạt được những kết quả đó là do Đảng ta luôn xác định nhiệmvụ xây dựng Đảng là then chốt; đa số cán bộ, đảng viên có quan điểm, lập trườngtư tưởng vững vàng, giữ vững phẩm chất đạo đức, vai trò tiên phong, gương mẫutrong thực hiện chức trách, nhiệm vụ; thu hút sự tham gia của hệ thống chính trịvà nhân dân vào việc chỉnh đốn, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng trong 5 năm qua còn nhiềuhạn chế, khuyết điểm :
Dự báo, hoạch định, lãnh đạo tổ chức thực hiện chính sách củaĐảng, Nhà nước còn nhiều hạn chế. Việc thể chế hóa, xây dựng chương trìnhhành động và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận củaĐảng chưa kịp thời, đồng bộ, cụ thể và hiệu quả chưa cao.
Năng lực lãnh đạo vàsức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp, thậm chí có nơi mất sức chiếnđấu; công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên ở một số nơi chưa đượcquan tâm thường xuyên, sinh hoạt đảng chất lượng chưa cao, tự phê bình và phêbình yếu.
Chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận chưa cao.Chậm khắc phục có hiệu quả những hạn chế của công tác tư tưởng như thiếu sắcbén, chưa thuyết phục. Đấu tranh chống âm mưu, hoạt động "diễn biến hòabình" của các thế lực thù địch, phòng, chống "tự diễn biến","tự chuyển hóa" còn bị động, hiệu quả chưa cao.
Công tác tổng kết thựctiễn, nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. Hệ thống,chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị còn nhiều bất hợp lý. Phươngpháp giảng dạy, học tập lý luận chính trị còn lạc hậu.
Việc triển khai thực hiện nội dung các nghị quyết, chỉthị, chủ trương, chính sách của Đảng về rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống,nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ, đảng viên chưa thực sự tích cực, đồng bộ,thường xuyên, một số nơi thực hiện chưa nghiêm túc.
Việc học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh chưa đều, chưa đi vào chiều sâu ở nhiều ngành, địaphương, cơ quan, đơn vị; một số nơi thực hiện còn mang tính hình thức.
Tổ chức bộ máy của Đảng và toàn hệ thống chính trị còn cồngkềnh, nhiều tầng nấc; chức năng, nhiệm vụ ở một số tổ chức còn chồng chéo; hiệulực, hiệu quả hoạt động của nhiều tổ chức trong hệ thống chính trị chưa đáp ứngđược yêu cầu nhiệm vụ; thẩm quyền, trách nhiệm của cán bộ, công chức, nhất làtrách nhiệm của người đứng đầu chưa rõ. Mô hình tổ chức đảng ở một số lĩnh vựcchưa thật hợp lý, nhất là ở các tập đoàn, tổng công ty,...
Việc kiện toàn tổ chức, bộ máy các cơ quan, tổ chức nhà nước,các tổ chức chính trị - xã hội gắn với tinh giản biên chế, nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ, công chức kết quả còn thấp.
Số lượng cán bộ, công chức không nhữngkhông giảm mà lại tăng, nhất là ở các đơn vị sự nghiệp công lập và công chức,cán bộ chuyên trách, không chuyên trách xã, phường, thị trấn. Việc đổi mới côngtác cán bộ chưa có đột phá lớn.
Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu nhất qua nhiềunhiệm kỳ nhưng chưa có những tiêu chí cụ thể và giải pháp khoa học để khắc phục.
Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp... chưa được ngănchặn, đẩy lùi. Đội ngũ cán bộ cấp Trung ương, cấp chiến lược chưa được tậptrung xây dựng. Chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ thammưu, tư vấn cấp chiến lược. Công tác quy hoạch ở một số nơi còn khép kín, chưabảo đảm sự liên thông, gắn kết.
Tỉ lệ cán bộ lãnh đạo và cấp ủy là người dân tộcthiểu số, cán bộ nữ, cán bộ trẻ, việc luân chuyển bố trí một số chức danh cán bộlãnh đạo không là người địa phương thực hiện chưa đạt yêu cầu. Những hạn chế,khuyết điểm trong công tác cán bộ là một trong những điểm yếu, cản trở sự pháttriển.
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ có mặt còn hạn chế.Chưa nắm và giải quyết tốt vấn đề chính trị hiện nay, trong khi những biểu hiện "tựdiễn biến", "tự chuyển hóa" có xu hướng diễn biến phức tạp trongĐảng, trong hệ thống chính trị và trong xã hội.
Không ít cán bộ, đảng viên cónhững biểu hiện dao động, mất phương hướng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng,về mục tiêu, lý tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đã xuấthiện những việc làm và phát ngôn vô nguyên tắc, trái với Cương lĩnh, đường lối,Điều lệ Đảng ở một số cán bộ, đảng viên.
Chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và xử lý tổchức đảng và đảng viên vi phạm chưa cao, chưa đủ sức góp phần ngăn chặn, đẩylùi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong nội bộ Đảng.
Nhiều khuyết điểm, sai phạmcủa tổ chức đảng, đảng viên chậm được phát hiện, kiểm tra, xử lý, hoặc xử lýkéo dài, nên kỷ cương, kỷ luật ở một số nơi chưa nghiêm; chưa phát huy đầy đủvai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị và của nhân dântrong công tác kiểm tra, giám sát.
Công tác dân vận còn nhiều mặt hạn chế. Việc xây dựng,nhất là triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vậncòn chưa kịp thời, kém hiệu quả; chưa đánh giá và dự báo chính xác những diễnbiến, thay đổi cơ cấu xã hội, thành phần dân cư, tâm tư, nguyện vọng của các tầnglớp nhân dân,... để có chủ trương, chính sách và biện pháp phù hợp.
Nhiều cấp ủy đảng, chính quyền các cấp chưa thực hiện tốt vaitrò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng,lãng phí; chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, củanhân dân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Công tác phòng, chống thamnhũng, lãng phí chưa đạt mục tiêu, yêu cầu.
Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêmtrọng, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnhvực, ở nhiều cấp, nhiều ngành, làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gâybức xúc trong dư luận, là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo củaĐảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe doạ sự tồn vong của chế độ.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặttrận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội còn chậm, nhất là việc cụ thểhóa phương thức lãnh đạo của Đảng đã được xác định trong Cương lĩnh (bổ sung,phát triển năm 2011); phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước có những nộidung còn lúng túng. Chưa xác định rõ nội dung và phương thức cầm quyền.
Chưa thậtsự phát huy vai trò của các tổ chức đảng, đảng viên, cấp ủy viên hoạt độngtrong các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội;một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu trước nhân dân.
Chưa khắc phục đượctình trạng ban hành nhiều nghị quyết; có một số nội dung thiếu tính khả thi,chưa tính kỹ nguồn lực và điều kiện thực hiện.
Chưa thật tập trung lãnh đạo, chỉđạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghịquyết; một số nghị quyết chậm đi vào cuộc sống. Còn có biểu hiện quan liêu, cửaquyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở. Tình trạng nói không đi đôi vớilàm, nói nhiều làm ít chậm được khắc phục.
Những hạn chế, khuyết điểm trên đây làm cho Đảng ta chưa thậtsự trong sạch, vững mạnh, làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đốivới Đảng, Nhà nước và chế độ.
Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm là do xây dựng Đảngcầm quyền trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế làvấn đề mới và khó, phải vừa làm, vừa tìm tòi, tổng kết rút kinh nghiệm đểđổi mới, hoàn thiện. Chậm đổi mới tư duy về công tác xây dựng Đảng trong điềukiện mới.
Nhận thức chưa đầy đủ và sâu sắc, có mặt chưa rõ, chưa thống nhất mộtsố vấn đề quan trọng ở tầm quan điểm, chủ trương.
Chưa thật sự phát huy dân chủtrong Đảng, phát huy vai trò giám sát, tham gia của nhân dân vào công tác xây dựngĐảng.
Việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương về xây dựng Đảng chưanghiêm, còn thiếu các biện pháp cụ thể, khả thi. Nhiều cấp ủy đảng và bí thư cấpủy chưa đầu tư đúng mức thời gian, công sức cho công tác xây dựng Đảng. Lãnh đạo,chỉ đạo, kiện toàn tổ chức, đổi mới công tác cán bộ thiếu đồng bộ, kiên quyết,hiệu quả thấp.
2- Phương hướng, nhiệm vụ
Đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là kiênquyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI. Các cấpủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cá nhân cán bộ lãnh đạo,quản lý các cấp từ Trung ương đến cơ sở nghiêm túc, tự giác và có kế hoạch, biệnpháp phù hợp để khắc phục, sửa chữa những yếu kém, khuyết điểm.
Xây dựng Đảng về chính trị
Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụngsáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới.
Nâng cao bản lĩnhchính trị, trình độ trí tuệ, tính chiến đấu của toàn Đảng và của mỗi cán bộ, đảngviên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp; không dao độngtrong bất cứ tình huống nào. Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng, vaitrò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
Kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác xâydựng Đảng. Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảngcó hiệu lực, hiệu quả; bản lĩnh chính trị của Đảng, của các tổ chức đảng, củacán bộ, đảng viên.
Nâng cao năng lực hoạch định đường lối, chính sách phù hợp vớiquy luật khách quan và đặc điểm của Việt Nam, tạo bước đột phá để phát triển.
Hoàn thiện cơ chế, quy chế và tổ chức thực hiện nghiêm túc,có hiệu quả việc tự phê bình, phê bình, chất vấn trong các kỳ họp của Ban Chấphành Trung ương, cấp ủy, ban thường vụ cấp uỷ các cấp. Xây dựng và tổ chức thựchiện có hiệu quả cơ chế phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng.
Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữatính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng; đẩy mạnhtuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với từng đối tượngtheo hướng cụ thể, thiết thực, hiệu quả.
Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng,đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạngsuy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểuhiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Tăng cường đấu tranhlàm thất bại mọi âm mưu, hoạt động "diễn biến hòa bình" của các thế lựcthù địch; chủ động ngăn chặn, phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái,thù địch.
Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, làm rõ cơ sở lý luận, thựctiễn, hoàn thiện hệ thống các quan điểm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lênchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứulý luận, cung cấp các luận cứ khoa học, lý luận cho việc hoạch định, phát triểnđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Đổi mới môhình tổ chức, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt độngcủa cơ quan nghiên cứu lý luận của Đảng; đầu tư thích đáng cho việc xây dựng,phát triển đội ngũ cán bộ lý luận, nhất là những chuyên gia đầu ngành; nâng caochất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, đáp ứng yêu cầu mới.
Đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục lý luận chính trị, học tậpnghị quyết của Đảng. Thực hiện nền nếp việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thứcmới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệtlà cấp Trung ương. Tiếp tục đổi mới hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng lýluận chính trị theo hướng nâng cao chất lượng, chú trọng tính hiệu quả và phù hợpvới từng đối tượng.
Tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủnghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng
Đưa việc thường xuyên giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đứcthành một nội dung quan trọng trong mục tiêu xây dựng Đảng: "Xây dựngĐảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức".
Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường xuyên của các tổ chức đảng,các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị, gắn vớichống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Kiên quyết đấutranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội,thực dụng, bè phái, "lợi ích nhóm", nói không đi đôi với làm.
Xây dựng và thực hiện tốt các quy định để phát huy vai trògương mẫu trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong, lềlối công tác của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp, người đứngđầu các cơ quan, đơn vị. Thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soátcủa tổ chức đảng, giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chứcchính trị - xã hội và của nhân dân về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ,đảng viên.
Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thốngchính trị
Tiếp tục đổi mới bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị theohướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.
Đổi mới,kiện toàn tổ chức bộ máy phải gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xác định rõ quan hệ giữa tập thể lãnh đạovới cá nhân phụ trách; quyền hạn đi đôi với trách nhiệm và đề cao trách nhiệm củangười đứng đầu.
Hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngănngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương. Nghiên cứu thực hiện thí điểm hợpnhất một số cơ quan Đảng và Nhà nước tương đồng về chức năng, nhiệm vụ.
Thực hiện chủ trương quản lý biên chế thống nhất trong toànbộ hệ thống chính trị. Tinh giản tổ chức, bộ máy gắn với tiếp tục phân định rõchức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các tổ chức; thực hiện kiêm nhiệmmột số chức danh và tinh giản biên chế trong toàn hệ thống chính trị. Cơ bản thựchiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp.
Sớmtổng kết mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấphuyện ở những nơi có đủ điều kiện. Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ Hội đồng nhândân, Ủy ban nhân dân các cấp phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu, nhiệmvụ mới. Trên cơ sở đó, tinh giản số cán bộ được hưởng lương và phụ cấp ở cơ sở.
Kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động củacác tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên
Tập trung củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấucủa tổ chức cơ sở đảng, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp, tạo chuyển biếnvề chất lượng hoạt động của các loại hình tổ chức cơ sở đảng, nhất là tổ chức đảngtrong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Kiện toàn tổ chức, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở. Xây dựng độingũ đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, gần dân, sát dân, có trách nhiệmcao trong công việc, có phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật vànăng lực hoàn thành nhiệm vụ, vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức, phấn đấucho mục tiêu, lý tưởng của Đảng.
Tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác quản lý,phát triển, sàng lọc đảng viên, bảo đảm chất lượng; kiên quyết đưa ra khỏi Đảngnhững người vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tổng kếtviệc thực hiện Quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đảng viên làm kinhtế tư nhân và việc thí điểm kết nạp những người là chủ doanh nghiệp tư nhân đủtiêu chuẩn vào Đảng.
Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, coi trọng công tác bảo vệchính trị nội bộ
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thể chế hóa, cụthể hóa các nguyên tắc về: quan hệ giữa đường lối chính trị và đường lối cán bộ;quan điểm giai cấp và chính sách đại đoàn kết rộng rãi trong công tác cán bộ;quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu; giữa đức và tài; giữa kế thừa và phát triển;giữa sự quản lý thống nhất của Đảng với phát huy đầy đủ trách nhiệm của các cơquan trong hệ thống chính trị; giữa thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân và tập thể;giữa phân cấp, phân quyền và kiểm tra, giám sát, kiểm soát để thực hiện thốngnhất, đồng bộ trong Đảng và hệ thống chính trị.
Quán triệt và nghiêm túc thựchiện quan điểm Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cánbộ, đi đôi với phát huy quyền và trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầucác tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ. Tiếp tục ban hành vàthực hiện các quy định, quy chế, cơ chế trong công tác cán bộ bảo đảm tính thốngnhất, đồng bộ và chặt chẽ giữa các khâu, liên thông giữa các cấp; trong đó cóquy chế về việc đánh giá đúng đắn, khách quan đối với cán bộ, để có cơ sở sử dụng,bố trí cán bộ, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy tuổi, chạy bằng cấp...
Tăng tỉ lệ cán bộ lãnh đạo, cấp ủy là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộtrẻ. Đổi mới bầu cử trong Đảng, phương thức tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ... đểlựa chọn những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt,năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm giữ các vị trí lãnh đạo, đặcbiệt là người đứng đầu. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cánbộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ. Có cơ chế,chính sách phát hiện, thu hút, sử dụng nhân tài.
Tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, nhất là cấp ủy cơ sởtrong công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của côngtác bảo vệ chính trị nội bộ trong giai đoạn hiện nay là bảo vệ Cương lĩnh, Điềulệ Đảng; bảo vệ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; bảo vệ Hiến pháp vàpháp luật; bảo vệ cán bộ, đảng viên về mặt chính trị. Gắn công tác bảo vệ chínhtrị nội bộ với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặnnhững hiện tượng cục bộ, bè phái, "lợi ích nhóm", gây mất đoàn kếttrong Đảng. Xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên phát ngôn, tuyên truyền, tánphát tài liệu trái Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định củaĐảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, hoạtđộng "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.
Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giámsát, kỷ luật đảng
Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảngviên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng về công tác kiểm tra,giám sát, để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Tập trung chỉđạo xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng để nâng cao chất lượng, hiệu lực,hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.
Đổi mới, tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểmtra, giám sát của các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp và chi bộ;xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnhchính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước, những hành vi dung túng, bao che cho khuyết điểm, vi phạmcủa tổ chức đảng và đảng viên, công khai kết quả xử lý.
Chú trọng kiểm tra,giám sát người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc,các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyềnhạn được giao và việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không để người thântrong gia đình lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Tăng cường kiểm tra,giám sát đối với các ban cán sự đảng, đảng đoàn, các tổ chức đảng ở các cơ quannhà nước, các đơn vị kinh tế và các lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm. Tiếp tục hoànthiện cơ chế, phương pháp, quy trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật và giảiquyết khiếu nại trong Đảng; hoàn thiện cơ chế và nâng cao chất lượng phối hợpthực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng giữa Ủy ban kiểmtra với các tổ chức đảng và cơ quan liên quan.
Nghiên cứu việc tăng thẩm quyền kiểm tra, thi hành kỷ luật đảngcho ủy ban kiểm tra các cấp. Kiện toàn uỷ ban kiểm tra, tổ chức bộ máy và cán bộcơ quan uỷ ban kiểm tra tương xứng, ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnđược giao. Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tracác cấp. Có chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ kiểm tra.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăngcường quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân
Củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăngcường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhândân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chínhsách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo thànhphong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác dân vậntrong điều kiện phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thật sự tin dân, trọngdân, gần dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân. Giải quyếtkịp thời, có hiệu quả những bức xúc, những kiến nghị chính đáng của nhân dân vàkhiếu nại, tố cáo của công dân.
Kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thànhchính sách, pháp luật phù hợp với thực tiễn và đáp ứng lợi ích, nguyện vọngchính đáng của nhân dân. Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa mối quan hệ "Đảnglãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ", nhất là nội dung nhân dânlàm chủ và phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giámsát".
Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của các cơ quan nhànước. Thực hiện tốt Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. Quan tâmđào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận.
Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Xác định đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệmvụ khó khăn, phức tạp, lâu dài; là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, trước hếtlà người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, và của toàn bộ hệ thống chính trị. Kiênquyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí với yêu cầu chủ động phòng ngừa, khôngđể xảy ra tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí,bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp,ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí.
Đẩy mạnh việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cácquy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để bảo đảm công tác phòng,chống tham nhũng, lãng phí có hiệu lực, hiệu quả, nhất là trong các lĩnh vực cónguy cơ tham nhũng cao như: quản lý và sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên,khoáng sản; thu, chi ngân sách, mua sắm công, tài chính, ngân hàng, thực hiệncác dự án đầu tư xây dựng cơ bản; công tác cán bộ; quản lý doanh nghiệp nhà nước,doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;giáo dục, đào tạo và y tế.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằmnâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảngviên, công chức, viên chức và nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng,lãng phí, tạo sự thống nhất, tự giác, quyết tâm cao trong hành động. Kiên quyếtxử lý và kịp thời thay thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý tham nhũng, lãng phí;xử lý nghiêm minh trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, lãngphí trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình trực tiếp quản lý, các cánbộ, đảng viên, công chức vi phạm về kê khai và minh bạch tài sản, thu nhập;kiên quyết thu hồi tiền, tài sản bị tham nhũng.
Đồng thời, đẩy mạnh cải cáchchính sách tiền lương, thu nhập, chính sách nhà ở bảo đảm cuộc sống cho cán bộ,đảng viên, công chức để góp phần phòng, chống tham nhũng. Kiên quyết, kiên trìxây dựng cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; cơ chế răn đe, trừng trị đểkhông dám tham nhũng.
Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan có chức năng đấutranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường công tác kiểm tra, giámsát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án để nâng caohiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Xây dựng cơ chếphòng ngừa, ngăn chặn quan hệ "lợi ích nhóm"; chống đặc quyền, đặc lợi,khắc phục "tư duy nhiệm kỳ"; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cáchtư pháp.
Phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thểnhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng và của nhân dân trong đấu tranhphòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Đổi mới phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng
Tiếp tục tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về đảng cầmquyền, xác định rõ mục đích cầm quyền, phương thức cầm quyền, nội dung cầm quyền,điều kiện cầm quyền; vấn đề phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhấtcầm quyền; các nguy cơ cần lưu ý phòng ngừa đối với đảng cầm quyền.
Nâng cao hiệu quả thực hiện và tiếp tục đổi mới mạnh mẽphương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, đặc biệt là với Nhànước.
Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng các chủ trương, chính sách lớn, lãnh đạo thểchế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật,lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất và năng lực, lãnh đạotổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách và hệ thống pháp luật;chú trọng lãnh đạo đổi mới, nâng cao chất lượng lập pháp, cải cách hành chínhvà cải cách tư pháp; các tổ chức của Đảng và đảng viên phải gương mẫu tuân thủHiến pháp và pháp luật.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trậnTổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tôn trọng nguyên tắc hiệp thương dânchủ trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Phát huy mạnh mẽvai trò, hiệu lực của Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng hệthống chính trị hoạt động năng động, có hiệu lực và hiệu quả.
Tiếp tục cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng đã đượcxác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩaxã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) ở tất cả các cấp bằng những quy chế, quyđịnh, quy trình cụ thể.
Quy định rõ hơn Đảng phục vụ nhân dân, chịu sự giám sátcủa nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; vềquyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu và mối quan hệ giữa tập thể cấp ủy, tổchức đảng với người đứng đầu, bảo đảm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tậpthể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đi đôi với phát huy vai trò, trách nhiệm, tínhchủ động của người đứng đầu và cơ chế xử lý đối với người đứng đầu khi vi phạm.
Quy định rõ hơn thẩm quyền và trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương, BộChính trị, Ban Bí thư, cấp ủy và ban thường vụ cấp ủy các cấp. Đẩy mạnh việcphân cấp, phân quyền; có cơ chế để các địa phương phát huy quyền chủ động, sángtạo, gắn với đề cao trách nhiệm, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, quản lý thốngnhất của Trung ương.
Coi trọng xây dựng văn hóa trong các tổ chức đảng, cơ quannhà nước, trong hệ thống chính trị mà nội dung quan trọng là tiếp tục đẩy mạnhhọc tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tiếp tục đổi mớiphương thức lãnh đạo trong hệ thống tổ chức của Đảng; đổi mới phương pháp,phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương tớicơ sở, xây dựng phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, gần dân, trọngdân, vì dân, bám sát thực tiễn, nói đi đôi với làm.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng việc xây dựng, banhành nghị quyết của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước. Nghị quyết phảithiết thực, ngắn gọn, khả thi; phải tính đến cân đối các nguồn lực và điều kiệnbảo đảm triển khai thực hiện có hiệu quả; phân công rõ trách nhiệm tổ chức, cánhân, thời hạn hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp được ghi trong nghị quyết.
Tậptrung lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết, dứt điểm việc cụ thể hóa, thể chế hóa, tổchức thực hiện nghị quyết; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc; đổi mới cách thứcquán triệt, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, bảo đảmtính hiệu quả. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng, khắc phục những thủ tụcrườm rà, bất hợp lý, giảm bớt giấy tờ, giảm mạnh hội họp.
SÁU NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XII
Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, cần đẩy mạnh toàn diện, đồng bộcông cuộc đổi mới, phát huy mọi nguồn lực và động lực để phát triển đất nướcnhanh, bền vững; đặc biệt chú trọng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có kếtquả sáu nhiệm vụ trọng tâm sau :
1- Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩylùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tựdiễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tập trung xây dựng độingũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uytín, ngang tầm nhiệm vụ.
2- Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trịtinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống thamnhũng, lãng phí, quan liêu.
3- Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượngtăng trưởng, năng suất lao động. Thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược(hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triểnnhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thốngkết cấu hạ tầng đồng bộ), cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổimới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chútrọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựngnông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước,cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.
4- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất vàtoàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để pháttriển đất nước. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thờicơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới,tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.
5- Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sángtạo của nhân dân; chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
6- Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đờisống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trítuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Giải quyết tốtnhững vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội; bảo đảm an sinh,phúc lợi xã hội.
*
* *
Trong nhiệm kỳ qua, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn,thách thức, đạt được những thành quả quan trọng. Tình hình thế giới đang thay đổinhanh chóng, tạo ra cho nước ta thời cơ lớn, đồng thời cũng đặt ra nhiều khókhăn, thách thức. Đại hội lần thứ XII của Đảng khẳng định quyết tâm của toàn Đảng,toàn dân và toàn quân ta tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, nângcao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý củaNhà nước, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộcđổi mới, phát triển đất nước nhanh và bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêucao cả "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", vững bướcđi lên chủ nghĩa xã hội.