Mục đích thật sự của TQ khi tiến hành các thử nghiệm tên lửa phòng thủ

02/08/2014 08:00
Việt Dũng
(GDVN) - Trung Quốc muốn phô diễn sức mạnh quân sự, tấn công vệ tinh, đe dọa nước khác... nhưng Trung Quốc lại đổ lỗi cho Mỹ và đồng minh gây chạy đua vũ trang.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 Trung Quốc
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 Trung Quốc

Trang mạng "World Politics Review" Mỹ ngày 29 tháng 7 có bài viết nhan đề "Trung Quốc thúc đẩy phòng thủ tên lửa" cho rằng, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) công khai lần thứ ba trong 4 năm qua, Bộ Quốc phòng sau đó tuyên bố, cuộc thử nghiệm "đã đạt được mục tiêu dự kiến".

Nhưng, bài báo cho rằng, Bắc Kinh hiện đã có hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo thì còn sớm. Trung Quốc thiếu khả năng xây dựng một mạng lưới phòng thủ tên lửa. Mục đích thử nghiệm gần đây của Trung Quốc là để tấn công hệ thống phòng thủ tên lửa của địch, đồng thời nghiên cứu chế tạo hệ thống chống vệ tinh.

Quân đội Trung Quốc từng tiến hành thử nghiệm phòng thủ tên lửa vào tháng 1 năm 2010 và tháng 1 năm 2013. Mặc dù thông tin chi tiết do Chính phủ Trung Quốc cung cấp về cuộc thử nghiệm lần gần nhất không nhiều, nhưng một chuyên gia quân sự Trung Quốc giấu tên cho biết, Quân đội Trung Quốc lần này đã thử nghiệm hệ thống chiến trường tầm trung, hệ thống này tương đương với hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối của Mỹ (THAAD).

Hệ thống đánh chặn phòng thủ tên lửa đoạn giữa mặt đất tưởng tượng
Hệ thống đánh chặn phòng thủ tên lửa đoạn giữa mặt đất tưởng tượng

Hai lần thử nghiệm trước gồm "đánh chặn tên lửa đoạn giữa mặt đất", trong thuật ngữ của Mỹ, điều này có nghĩa là hệ thống này có tầm bắn tương tương hệ thống đánh chặn SM-3 của Hải quân hoặc như THAAD.

Mặc dù như vậy, Trung Quốc vẫn chưa triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo có thể dùng cho hành động quân sự, cũng chưa có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy - ngoài tiến hành thử nghiệm đối với những khả năng này hàng năm, họ còn có kế hoạch tăng hoạt động phòng thủ tên lửa đạn đạo. Loại chương trình thử nghiệm hạn chế này không đủ để chứng minh họ có khả năng đánh chặn phòng thủ tên lửa đạn đạo phạm vi lớn.

Trên thực tế, điều này hầu như là để các nhà phân tích Trung Quốc có thể dự kiến phòng thủ tên lửa đạn đạo có thể sẽ hoạt động như thế nào trên chiến trường. Đặc biệt là, Quân đội Trung Quốc muốn tìm hiểu Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và các đối thủ tiềm tàng khác có thể sẽ phòng thủ tên lửa của Trung Quốc như thế nào. Do không quân và hải quân vẫn tương đối yếu, cho nên Quân đội Trung Quốc lệ thuộc nghiêm trọng vào tên lửa trên phương diện phô diễn sức mạnh quân sự.

Ngoài ra, các nhà quyết sách Trung Quốc muốn nhấn mạnh khả năng của Trung Quốc trên lĩnh vực này để ngăn chặn nước khác tìm kiếm những khả năng này. Nhà nghiên cứu Đằng Kiến Quần, Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc cho rằng: “Mục tiêu của chúng tôi là cho Mỹ thấy, chúng tôi sở hữu loại công nghệ này”… Trung Quốc phản đối quân sự hóa vũ trụ, đồng thời không phải thực sự muốn tiến hành triển khai thực tế, nhưng nếu Mỹ đang triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa quy mô lớn, thì Trung Quốc cũng sẽ cần thiết tiến hành triển khai.

Tên lửa đánh chặn SM-3 Mỹ
Tên lửa đánh chặn SM-3 Mỹ

Một mục đích khác của những thử nghiệm này có thể là để tăng cường khả năng phá hoại vệ tinh đối thủ của Trung Quốc, từ đó làm giảm khả năng các hệ thống như thông tin của đối phương.

2007, Quân đội Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm chống vệ tinh (ASAT) lần đầu tiên, nhưng dư luận xôn xao làm cho Quân đội Trung Quốc giữ kín tiếng đối với việc nghiên cứu ASAT sau đó.

Đối với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, các quan chức và các nhà phân tích Trung Quốc tuyên truyền cho rằng, hệ thống này đã làm gia tăng tính bất ổn ở khu vực và gây chạy đua vũ trang. Bởi vì, các nước khác mua sắm vũ khí mang tính tấn công hơn để bảo đảm họ có thể chiến thắng bất cứ sự đáp trả nào của đối thủ.

Tuy đạn đánh chặn THAAD vẫn không thể tấn công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc, nhưng nếu số liệu radar của hệ thống này chia sẻ với Lầu Năm Góc và đối tác của họ, sẽ có thể tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ và Nhật Bản.

Bởi vì, các bộ cảm biến liên quan lẫn nhau có thể tiến hành nhận dạng, theo dõi và phân biệt tốt hơn các mục tiêu tên lửa. Điều này còn có thể đem lại một sự bảo đảm đối với trường hợp bộ cảm biến thất lạc do lỗi kỹ thuật hoặc hành động thù địch.

Trung Quốc sẽ không nhanh chóng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của họ, cũng sẽ không hoan nghênh những nỗ lực tăng cường phòng thủ tên lửa của các nước khác.

Nhưng, xuất phát từ lý do ngăn chặn và phát triển công nghệ, họ sẽ tiếp tục thử nghiệm phòng thủ tên lửa và ASAT. Điều này có ảnh hưởng đến cả trạng thái phòng thủ của họ và trạng thái phòng thủ của khu vực rộng lớn hơn.

Tên lửa đánh chặn SM-3 của Hải quân Mỹ
Tên lửa đánh chặn SM-3 của Hải quân Mỹ

Trung Quốc thử nghiệm thành công phòng thủ tên lửa mặt đất

Theo tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 24 tháng 7, Cục thông tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, ngày 23 tháng 7 năm 2014, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc thử nghiệm công nghệ phòng thủ tên lửa mặt đất trong lục địa, hoạt động này đạt mục đích đặt ra.

Theo bài báo, trong chiến tranh hiện đại điều kiện công nghệ cao, giới hạn giữa vũ khí phòng thủ chiến lược và vũ khí tấn công chiến lược đã ngày càng mơ hồ, một khi cần thì vũ khí phòng thủ chiến lược có thể lập tức chuyển sang trạng thái tấn công chiến lược và trở thành lực lượng răn đe chiến lược quan trọng.

Do đó, báo Trung Quốc cho rằng, ý nghĩa chiến lược của việc Trung Quốc xây dựng khả năng phòng thủ tên lửa đoạn giữa không hề thua kém chương trình “2 tên lửa đẩy - 1 vệ tinh”.

Trung Quốc đã 3 lần tiến hành thử nghiệm phòng thủ tên lửa thành công đánh dấu công nghệ phòng thủ tên lửa (gồm xử lý thông tin, trinh sát-cảnh báo sớm, vũ khí đánh chặn, độ chính xác dẫn đường, tốc độ phản ứng) đã bước sang một giai đoạn mới.

Điều cần nói rõ là, một số người đánh đồng việc thử nghiệm phòng thủ tên lửa đoạn giữa của Trung Quốc với hệ thống Patriot PAC-3 của Mỹ và hệ thống tên lửa S-400 của Nga, điều này đã làm sai ý nghĩa quan trọng hàm chứa từ bản thân cuộc thử nghiệm.

Tên lửa phòng không Patriot-3 Mỹ
Tên lửa phòng không Patriot-3 Mỹ

Là hệ thống đánh chặn tên lửa đoạn giữa, độ khó công nghệ của nó phải lớn hơn nhiều so với hệ thống đánh chặn đoạn cuối như Patriot PAC-3, đánh chặn tên lửa đoạn giữa trước hết cần khắc phục điều kiện hoạt động khắc nghiệt ở ngoài bầu khí quyển, phải có một loạt công nghệ tiên tiến của vũ khí tác chiến không gian và tên lửa hiện nay như vũ khí tiêu diệt vệ tinh bằng động năng (kinetic kill vehicle, KKV), công nghệ dẫn đường, dò tìm, theo dõi chính xác, công nghệ tổng thể tác chiến không gian, công nghệ điều khiển…

Trong khi đó, hiện nay, những nước có khả năng công nghệ mạnh như vậy chỉ có Mỹ, Trung Quốc. Hiện nay, hệ thống mặt đất tương ứng có cùng trình độ công nghệ với thử nghiệm phòng thủ tên lửa đoạn giữa Trung Quốc chỉ có hệ thống GMD của Mỹ.

Việt Dũng