Mỹ tăng cường triển khai vũ khí tiên tiến áp sát Trung Quốc

16/01/2014 14:37
Đông Bình
(GDVN) - Mỹ sẽ tăng cường năng lực "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" ở châu Á-Thái Bình Dương, không chỉ tận dụng đồng minh và đối tác, mà còn tăng xây căn cứ.
Máy bay chiến đấu không người lái X-47B Mỹ hạ cánh trên tàu sân bay
Máy bay chiến đấu không người lái X-47B Mỹ hạ cánh trên tàu sân bay

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 14 tháng 1 đăng bài viết nhan đề "Chuyên gia: Chiến lược ngăn chặn Trung Quốc của quân Mỹ thay đổi, vũ khí tiên tiến áp sát Trung Quốc" của chuyên gia Trung Quốc Lý Kiệt. Sau đây là nội dung chính của bài viết:

Những năm gần đây, "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" của Mỹ ngày càng "kín tiếng", nhưng vào đầu năm mới lại đẩy lên cao, quân Mỹ tuyên bố: Sẽ chi tiêu tăng cường cho "tác chiến hợp nhất trên biển-trên không"! Những tuyên bố và động thái này ít nhất đã phản ánh thông điệp trên hai phương diện:

Một là, liên quan đến tư tưởng này, từ đầu năm 2009 đến nay, Mỹ chưa từng dừng nghiên cứu, luận chứng, thử nghiệm và hoàn thiện về "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển"; đến nay nó cũng từng bước hoàn thiện, đang trở thành học thuyết quân sự trung tâm của chiến lược "quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương" và "tái cân bằng chiến lược" của Mỹ.

Máy bay không gian không người lái X-37B Mỹ
Máy bay không gian không người lái X-37B Mỹ

Hai là, những năm gần đây, một lượng lớn vũ khí mới của các quân chủng hải, lục, không quân Mỹ lần lượt ra đời, hầu như đều triển khai và sử dụng trước tiên ở tuyến đầu Đông Á, hơn nữa không ngừng tiến hành thử nghiệm và kiểm nghiệm, điều này phản ánh đầy đủ "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" bắt đầu bước vào "thời kỳ cơ hội bên cửa sổ" và có thể vận dụng cho chiến đấu thực tế.

Tư tưởng "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" của Quân đội Mỹ đang từng bước trở nên rõ nét, đáp ứng "3 tập trung" của tư tưởng tác chiến này, cụ thể:

Trước hết, đã từng bước xây dựng được hệ thống tìm kiếm, theo dõi và thu thập thông tin "lập thể toàn diện, đủ mọi phương hướng, trong mọi thời gian, không gian", có thể tiến hành trinh sát, dò tìm tối đa đối với tuyến đầu của đối thủ tiềm tàng hoặc mối đe dọa tác chiến áp sát;

trong khi đó, thiết bị, khí tài do quân Mỹ sử dụng vài năm trước không chỉ có hạn về số lượng, hơn nữa tính năng không tốt, cộng với khó khăn về chi tiêu quân sự và tính toán nhân tố an ninh, hiệu quả hoạt động không được lý tưởng lắm.

Tàu khu trục USS Zumwalt DDG-1000 của Mỹ
Tàu khu trục USS Zumwalt DDG-1000 của Mỹ

Theo đó, những năm qua, quân Mỹ ra sức nỗ lực xây dựng và triển khai "mạng theo dõi radar cảnh báo sớm tầm xa", “mạng hệ thống phòng thủ tên lửa”, “mạng nghe lén dưới nước” dùng cho khu vực xung quanh “chuỗi đảo thứ nhất”, cùng với “mạng lưới theo dõi vệ tinh hải dương và vệ tinh trinh sát điện tử”.

Thứ hai, hiện đã nghiên cứu phát triển và chế tạo một loạt, đồng thời có thể lần lượt triển khai ở tuyến đầu chuỗi đảo thứ nhất, có phương tiện có thể thâm nhập sâu vào vùng biển của Trung Quốc, theo dõi cả trên mặt đất, trên không và trên vũ trụ, như:

máy bay không người lái X-47B, máy bay không gian không người lái X-37B (có tiềm năng trinh sát và tấn công mạnh), tàu khu trục tên lửa đa năng DDG-1000 Zumwalt (có thể đến gần duyên hải đối phương hoạt động), tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia (có thể hoạt động bí mật ở vùng biển nông),

tàu lặn không người lái lượng giãn nước lớn (có thể tiến hành theo dõi dưới nước ngoài tầm nhìn), tàu tuần duyên lớp Freedom (từng tiến hành trinh sát toàn diện trong thời gian tương đối dài trên Biển Đông - được truyền thông Mỹ gần đây tiết lộ).

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia Mỹ

Thứ ba, do kinh tế Mỹ phục hồi chậm chạp, vị thế và vai trò ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới suy yếu tương đối, nhưng họ lại cố gắng tìm cách kiểm soát châu Á-Thái Bình Dương, vì vậy chỉ có tận dụng đầy đủ sức mạnh của đồng minh và đối tác để thực hiện ý đồ chiến lược, tận dụng đầy đủ căn cứ, cảng biển, sân bay của những nước này để đảm bảo tiếp tế nhanh chóng và chi viện tấn công.

Hiện nay, tuyến đầu châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ vừa có các "đồng minh đang tin cậy" như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, vừa có các đối tác nhỏ như Philippines; những đồng minh này đều có tính toán của mình, giữa họ cũng tồn tại mâu thuẫn;

họ vừa tìm cách tận dụng sức mạnh của Mỹ để đạt được mục đích chiến lược của mình, vừa lo ngại Mỹ coi họ là "đầy tớ" và vứt bỏ họ; đến khi đó, căn cứ tuyến đầu của họ có thể trở thành mục tiêu trọng điểm tấn công trực tiếp, ngọn lửa chiến tranh lan tới lãnh thổ nước mình.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và máy bay ném bom chiến lược B-2 Mỹ
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và máy bay ném bom chiến lược B-2 Mỹ

Với "ba tập trung" trên, Mỹ vẫn cảm thấy không đủ, vẫn cần tăng cường xây dựng căn cứ ở chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai, tiếp tục điều chỉnh và mở rộng quy mô binh lực thường trực:

Gần đây Không quân Mỹ tiếp tục tăng cường quy mô binh lực như máy bay ném bom mới, máy bay trinh sát không người lái Global Hawk, máy bay tiếp dầu trên không và máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor;

Hải quân Mỹ cũng muốn tăng cường số lượng tàu ngầm động cơ hạt nhân kiểu tấn công, chuẩn bị triển khai biên đội tàu sân bay ở Guam. Đồng thời, Mỹ sẽ còn xây dựng căn cứ mới ở Đông Nam Á và Australia, nâng cao toàn diện năng lực phản ứng nhanh và năng lực tấn công hợp nhất trên không-trên biển của họ. Như vậy, Mỹ đang đưa "kiếm Damocles" ngày càng áp sát Trung Quốc.

Tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ
Tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ
Đông Bình