Người đàn ông Ấn Độ có khuôn mặt biến dạng vì u máu

01/05/2012 15:24
Nguyễn Hường (theo The Sun)
(GDVN) - Sinh ra với một cái bớt nhỏ màu rượu vang trên mặt, nhưng Mohammad và cả gia đình anh không thể ngờ rằng cái nó này lại tiếp tục phát triển và lan rộng ra toàn bộ nửa mặt phải và ngực của anh.
Được tự do đi lại ngoài phố, lấy vợ, có con và đôi khi tới nhà hàng thưởng thức các món ăn ngon là những mơ ước hết sức đời thường của mỗi người, nhưng đối với Mohammad Hussain đó lại là những điều quá... "xa xỉ".

Mohammed với khối u máu che nửa khuôn mặt và ngực.
Mohammed với khối u máu che nửa khuôn mặt và ngực. 

Sinh ra với một cái bớt nhỏ màu rượu vang trên mặt, nhưng Mohammad và cả gia đình anh không thể ngờ rằng cái nó này lại tiếp tục phát triển và lan rộng ra toàn bộ nửa mặt phải và ngực của anh.
Khối u che mất nửa khuôn mặt khiến người đàn ông 44 tuổi sống tại Srinagar, Ấn Độ bị dân làng xa lánh và chẳng cô gái nào dám tới gần vì họ nghĩ rằng anh mắc bệnh truyền nhiễm.

Khối u khiến anh bị dân làng xa lánh vì tưởng anh mắc bệnh truyền nhiễm.
Khối u khiến anh bị dân làng xa lánh vì tưởng anh mắc bệnh truyền nhiễm.

Hai người phụ nữ gần gũi với Mohammad nhất là người mẹ  Zoona (55 tuổi) và em gái Muzamil Hamid (21 tuổi) hiện đang sống cùng nhà. Cha anh qua đời trong năm 2008 và không thành viên nào trong gia đình mắc phải tình trạng giống anh.
Mỗi ngày, Mohammad đều phải làm sạch khối u của mình bằng khăn lau kháng khuẩn 2 lần để tránh bị nhiễm trùng và mong ước có thể tìm được một chuyên gia có thể giúp anh chữa khỏi bệnh.

Hai người phụ nữ duy nhất dám tiếp xúc với Mohammad là mẹ và em gái anh.
Hai người phụ nữ duy nhất dám tiếp xúc với Mohammad là mẹ và em gái anh.

Khi còn nhỏ, gia đình quá nghèo không đủ tiền chữa bệnh cho Mohammad. Mất nhiều năm lao động chăm chỉ, anh mới tiết kiệm đủ tiền tới bệnh viện SKIMS với hy vọng có thể được giúp đỡ trở lại cuộc sống bình thường.
Các bác sĩ tại đây cho biết, thứ che phủ trên mặt Mohammad được gọi là Haemangioma - một khối u lành tính đầy mạch máu. Bệnh của anh có thể được chữa khỏi bằng phẫu thuật, tuy nhiên, điều không may là các bác sĩ tại SKIMS không có đủ trình độ và thiết bị cần thiết để đảm bảo một ca phẫu thuật thành công. 

Theo tiến sĩ Waner, nếu không được điều trị sớm, bệnh tình của anh sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Theo tiến sĩ Waner, nếu không được điều trị sớm, bệnh tình của anh sẽ trở nên tồi tệ hơn. 

Tuy nhiên, tiến sĩ Milton Waner, một bác sĩ phẫu thuật và hiện là giám đốc Viện Bớt (Birthmark) ở New York lại không đồng tình với chẩn đoán trước đó của các bác sĩ Ấn Độ về tình trạng của Mohammad.
Theo ông, Mohammad mắc phải ứng u máu hay còn được gọi là hypertophy mô mềm. Nếu không được điều trị sớm thì tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Nguyễn Hường (theo The Sun)